hộ mik với làm 1 bài cx đc ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bài 1
- Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước .
bài 2
- Thời điểm sinh sản : cuối xuân và đầu mưa hè.
- Ếch cái cõng ếnh đực trên lưng đi đến bờ sông để đẻ. Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực tưới tinh tới đó (hiện tượng này gọi là sự thụ tinh ngoài).
- Trứng ếch tập trung thành từng chất nhầy nổi trên mặt nước. Chúng bắt đầu giai đoạn đầu tiên phát triển : nòng nọc
nha bạn chúc bạn học tốt nha
Bài 1 :
Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước
Bài 2 :
- Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
- Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
- Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
- Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
Hok tốt
Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cỏ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một ***** chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác ***** còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem ***** này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm theo lời bác Hồ dạy:" Giữ gìn vệ sinh thật tốt". Mỗi người cùng chung tay bảo vệ môi trường thì môi trường mới xanh - sạch -đẹp
a. Mg + 2HCl ---> MgCl2 + H2↑
b. Fe2O3 + 6HCl ---> 2FeCl3 + 3H2O
c. 2Al + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2↑
d. 2C2H6 + 7O2 ---to---> 4CO2↑ + 6H2O
e. BaCl2 + 2AgNO3 ---> Ba(NO3)2 + 2AgCl↓
f. Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 ---> 2Al(OH)3 + 3BaSO4↓
Trong đó:
to: nhiệt độ
↑: bay hơi
↓: kết tủa
(Câu f sai nên mik sửa từ Al2(SO4)3 thành Al(OH)3)
Tham Khảo
1. Mở bài- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và sự nghiệp của ông
- Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác năm 1939 khi Tố Hữu bị giam trong nhà lao Thừa Phủ.
- Bài thơ là khúc ca về tình yêu cuộc sống và khao khát được tự do mãnh liệt của người tù Cách mạng trẻ tuổi.
- Nhan đề được mang tên một loài chim: chim tu hú. Đây là loài chim đặc trưng của mùa hè, thường cất tiếng kêu trong ngày hè.
a. Sáu câu thơ đầu: Bức tranh ngày hè sôi động, vui tươi:
- Bức tranh ngày hè với những thanh âm thật rộn rã:
+ Tiếng chim tu hú: gọi nhau "gọi bầy"
+ Tiếng ve râm ra trong vườn cây
+ Tiếng sáo diều vi vu trên không
=> Những âm thanh thật sống động, tươi vui báo hiệu ngày hè đang tới (một bản nhạc rộn ràng âm sắc).
- Màu sắc trong khung cảnh cũng thật tươi tắn và rực rỡ:
+ Lúa chiêm đang vào vụ chín vàng rực
+ Những hạt bắp vàng ươm
+ Cả sân nhà đều bao trùm bởi màu nắng hồng "đào"
+ Bầu trời trong xanh
=> Chúng đều là những gam màu thật tươi tắn, đẹp đẽ.
- Hình ảnh cũng mang đậm sắc thái của ngày hè sôi động:
+ Cánh đồng lúa chiêm vàng chín
+ Vườn trái cây đang "ngọt dần”:
=> Đó là sự vận động của thời gian, đầy tươi vui, ngọt ngào và sức sống.
- Không gian trong bức tranh:
+ Được mở rộng, cao, thoáng đạt với điểm nhấn là hình ảnh của "đôi con diều sáo lộn nhào từng không"
=> Cảnh ngày hè được dựng lên thật sống động với đầy âm thanh, sắc màu, không gian, hình ảnh rực rỡ. Tất cả chúng đều chân thực, hết sức đẹp đẽ, tươi mới.
=> Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ và cái nhìn tinh tế khi nhận ra sự chuyển mình của thời gian.
b. Bốn câu thơ cuối là tâm trạng, cảm xúc của người tù Cách mạng
- Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng chỉ là trong trí tưởng tượng của nhà thơ khi đang trong nhà tù Thừa Phủ
- Cảm xúc ngột ngạt, khao khát được tự do, đến với thiên nhiên, bầu trời:
+ Thể hiện qua cách nhà thơ sử dụng 1 loạt những động từ mạnh:"đập tan", "chết uất" và các từ ngữ cảm thán "ôi, thôi, làm sao"
+ Nhịp thơ ngắt quãng nhanh 6/2, 3/3
=> Truyền đến cho người đọc cảm giác ngột ngạt tới cao độ của nhà thơ và khát khao cháy bỏng được trở về với tự do, với đồng đội.
- Bài thơ mở đầu bằng tiếng tu hú, kết thúc cũng bằng tiếng tu hú:
+ Đầu bài thơ: Tiếng chim là tiếng gọi của tự do, của bầu trời bao la, đầy sức sống
+ Kết bài thơ: Tiếng chim lại khiến người tù cảm thấy đau khổ, bực bội hơn bao giờ hết vì bị giam cầm trong bốn bức tường nhà giam.
=> Cả hai tiếng chim đều gợi lên sự tự do, biểu tượng cho sự sống, khiến người tù phải bồn chốn, mong mỏi được thoát ra ngoài chốn lao tù để hòa mình vào tự do.
=> Tiếng chim còn là lời thúc giục hối hả về sự tự do.
c. Nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát dễ hiểu, dễ nghe, gần gũi, quen thuộc với người dân ta.
- Nhịp thơ được thể hiện linh hoạt, biến hóa theo xúc cảm của nhà thơ
- Ngôn từ dễ hiểu, giản dị, hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi, lời thơ da diết, thể hiện tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ.
d. Kết luận chung:
- Bức tranh màu hè được nhà thơ dựng lên thật đẹp đẽ, tươi vui, sống động bằng tình yêu cuộc sống tha thiết.
- Được thể hiện rất sâu sắc qua thể thơ lục bát uyển chuyển, giọng điệu chân thành, nhất quán
- Bài thơ là tình yêu cuộc sống, khát vọng tự do đến cháy bỏng của người tù Cách mạng trong cảnh tù đày.
- Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ.