Viết một đoạn văn giới thiệu bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh có sử dụng khởi ngữ và một thành phần biệt lập.
Giúp mình với , mình xin cảm ơn ạ . Mình cần gấp lắm ( xin mọi người giúp đỡ )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hôm nay em đi học sớm hơn thường lệ. Từ xa, em đã nhìn thấy ngôi trường thân yêu lấp ló sau những hàng cây xanh.
Ngôi trường của em rất to và đẹp, nó được đặt ngay ở khu trung tâm của xã. Con đường dẫn vào trường được đổ bê tông phẳng lì. Hai bên đường là những hàng bạch đàn thẳng tắp, cao vút, cành lá lao xao như vẫy chào chúng em tới trường. Bước qua cổng trường, em đã gặp ngay bác trống nằm tròn vo trên giá ngay cạnh phòng bác bảo vệ. Có lẽ vì chưa có ai đánh thức nên bác vẫn còn ngủ say. Sân trường lát gạch đã được các bạn trực ban quét dọn sạch sẽ nên càng rộng thênh thang. Giữa sân trường, mấy cây bằng lăng đã nở hoa tím ngát. Đằng kia là bác sà cừ già, cành lá sum sê che rợp cả góc sân cho chúng em vui chơi thoả thích. Trên đỉnh cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay như đùa vui trong gió.
Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm gọn lấy sân trường.Các phòng học đều được quét vôi vàng, cửa sổ sơn xanh rất đẹp.Phòng học nào cũng rộng rãi, thoáng mát và được trang trí giống nhau. Bàn ghế trong các phòng học cũng được kê ngay ngắn thẳng hàng. Vì thế, đã có rất nhiều bạn vào nhầm lớp nếu không chú ý đến tấm biển nhỏ được treo trên cửa lớp. Toàn bộ khu trường hiện ra trước mắt em, tất cả đều sáng lên trong nắng sớm. Cái không khí tấp nập, ồn ào cứ dần dần rộ lên bao trùm cả khu trường.Gió như thổi mạnh lên trên những tán lá bàng. Ông mặt trời chiếu tia nắng đầu tiên xuống sân trường làm những giọt sương mai còn đọng trên khóm hoa mẫu đơn long lanh như hạt ngọc. Rồi mọi người cũng đã đến đông đủ. Tiếng bác trống trường lại vang lên quen thuộc giục chúng em vào lớp.
Có lẽ đã rất lâu em mới lại có dịp ngắm kĩ quang cảnh trường em trước buổi học để cảm nhận hết tình cảm sâu đậm của mình với mái trường thân yêu.
mình cần gấp trong chiều nay ạ mong moi người giúp nhé
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ và không có quyền quyết định cuộc sống của mình. Chế độ nam quyền đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được quyền “năm thê bảy thiếp” còn người phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không dám lên tiếng để đòi quyền hạnh phúc cho riêng minh. Cuộc đời họ như cánh bèo trôi vô định, bảy nổi ba chìm chẳng biết sẽ trôi dạt về đâu. Số phận họ nằm trong tay của kẻ khác, Không những vậy, họ luôn phải vất vả ngược xuôi, làm lụng để nuôi chồng con, một nắng hai sương dầu dãi giữa cuộc đời tăm tối. Tấm thân hao gầy ấy không quản gian khổ, vất vả, hết lòng
Trong phạm vi khổ một bài thơ "Sang thu", Hữu Thỉnh đã viết:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về".
Chỉ qua hai câu thơ đầu của khổ, với việc sử dụng từ chỉ cảm xúc như "bỗng" cộng với động từ mạnh "phả" và hình ảnh "gió se", tác giả đã cho người đọc thấy được cảm xúc ngỡ ngàng của mình khi nhận ra mùa thu đã về qua các dấu hiệu của mùa thu. Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đã được tác giả thể hiện bằng sự bất ngờ khi nhận ra hương ổi bằng khứu giác, mà ở đây hương ổi ấy chính là một nét đặc trưng và bình dị của vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp đến chính là hình ảnh "ngọn gió se" của mùa thu thật đặc trưng và thú vị làm sao (1). Được cảm nhận bằng xúc giác, tác giả ngoài ra còn dùng động từ mạnh "phả" để gợi nên sự thơm nồng, mạnh mẽ của hương ổi và sự vận động của gió đưa hương. Không chỉ vậy, ngoài ra tác giả còn sử dụng từ láy và phép nhân hóa với làn sương khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến, khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến trước ngưỡng cửa mùa thu. Từ đó, tác giả đã kết luận:
"Hình như thu đã về".
Với việc sử dụng thành phần tình thái "hình như" cùng cụm từ "đã về", tác giả đã thể hiện một cảm xúc mong manh, mơ hồ và đồng thời cũng rất quen thuộc, gần gũi mỗi khi đến - gợi nên sự bâng khuâng, xao xuyến của lòng người. Tác giả không thể hiện cảm xúc rõ ràng về sự hiện diện của mùa thu như là để cho người đọc thấy rõ về sự chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu (2). Như vậy, chỉ trong khổ một của bài thơ, tác giả Hữu Thỉnh đã khắc họa rõ nét cảm xúc của mình những tín hiệu thu về trong không gian gần và hẹp mới thật tinh tế biết bao.
*Chú thích:
(1): Thành phần cảm thán
(2): Câu phủ định
Tham khảo: “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mở ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.
Tham khảo:
Tố Hữu là nhà thơ có nhiều cống hiến cho cách mạng và thơ ca Việt Nam. Ở ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ ca. Ông được xem là lá cờ đầu, cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng với những vần thơ làm rung động trái tim của nhiều thế hệ người đọc khi ông viết về lí tưởng, Tổ quốc, Bác Hồ, người lính, người mẹ. Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của tập thơ “Từ ấy”.Đó là tiếng lòng của chàng thanh niên 19 tuổi say mê lí tưởng, tha thiết yêu đời, hăng hái hoạt động, bị giam cầm, tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Khổ thơ đầu của bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp một bức tranh mùa hè trong tâm tưởngngười chiến sĩ cách mạng khi bị trói buộc trong nhà tù đế quốc; bốn dòng cuối là tâm trạng bất bình trong cảnh ngục tù.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se,
Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm .Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm, hương thơm lựng, vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê .Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn :
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về .
Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu.
Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn ,cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi :
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm lại ,những đàn chim vội vã bay về phương nam …Không gian thu thư thái , hữu tình và chứa chan thi vị, đặc biệt là hình ảnh :
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ ,trắng xốp ,kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữ thảnh thơi, nhẹ nhàng “ vắt nửa mình sang thu”.Câu thơ có tính tạo hình không gian những lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian: thu bắt đầu sang, hạ chưa qua hết, mùa thu vừa chớm, rất nhẹ, rất dịu, rất êm mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới …
Khổ thơ thứ ba diễn tả rất rõ sự biến chuyển của không gian và cũng là một thoáng suy tư của nhà thơ trước cảnh vật, đất trời :
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp của mùa hạ vương lại đâu đây , song chỉ là “vẫn còn” , “đã vơi dần”, “ cũng bớt bất ngờ” bởi mùa thu đã đến .Ý thơ còn gợi liên tưởng đến con người khi đã lớn tuổi và từng trải thì những giông gió, thăng trầm của cuộc đời ít làm con người ta bất ngờ, bị động .Những suy tư đó của tác giả có lẽ đã góp phần làm cho “Sang thu” trở nên giàu ý nghĩa .
Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà .