K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2017

                            Chiếc rễ đa tròn

Buổi sáng hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió mạnh đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác đứng tần ngần một lúc rồi quay sang bảo tôi: “Chú hãy cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!". Hiểu ý Bác, tôi vội lấy chiếc cuốc nhỏ, xới đất cho tơi rồi vùi chiếc rễ đa xuống.

Nhưng Bác lại bảo: “Chú nên làm thế này này!”. Bảc hướng dẫn tôi cuộn chiếc rễ đa thành hình tròn rồi cột chặt vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Tôi thắc mắc: “Thưa Bác! Làm thế để làm gì ạ?”. Bác cười, vẻ bí mật: “Rồi chú sẽ biết!”.

Nhiều năm sau, chiếc rễ đã thành cây đa con có vòng lá tròn, cong cong như chiếc cổng chào. Vào thăm vườn Bác, các em thiếu nhi rất thích trò chơi chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, tôi mới hiểu vì sao hồi trước Bác lại bảo tôi trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như vậy. Quả là Bác rất yêu thương và luôn nghĩ đến các cháu nhi đồng. Cũng vì thế mà các cháu vô cùng quý mến và kính phục Bác Hồ.


                                   Nội dung
Câu chuyện cũng nói lên tình yêu thương bao la của Bác đặc biệt dành cho trẻ thơ. Bác Hồ yêu quí của chúng ta đã hiểu rất cặn kẽ tâm lý của tuổi nhi đồng và là cũng để thông qua trò chơi sẽ rèn luyện sự khéo léo, bền bỉ của trẻ thơ. Qua việc Bác uốn chiếc rễ đa thành hình tròn, phải chăng Bác muốn nói với người lớn rằng tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng chúng ta cần phải rèn luyện uốn nắn cho các em theo một quĩ đạo nhất định để các em sẽ trở thành con người có ích cho xã hội trong tương lai.    ^_^

19 tháng 11 2017

lên google nhá

18 tháng 11 2021

Tham khảo

Trong nhịp sống hối hả, tất bật, quay cuồng, những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính liệu có cuốn con người vào guồng quay lạnh nhạt? Không! Ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ tỏa sáng. Ngay trong khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O.Henry bằng tấm lòng chân thật của mình đã diễn tả biết bao vẻ đẹp của tình yêu thương giữa những con người, đặc biệt thầm kín qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng.

 

Có một tình đời trong chiếc lá…

Chiếc lá dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ thôi nhưng được trở đi trở lại rất nhiều lần trong tác phẩm. Vừa là biểu tượng của tình thương, vừa là biểu tượng của đức hy sinh cao cả… Chiếc lá ấy có thể là chiếc lá thực sự còn sót lại trên cây thường xuân. Nó đã dũng cảm bám chắc vào cuống lá, mặc cho mưa tuôn bão thổi, mặc cho gió lạnh hoành hành. Chiếc lá bị vùi dập dưới cơn mưa mà vẫn kiên cường, trút hết sức sống còn lại cố níu cành, để làm mẫu vẽ cho một con người cao cả, để một chiếc lá khác trỗi dậy sức sống mới. Khi chiếc lá cuối cùng trên cây vừa lìa cành cũng là lúc một màu xanh từ một chiếc lá khác rung rinh. Chiếc lá ấy chính là tác phẩm hội họa, là kiệt tác của cụ Bơ-men trong đêm mưa rét. Tuổi cao sức yếu mà lại dám đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc lặng lẽ âm thầm như vậy quả thực dũng cảm. Trong một phút xuất thần, bằng tình yêu thương vô bờ đối với Giôn-xi, bằng sự quyết tâm mãnh liệt để cứu sống một cô gái, cụ Bơ-men đã vẽ thành công tác phẩm, thỏa nguyện những ước mơ ám ảnh cả một đời. Tiền đề cho chiếc lá ấy tồn tại, chính là tình đời…

Có một tình đời trong chiếc lá…

Người họa sĩ già đã lặng lẽ ra đi, sau khi dồn hết sức lực, trút bỏ mọi hơi thở còn lại của mình để giành lại tuổi trẻ và sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng ấy mang một màu xanh của hy vọng, hy vọng trả lại màu xanh cho chiếc lá đã rụng, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ gần như đã gần tuyệt vọng, trả lại niềm tin, nghị lực cho những con người yếu đuối. Chính sức sống kiên cường ấy đã thổi vào tâm hồn Giôn-xi hơi ấm của niềm tin, kéo cô từ vực thẳm vô vọng lên chiến thắng bệnh tật. Nhưng điều quan trọng và đẹp đẽ nhất trong chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh ấy là tình yêu thương bao la của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Trong đêm đông giá rét, đôi tay người họa sĩ cũng theo đó mà run rẩy, mà cứ run rẩy như vậy thì muốn vẽ hoàn thành một bức tranh cũng thật khó. Nhưng bức tranh không chỉ được vẽ bằng bút lông, bằng màu mà còn được vẽ bằng tình yêu thương, sự hy sinh cao cả, thầm lặng. Cụ Bơ-men đã ra đi, nhưng tình đời trong chiếc lá thì còn sống mãi…

