1. Bài 1 (SGK/21) - Nêu sự việc, hiện tượng đáng biểu dương của các bạn trong trường hoặc ngoài xã hội. Xem hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận, hiện tượng nào không đáng viết- Nêu các sự việc, hiện tượng trong đời sống nhà trường như: học tập đối phó, đi học không đúng giờ, thi cử gian lận…vứt rác bừa bãi. - Cũng có thể nêu các việc tốt như giúp bạn học tốt, giúp...
Đọc tiếp
1. Bài 1 (SGK/21)
- Nêu sự việc, hiện tượng đáng biểu dương của các bạn trong trường hoặc ngoài xã hội. Xem hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận, hiện tượng nào không đáng viết
- Nêu các sự việc, hiện tượng trong đời sống nhà trường như: học tập đối phó, đi học không đúng giờ, thi cử gian lận…vứt rác bừa bãi. - Cũng có thể nêu các việc tốt như giúp bạn học tốt, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ…
2. Bài tập 2 (SGK/21)
- Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết 1 bài văn nghị luận vì:
+ Thứ nhất nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi con người, cá nhân người hút thuốc , đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống
+ Thứ hai nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường khói thuốc lá gây bệnh cho những người.
3. Bài tập 3 (Ngoài SGK) Theo em, một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần đảm bào yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
4. Bài tập 4 (Ngoài SGK) “Hiện nay có nhiều bạn ham chơi, lơ là trong học tập” Em hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận về hiện tượng trên.
Đề 1 : Viết bài văn nghị luận nói về tác dụng của sách đối với đời sống con người
*LẬP DÀN BÀI I.Mở bài: - Giới thiệu về vấn đề nghị luận: nêu vai trò, tầm quan trọng của sách đối với con người. VD: "Sách rất quan trọng với con người, sách mang cho chúng ta tri thức, sáng mang cho chúng ta những cái tinh hoa, đúc kết của cha ông ta để lại, tưởng tượng nếu như không có sách thì nhân loại sẽ như thế nào...." - Trích dẫn câu nói, câu tục ngữ về sách, vd: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". II.Thân bài: 1.Sách là 1 kho tàng kiến thức vô tận nên con người xem nó là 1 người bạn trung thành, thân thiết - Mặc dù ta có thể tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ mạng,... nhưng sách là nguồn tri thức tin cậy nhất, chính xác nhất, đúc kết những tinh hoa, những kinh nghiệm của cha ông ta để lại. - Sách có nhiều loại, mang cho chúng ta nhiều loại kiến thức khác nhau. VD: + Sách văn học: Nhiều bài văn, thơ, câu chuyện mang tính nhân văn, bổ ích => làm sâu sắc tình cảm con người, giúp con người có lòng nhân hơn… + Sách lịch sử sử: Đưa ta quay trở về quá khứ cách đây nghìn năm để như được sống lại, chứng kiến những cuộc đấu tranh, giải phóng của dân tộc => Giúp ta yêu thêm đất nước, nhớ ơn những người đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết ơn nguồn cội,... + Sách khoa học: mở ra 1 thế giới mới thú vị với các con số, thí nghiệm,…. 2.Nếu thiếu sách cuộc sống của con người sẽ rất nhàm chán - Con người sẽ thiếu đi nguồn cung cấp kiến thức quan trọng và chính xác. - Con người sẽ ngày càng bị thụt lùi so với sự tiến bộ của thế giới. - Nếu thiếu sách sẽ không còn thứ gì để lưu lại truyền cho đời sau. - "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt", thiếu sách con người sẽ chìm trong đêm tối của sự dốt nát, lầm đường lạc lối,... =>Vì vậy sách rất cần thiết đối với con người, trở thành người bạn thân thiết cho con người. 3.Không phải sách luôn luôn là người bạn lớn của con người. Chỉ có những cuốc sách tốt mới là bạn lớn của con người - Trong thực tế, có rất nhiều sách. Bên cạnh những cuốn sách hay, mang lại kiến thức bổ ích thì vẫn còn tồn tại những cuốn sách nhảm nhí, vô bổ, kích động bạo lực - Những cuốn sách không phù hợp lứa tuổi, nội dung đồi trụy, truyền bá những tư tưởng phi đạo lí,… - Con người cần phải biết chọn lựa sách khi đọc sách để không tim nhiễm phải những thói xấu và để sách luôn là 1 người bạn lớn của con người 4. Làm cách nào để sách luôn là người bạn lớn của con người? - Chúng ta phải biết giữ gìn và trân trọng sách. - Sưu tầm, tìm tòi những cuốn sách mới lạ, bổ ích - Loại bỏ những cuốn sách vô bổ - Xem sách là người bạn lớn của con người II.Kết bài: -Khẳng định lại vấn đề: Sách sẽ mãi và luôn luôn là người bạn lớn, trung thành của con người trong việc tìm kiếm và khám phá tri thức. - Vì vậy chúng ta cần phải trân trọng sách, sử dụng đúng cách để sách có thể trở thành một công cụ mang tri thức đến cho con người. * VIẾT BÀI:Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.
Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống,... Sách được phân loại chẳng những theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.
Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới.
Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,... những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.
Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy. Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế, khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện, những trang thơ.
Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người, cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...). Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..
Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết chăm chỉ, chuyên tâm vào việc đọc sách.
Đề 3 : Viết bài văn nghị luận vs đề tài bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Bài làm 1:
Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ ứng xử có văn hóa . Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp . Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác . Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn . Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý . Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng .
Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội . Ngay từ bây giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng . Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên . Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao . Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài .
Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân không ốm đau , láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng . Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ như thế . Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể . Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp , giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu , trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người , để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước . Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay , làm thế nào để vươn ra biển lớn , để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương . Thiết nghĩ , cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước . Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái . Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người . Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : “Mình vì mọi người , mọi người vì mình ”
Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ nước thải sinh hoạt xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách . Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người . Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó . Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình , điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn . Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo . Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
Bài làm 2:
on người ta sinh sống được là nhờ có môi trường thiên nhiên-nhờ có bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và sắc xanh kì diệu của rừng-của muôn ngàn cây lá.Môi trường thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới sự sống và sự phát triển của con người. Bởi vậy " bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta".
Môi trường sống bao gồm cả thiên nhiên và những thứ gọi là nhân tạo. Chúng ảnh hưởng, tác động đến đời sống của loài người. Nói chung, thiên nhiên là kho tàng quý giá giúp con người tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, chúng không vô tận còn con người vẫn cứ khai thác đến khi cạn kiệt. Việc tàn phá môi trường sống cũng là tàn phá chính cuộc sống chúng ta.
Trước tiên là rừng, “lá phổi xanh” của nhân loại – cung cấp oxy cho hoạt động hô hấp sinh tồn của mỗi con người. Nhờ có rừng mà phần nào làm chậm lại dòng nước lũ ở những vùng đồi núi, kéo dài thời gian để người dân sắp xếp công việc của mình. Rừng còn là nguồn khai thác lâm sản, tạo ra những bộ bàn ghế gỗ sang trọng trong phòng khách, những bàn học chắc chắn hay gần gũi hơn là vở chứa đựng kiến thức của thầy cô. Ngoài lâm sản, thảo dược cũng là một nguồn khai thác quý giá – liều thuốc của mẹ thiên nhiên, dùng để chữa nhiều căn bệnh trong cuộc sống. Chắc chúng ta ai cũng đã từng được nghe về sách Đỏ – ghi danh những động vật quý hiếm. Đấy, ích lợi của rừng chỉ thế thôi! Rừng giúp cho chúng ta sống khỏe, chặn dòng chảy của thần chết, cứu sống hàng trăm người trong gang tấc, mang ý nghĩa kinh tế, xuất khẩu cao từ những các loại lâm sản… Vậy mà, có ai đã từng thầm cảm ơn rừng chưa?
Tiếp đến là nơi mà ta đứng và sống ngày qua ngày đến “mòn” – đất đai. Con người dù có di cư hay nhập cư thì vẫn phải biết rằng nơi ở luôn là đất. Kể cả động vật trên cạn cũng vậy. Chúng sống thế nào nếu thiếu đất? Đất đai còn là nơi lao động sản xuất của nông dân. Nhờ có đất đai nên trồng trọt, chăn nuôi luôn phát triển. Nhiều vùng đất còn “giấu” trong mình khoáng sản quý giá như: vàng, bạc, đồng… kể cả kim cương để chế tạo thành những nữ trang làm đẹp. Nhà nước còn có thể phát triển kinh tế bằng nguồn tài nguồn khoáng sản, chỉ cần không quá lạm dụng vào nó. Đất đai rộng lớn bao nhiêu thì chứa đựng nhiều điều quý giá bấy nhiêu…
Yếu tố thứ ba cần được nhắc đến là sông ngòi, biển cả. Biển cung cấp muối – gia vị tất yếu trong bữa ăn. Sông ngòi, biển còn mang trong mình thủy, hải sản để chế biến thành những thứ bổ dưỡng như: tôm hùm hấp, cua rang me… Giữa đất đai và sông ngòi luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: trồng trọt trên cạn cung cấp thức ăn cho các loại cá dưới sông và ngược lại, sông ngòi bù đắp phù sa đế việc trồng trọt đạt hiệu quả. Thay vì có “cộng sinh” trong giới động vật thì trong các yếu tố tự nhiên có “cộng phát triển”. Nước sử dụng nhiệt điện để cung cấp điện. Dưới biển cả bí ẩn chứa đựng những mỏ dầu mang giá trị kinh tế cao.Cuối cùng là nguồn năng lượng tự nhiên “mạnh mẽ” nhất của thế giới: mặt trời. Thử tưởng tượng đến một ngày thiếu mặt trời, thế giới xung quanh ta chỉ là một màu đen. Lúc đó, con người trở nên u mê, yếu ớt bởi mặt trời giúp con người, động thực vật – nói chung là vạn vật phát triển nhưng ít ai biết điều đó. Trong những năm công nghiệp hóa toàn cầu, có lẽ năng lượng mặt trời là năng lượng sạch nhất và đồng thời là phương pháp tối ưu nhất cho năng lượng của trái đất.
Bên cạnh ý nghĩa về mặt vật chất, thiên nhiên còn mang ý nghĩa quan trọng về giá trị tinh thần. Chúng khơi gợi ý tưởng cho các nhà khoa học như Newton: nhờ có quả táo “vĩ đại” mà ông tìm ra được trọng lực; là nguồn cảm hứng của mọi bức tranh, bài tình ca của những nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng thế giới… Thiên nhiên đem đến cho con người vật chất, niềm vui. Vậy mà con người chỉ trả lại bằng những hậu quả đau thương…
Khí độc gây ô nhiễm môi trường và ra đủ thứ bệnh, từ nhẹ đến tử vong. Nhưng vấn đề lớn nhất hiện nay vẫn là hiệu ứng nhà kính. Các khối lạnh, khí nóng buộc phải di chuyển để rồi làm biến đổi khí hậu đột ngột, điển hình là bão Elmino. Việt Nam nằm trong top 5 nước bị ảnh hưởng mạnh nhất từ biến đổi khí hậu, một phần là do đặc điểm tự nhiên nhưng phần còn lại cũng là do con người.
Môi trường ô nhiễm do nhà máy, rác thải sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng nhất hiện nay là bao bì nilon, gây tắc nghẽn cống rãnh. Nilon cần một thời gian rất lâu mới tiêu hủy nên con người phải tìm giải pháp tối ưu hơn. Họ đốt nhưng cũng để lại khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Dịch bệnh cũng sẽ phát triển mạnh. Vì vậy, phương pháp tối ưu nhất trong tình trạng lúc này là hạn chế không sử dụng bao nilon, khái quát hơn là bảo vệ môi trường. Vậy chúng ta cần bảo vệ như thế nào và bằng cách nào?
Bảo vệ môi trường không có nghĩa là quá “keo kiệt” trong sử dụng khoáng sản cũng như những nguồn tài nguyên của sông ngòi biển – thủy hải sản. Chúng ta chỉ cần đạt được sự hợp lý trong việc khai thác. Còn đối với cây rừng, con người có thể chặt phá “thoải mái” nhưng cần phải có sự cân bằng giữa số cây khai thác và trồng, đồng nghĩa với câu tục ngữ “trồng cây gây rừng”. Trong sinh hoạt, y tế chắc chắn không tránh khỏi từ rác, vì vậy chúng ta cần phải xử lý triệt để, dứt khoát. Như đã nói trên, bao nilon được sử dụng quá phổ biến mà hại lại nhiều hơn lợi nên cần có giải pháp. Ngược lại với rác sinh hoạt, y tế, chúng ta phải hạn chế sử dụng thay vì sử dụng rồi xử lý. Một số chất liệu có thể thay được bao nilon như: bao sinh thái, bao giấy, vải… Đây là những giải pháp được coi là tối ưu trong tình trạng tạm thời.
Tóm lại, hơi thở của chúng ta gắn liền với thiên nhiên. Khi ta còn tồn tại thì môi trường sống còn nắm một vai trò quan trọng trong đời sống. Thiên nhiên bằng một phép màu nào đó giúp ta cảm nhận được từng nhịp đập cuộc sống, trao giây phút vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng chúng ta cũng cần phải có ý thức bảo vệ chúng để thay lời cảm ơn đối với thiên nhiên. Chúng ta có thể bắt đầu từ những công việc nhỏ nhặt nhất: không bẻ cành, nhặt rác và những chiếc lá rơi…
Chúc bạn học tốt!