K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2018

Thơ Đường luật còn được gọi với tên thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không theo cách luật ấy.

Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.

18 tháng 4 2018

Tổng quát (Trích từ quyển Văn học Việt Nam của GS Dương Quảng Hàm, viết tại Hà Nội tháng 6 năm 1939)

Thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường (618-907) bên Trung Hoa, phải tuân theo luật lệ nhất định. Thơ Đường luật và thơ Đường là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau:

- Thơ Đường luật: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật được gọi là thể thơ Đường luật;

- Thơ Đường hay Đường thi: là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ Đường luật, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.

Tứ tuyệt và bát cú

Theo số câu trong bài, thơ Đường luật chia ra làm hai lối: Tứ tuyệt và Bát cú

- Tứ tuyệt: 4 câu

- Bát cú: 8 câu

Trong hai lối ấy, lối bát cú là lối chính, mà bát cú vần bằng là phổ biến hơn cả.

1. Vần, cách gieo vần

Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Suốt bài thơ chỉ gieo một vần (một từ) gọi là độc vận.

Lạc vận và cưỡng áp: Làm thơ phải hiệp vận cho đúng. Nếu gieo sai như CÂY đi với HOA là lạc vận (lạc: rụng). Nếu vần gieo gượng thì gọi là cưỡng áp. Hai cách này đều không được cả.

2. Đối

Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6 (sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần sau).

3. Luật

Là cách sắp xếp tiếng bằng và tiếng trắc trong các câu của bài thơ. Luật nhất định buộc người làm thơ phải theo đúng mà đặt. Luật được chia ra Luật bằng và Luật trắc. Sau đây là Bảng luật:

Ký hiệu:

B = âm bằng

T = âm trắc

v = vần

Luật bằng: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng

a. Luật bằng vần bằng:

Câu 1: B B T T T B B (v)

Câu 2: T T B B T T B (v)

Câu 3: T T B B B T T

Câu 4: B B T T T B B (v)

Câu 5: B B T T B B T

Câu 6: T T B B T T B (v)

Câu 7: T T B B B T T

Câu 8: B B T T T B B (v)

b. Luật bằng vần trắc:

Câu 1: B B T T B B T (v)

Câu 2: T T B B B T T (v)

Câu 3: T T B B T T B

Câu 4: B B T T B B T (v)

Câu 5: B B T T T B B

Câu 6: T T B B B T T (v)

Câu 7: T T B B T T B

Câu 8: B B T T B B T (v)

Luật trắc: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng hai tiếng trắc

a . Luật trắc vần bằng:

Câu 1: T T B B T T B (v)

Câu 2: B B T T T B B (v)

Câu 3: B B T T B B T

Câu 4: T T B B T T B (v)

Câu 5: T T B B B T T

Câu 6: B B T T T B B (v)

Câu 7: B B T T B B T

Câu 8: T T B B T T B (v)

b. Luật trắc vần trắc:

Câu 1: T T B B B T T (v)

Câu 2: B B T T B B T (v)

Câu 3: B B T T T B B

Câu 4: T T B B B T T (v)

Câu 5: T T B B T T B

Câu 6: B B T T B B T (v)

Câu 7: B B T T T B B

Câu 8: T T B B B T T (v)

Ngoài việc tuân theo luật bằng - trắc, còn phải tuân theo vần (sẽ đề cập chi tiết trong một mục khác).

4. Thất luật

Trong một câu thơ, theo "phân minh" chữ nào đáng là bằng mà đặt tiếng trắc, hoặc đáng trắc mà đặt tiếng bằng, thì gọi là thất luật (sai luật thơ), không được.

5. Niêm

Niêm nghĩa đen là dính với nhau, là sự liên lạc âm luật của hai câu thơ trong một bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào hai chữ đầu câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong một bài thơ bát cú, những câu sau đây niêm với nhau:

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

6. Thất niêm

Trong một bài thơ, nếu cả hai câu thơ đặt sai luật, như đang bắt đầu bằng bằng đặt làm trắc trắc hoặc trái lại thế, làm cho tất cả câu thơ trong bài không niêm với nhau thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền), không được.