 

Có thể nói, với hình ảnh chiếc lá cây thường xuân, O.Henry đã ngợi ca tình yêu thương, tấm lòng vị tha của những con người đồng cảnh ngộ. Ngòi bút O.Henry không trực tiếp kể chuyện và cũng không kể lại cái đêm chiếc lá được vẽ ra mà để cho Xiu thuật lại, tạo sự hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc, càng làm nổi bật đức hy sinh của người họa sĩ già. Và người họa sĩ già đã chết vì viêm phổi, sau cái đêm giá lạnh phơi mình ngoài gió đông. Chiếc lá lặng im không rung rinh vì nó là một bức tranh, hay nó lặng lẽ trước cái tình đời và cái chết của người họa sĩ già với tấm lòng cao cả?

25 tháng 12 2020

à nêu cảm nhận thì mình nêu đc nhưng dùng biện pháp nói quá thì mình ko quen

25 tháng 12 2020

không cần biện pháp nói quá cũng được

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.

“Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn - xi nói, “ Em tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. (SGK Ngữ văn 8 - tập 1, NXB Giáo dục)

a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên và cho biết các vế của câu ghép có mối quan hệ gì?

b. Tìm hai trường từ vựng có trong đoạn văn trên.

c. Tìm và nêu tác dụng của trợ từ, thán từ trong đoạn văn trên. 

Các bạn chỉ cần giúp mình tìm trợ từ và nêu tác dụng nha

Bạn nào nhanh và đúng mình sẽ cho 1 tick nha

 

2
7 tháng 12 2020

a) Câu ghép :Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết

Hôm nay : TN1

Nó : CN1

 sẽ rụng : VN1

Cùng lúc đó : TN2

Em : CN2

Sẽ chết : VN2

b) Trường từ vựng chỉ màu sắc : vàng úa , xanh sẫm.

TD : Khắc họa rõ nét và chân thật hình ảnh của chiếc lá cuối cùng .Đó là một chiếc lá vô cùng sinh động , giống thật.

c) Thán từ : Ô

=> Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng của Xiu .

7 tháng 12 2020

trợ từ : nhất định 

TD : biểu thị thái độ chắc chắn , khẳng định rằng chiếc lá sẽ sớm rụng.

9 tháng 11 2021

Tham khảo!

Tôi tên là Trương Sinh, là con một gia đình khá giả có vợ hiền là Vũ Nương. Cuộc sống của tôi vốn êm ấm nhưng chính tay tôi đã phá tan tất cả. Đến bây giờ tôi vẫn không nguôi day dứt về lỗi lầm tôi đã gặp phải

Tôi và vợ đang sống êm ấm thì có lệnh tôi phải đi lính. Rời nhà ra chiến trường lòng tôi vô cùng buồn bã và chán nản nhưng may có lời động viên của mẹ và vợ, tôi đã vợt qua tất cả.

Cuối cùng, tôi cũng được bình an trở về sau bao nhiêu gian khổ hiểm nguy. Mấy năm xa cách nhớ thương, nay đoàn tụ, vợ chồng mừng mừng, tủi tủi. Hay tin mẹ qua đời, lòng tôi buồn khổ quá. Tôi hỏi thăm mộ mẹ rồi bế con đi viếng. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ : "Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi". Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống. Tôi cứ nghĩ Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, ngờ đâu nàng trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Mối nghi ngờ trong tôi mỗi lúc càng được thổi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp...".

Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương Vũ Nương cũng ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng, nhưng tôi không nghe ai hết. Ngọn lửa hờn ghen đang đốt cháy mọi cảm xúc, ý nghĩ của tôi. Tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng :
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Rồi nàng tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn.

Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trại bật thốt: “Cha Đản lại đến kia kìa!”, rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: “Đây này!”. Tôi ngỡ ngàng và hiểu ra tất cả. Thì ra, ngày thường lúc tôi vắng nhà, Vũ Nương hay trỏ bóng mình trên tường đùa con và báo đó là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan động trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi, không làm sao thay đổi được nữa…

Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn.

  Câu nghi vấn:Sao lại không vào?

  Tác dụng: Dùng để hỏi, nêu lên điều chưa rõ về sự vật, sự việc… và cần được giải đáp

*(em học rồi nhưng quên mất tiêu vì lâu lắm không làm rồi,thông cảm ạ,em không chắc tác dụng là cái này đâu.)

8 tháng 5 2018

A: dùng để hoi

B:dùng để bộc lộ cảm xúc