7. Bất luận và phân minh

Để cho khỏi gò bó, dễ sử dụng từ ngữ, trong bài thơ, chữ thứ 1, 3, 5 không cần theo đúng luật bằng trắc: Nhất tam ngũ bất luận (tuy nhiên để bài thơ có âm điệu hay thì chữ thứ 5 không nên theo lệ bất luận). Những chữ thứ 2, 4, 6 buộc phải tuân theo đúng luật bằng trắc: Nhị tứ lục phân minh.

8. Khổ độc

Nghĩa là khó đọc, đọc lên trúc trắc không được êm tai. Tuy theo lệ "bất luận" có thể thay đổi mấy chữ trong câu thơ, nhưng đáng trắc mà đổi ra bằng thì bao giờ cũng được, chứ đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong vài trường hợp, sự thay đổi ấy làm cho bài thơ khổ độc.Những trường hợp ấy là: Chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.

9. Các bộ phận trong bài thơ

Một bài thơ bát cú giống như bức tranh. Trong cái khung nhất định 8 câu 56 chữ, làm sao vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh của tạo vật hay nội cảnh của tâm giới. Bởi vậy phải sắp đặt các bộ phận cho khéo. Có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết.

- Đề thì có Phá đề (câu 1) là câu mở bài, nó lung động cả ý nghĩa trong bài và Thừa đề (câu 2) là câu nối với câu phá đề mà nói đến đầu bài.

- Thực, hay Trạng (câu 3-4): là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh sắc xinh đẹp đặc biệt mà mô tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem các tình tự giãi bày ra; nếu là thơ vịnh sử thì lấy công trạng của người mình muốn vịnh mà kể ra.

- Luận (câu 5-6): là bàn bạc. Nếu là thơ tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào; vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác, việc khác.

4- Kết (câu 7-8) là tóm ý nghĩa cả bài mà thắt lại cho mạnh mẽ rắn rỏi, trong đó câu số 7 là câu Chuyển và câu 8 là câu Hợp.

II. Phép đối

Câu đối là các câu văn đi song song với nhau từng cặp, ví dụ:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, bắt buộc phải có đối với nhau giữa các câu 3 và 4, câu 5 và 6. Muốn câu đối chỉnh và cân, phép đối cần phải hội đủ 3 điều kiện: đối thanh, đối ý, đối từ loại.

1. Đối thanh

- Bảng luật bằng:B B T T B B T - T T B B T T B

- Bảng luật trắc:T T B B B T T - B B T T T B B

Chí ít là các chữ 2, 4, 6, 7 phải theo đúng luật bằng trắc.

2. Đối ý

Ý câu trên và ý câu dưới hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau, ví dụ:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

3. Đối từ loại

Danh từ Danh từ

Danh từ riêng Danh từ riêng

Danh từ chung Danh từ chung

Động từ Động từ

Trạng từ Trạng từ

Tính từ Tính từ

Tính từ lại có nhiều loại, nên:

Gợi hình Gợi hình

Màu sắc Màu sắc

Mùi vị Mùi vị

Tượng thanh Tượng thanh

Số lượng Số lượng

Mùa tiết Mùa tiết

Phương hướng Phương hướng

Từ kép Từ kép

Từ đơn Từ đơn

Thành ngữ Thành ngữ

Biệt ngữ Biệt ngữ

Hán Việt Hán Việt

Thuần Việt) Thuần Việt...

Hai cặp đối là tinh hoa của bài thơ Đường luật . Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp đo lường trình độ làm thơ Đường luật của tác giả. Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Thực và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật.

Các bài thơ bạn kể đều chịu sự quy định đó tuy nhiên vẫn có 1 vài phá cách, phá luật mục đích để dãi bày tâm trạng nhà thơ
17 tháng 4 2018

STT

Văn bản

Tỏc giả

Thể loại

Gớa trị nội dung

Gớa trị nghệ thuật

Ghi chú

1

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Phan Bội Chõu (1867-1940)

Thất ngôn bát cú Đường luật

Khí phách kiên cường, bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng.

Giọng điệu hào hùng, khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

Những bài thơ cổ điển (hạn định số câu, tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó…) của các tác giả nhà nho tinh thông Hán học. Cảm xúc cũ, tư duy cũ: cái tôi ca nhân chưa được đề cao.

2

Đập đá ở Côn Lôn

Phan Chõu Trinh (1872-1926)

Thất ngôn bát cú Đường luật

Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, người tù cách mạng trên đảo Côn Lôn.

Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thế.

3

Muốn làm thàng Cuội

Tản Đà

(Nguyễn Khắc Hiếu)

(1889-1939)

Thất ngôn bát cú Đường luật

Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng để bầu bạn với chị Hằng.

Hồn thơ lạng mạn, siêu thoát pha chút ngông nghênh nhưng vẫn rất đáng yêu.

4

Hai chữ nước nhà

Á Nam

(Trần Tuấn Khải)

(1895-1983)

Song thất lục bát

Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.

Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại, giọng điệu trữ tình thống thiết.

5

Nhớ rừng

Thế Lữ

(Nguyễn Thứ Lễ)

(1907-1989)

Thơ mới tám chữ

Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thùc tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mónh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

Bút pháp lóng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.

Thể thơ mới tự do, đổi mới vần điệu, nhiệp điệu; lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính công thức, ước lệ. Cảm xúc mới, tư duy mới: đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, tự do

6

Ông đồ

Vũ Đình Liên

(1913-1996)

Thơ mới ngũ ngôn

Tình cảnh đáng thương của ông đồ đó gợi lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

Bỡnh dị, cụ dọng, hàm súc. Đối lập, tương phản. Hình ảnh thơ nhiều sức gọi cảm, câu hỏi tu từ; tả cảnh ngụ tình.

7

Quê hương

Tế Hanh

(1921)

Thơ mới tám chữ

Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.

Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm - hồn làng; thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ)

8

Khi con tu hú

Tố Hữu

(1920-2002)

Lục bỏt

Tình yêu cuộc sống và khát khao tự do của người chiến sĩ cáh mạng trẻ tuổi trong nhà tù.

Giọng thơ tha thiết sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.

Thơ cách mạng.

9

Tức cảnh Pác Bó

Hồ Chí Minh (1890-1969)

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.

Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả (chông chênh) vừa cổ điển vừa hiện đại.

10

Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Hồ Chí Minh (1890-1969)

Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán

Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.

Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối xứng và đối lập.

11

Đi đường (Tẩu lộ)

Hồ Chí Minh (1890-1969)

Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán

í nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường nói gợi ra chân lí đường đời - Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.

2. Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và 18, 19.

Tên bài

Tác giả

Hình thức nghệ thuật

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác; Đập đá ở Côn Lôn; Hai chữ nước nhà;

Muốn làm thằng Cuội

là những nhà nho tinh thông Hán học

- Thơ cũ (cổ điển) hạn định số câu, số tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó: Đường luật, thể thơ dân tộc, song thất lục bát.

- Cảm xúc cũ, tư duy cũ, cái tôi cá nhân chưa được đề cao và biểu hiện trực tiếp.

Nhớ rừng

Quê hương

Ông đồ

Khi con tu hú

là những trí thức mới, trẻ, những chiến sĩ cách mạng trẻ, chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.

- Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, tự do.

- Thể thơ tự do đổi mới vần điệu, nhịp điệu, lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính công thức, ước lệ.

- Vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống nhưng đổi mới cảm xúc và tư duy thơ.

- Thơ mới còn chỉ một phong trào thơ ở Việt Nam (1932-1945) với tên tuổi của Lưu Trọng lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc tử, Nguyễn Bính…

* Với riêng Tố Hữu, ở bài thơ “Khi con tu hú” nội dung cách mạng, hình thức thơ mới.

3. Những điểm chung cơ bản của các bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác; Đập đá ở Côn Lôn; Ngắm trăng; Đi đường”

- Đều là thơ của những chiến sĩ yêu nước, chiến sĩ cách mạng viết trong cảnh từ ngục

- Tác giả là những chí sĩ yêu nước, chiến sĩ cách mạng lão thành, nổi tiếng đồng thời là những nhà nho tinh thông Hán học.

- Thể hiện khí phách hiên ngang,tinh thần bất khuất, kiên cường của người chiến sĩ, chiến sĩ.

- Sẵn sàng chấp nhận, khinh thường mọi gian khổ, hiểm nguy của cuộc sống tù đày.

Giữ vững phong thái bình tĩnh, ung dung trong mọi thử thách.

- Khao khát tự do, tinh thần lạc quan cách mạng.

- Những đặc điểm ấy lại được biểu hiện trong từng bài thơ theo cách riêng, tạo nên sự xúc động, hấp dẫn riêng của từng bài.

11 tháng 3 2018

Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lần nỗi buồn ngậm ngùi bởi quá lâu rồi tác giả mới về thăm quê.

Trẻ đi, già trở lại nhà

Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu

Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà. Mâu thuẫn trong nội tâm là ở chỗ tình cảm sâu nặng thủy chung của nhà thơ đối với quê hương nhưng nay bỗng thành người xa lạ. Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

2 tháng 11 2016

amột thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối.

-Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ

-Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương</span></p><p><span>c)-Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối:đầu, nhìn trăng sángnhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ, tính từ / tính từ , danh từ / danh từ

-Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi...

24 tháng 6 2018

Quy tắc niêm luật trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong bài Qua Đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế
T T B B T T B
Cỏ cây chen đá chen hoa
T B B T T B B
Lom khom dưới núi tiều vài chú
B B T T B B T
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
T T B B T T B
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
T T B B B T T
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
B B T T T B B
Dừng chân đứng lại trời non nước
B B T T B B T
Một mảnh tình riêng ta với ta
T T B B B T T

Câu (1) và (2) đối nhau về thanh điệu (khác về bằng trắc các chữ thứ 2, 4, 6)

Câu 3 và 4; câu 5 và câu 6 đối nhau về âm thanh và hình ảnh

Các vần được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8

7 tháng 12 2019

Giọng điệu thiết tha, hùng tráng.

9 tháng 4 2017

Chọn đáp án: B

Bài thơ (bản phiên âm) đc viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm cả bài thơ là gì? Em hãy đọc 2 câu thơ mở đầu và cho biết:Cảnh đêm đượcgợi tả bằng hình ảnh nào?Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?    3. Hãy đọc 2 câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ...
Đọc tiếp
  1. Bài thơ (bản phiên âm) đc viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm cả bài thơ là gì? 
  2. Em hãy đọc 2 câu thơ mở đầu và cho biết:
  • Cảnh đêm đượcgợi tả bằng hình ảnh nào?
  • Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

    3. Hãy đọc 2 câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :

  • Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ đến quê hương?
  • So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở 2 câu thơ cuối để hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

     4. Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, 2 câu đầu thuần túy tả cảnh, 2 câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Từ đó, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này.

5
17 tháng 10 2016

1. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật ràng buộc.

- Nỗi suy tư, xúc cảm của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía tình cảm quê hương của 1 người sống xa quê

17 tháng 10 2016

4. - Ý kiến cho rằng hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu sau thuần túy tả tình là không đúng. Chính xác phải là hai câu đầu nghiêng về tả cảnh, hai câu sau nghiêng về tả tình. - Vì: Hai câu đầu: + Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lí Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê. Câu thứ 2 tả ánh trăng ngập tràn không gian nhưng ta vẫn cảm nhận được sự thay đổi vị trí ngắm cảnh của thi nhân, từ sàng tiền đến song tiền (từ đầu giường đến cửa sổ) mới có thể thấy được mặt đất và có cảm giác “ngỡ phủ sương” - > Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến. = > Như vậy, ở hai câu đầu: cảnh đã chứa đựng tâm tình. - Hai câu sau: + Hai câu sau tình dâng trào cuồn cuộn để đọng lại thành nỗi sầu nhớ thương qua cụm từ: nhớ cố hương. + Cảnh được thể hiện như thế nào? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng cả bầu trời cao lồng lộng và một vầng trăng sáng trong vằng vặc thanh tĩnh hiện ea trước mắt người đọc. Một đêm trăng thật đẹp song cũng thật cô đơn. + Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Cảnh và tình trong bài thơ có mối liên hệ nhân quả, sự tác động qua lại. Vì trăng đẹp quá mà nhớ quê trằn trọc thao thức không ngủ được. Càng thao thức không ngủ càng thấy trăng đẹp hơn = > Cảnh – tình khăng khít gắn bó không thể tách bạch. 

 

16 tháng 9 2023

- Luật: luật trắc vần bằng

- Số câu: 4

- Số chữ: 7 chữ/ câu

- Niêm: Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niêm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”.

- Vần: 1 vần (cư – thư – hư)

- Đối: không cụ thể