Câu 1: Phát hiện và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng văn sau:
"...Mưa sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tở trắng ngần.Trong nhà âm sâm hẳn đi. Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, ngai ngái. Mùi man mác, xa lạ của những trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân, gõ độp độp trên phiên nứa, mái giại, đập lùng tùng, liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, xói lên những rãnh nước sâu..."
(Tự truyện- Tô Hoài)
Câu 2:Cảm nhận của em về chi tiết gióng bay về trời trong truyền thuyết cùng tên.
Câu 3: Từ văn bản"Bài học đường đời đầu tiên" của Tô Hoài, em hãy đóng vai Dế Mèn tưởng tượng mình về thăm lại mộ Dế Choắt sau khi kết thúc cuộc phiêu lưu, kể lại cuộc viếng thăm đó.
Câu 2:
Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung.
Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.
Đó là những điều có thể rút ra ra hình tượng Thánh Gióng, từ cậu bé lên ba không biết nói cười, bỗng chốc lớn lên thành dũng tướng, cầm roi sắt phi ngựa sắt, phá tan quân giặc.
Khi giặc hết, Thánh Gióng liền bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý, như thế tục sau này ...
Đấy cũng chính là bài học lịch sử, là mẫu mực đầu tiên, mà ngay từ thời tiền sử, trí tuệ dân tộc đã tổng kết lại cho các thế hệ con cháu về sau.
Thánh Gióng đã và sống mãi trong tâm thức dân gian, như một vị Thánh bất tử, chính vì những lẽ ấy.
Đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ, tuổi trẻ đó đã lên núi cởi áo giáp bỏ lại rồi cùng ngựa sắt bay về trời là hình ảnh của một lớp người tuổi trẻ dù đã lên đến đỉnh danh vọng vẫn không màng quyền tước địa vị, biết coi nhẹ lợi danh. Thấy việc cần phải làm thì làm. Khi làm xong biết cởi bỏ mọi ràng buộc vật chất, lui về sống an nhàn bình dị trong lòng dân tộc. Ngoài ra, hình ảnh Thánh Gióng bay thẳng về trời có phải chăng là hình ảnh Thánh Gióng đã bay thẳng vào lòng dân tộc, bay thẳng vào lòng tôn kính chân thành của dân chúng muôn đời sau.
--------------
Câu 2 : ( bài làm 2)
Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung.
Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.
Đó là những điều có thể rút ra ra hình tượng Thánh Gióng, từ cậu bé lên ba không biết nói cười, bỗng chốc lớn lên thành dũng tướng, cầm roi sắt phi ngựa sắt, phá tan quân giặc.
Khi giặc hết, Thánh Gióng liền bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý, như thế tục sau này ...
Đấy cũng chính là bài học lịch sử, là mẫu mực đầu tiên, mà ngay từ thời tiền sử, trí tuệ dân tộc đã tổng kết lại cho các thế hệ con cháu về sau.
Thánh Gióng đã và sống mãi trong tâm thức dân gian, như một vị Thánh bất tử, chính vì những lẽ ấy.
Đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ, tuổi trẻ đó đã lên núi cởi áo giáp bỏ lại rồi cùng ngựa sắt bay về trời là hình ảnh của một lớp người tuổi trẻ dù đã lên đến đỉnh danh vọng vẫn không màng quyền tước địa vị, biết coi nhẹ lợi danh. Thấy việc cần phải làm thì làm. Khi làm xong biết cởi bỏ mọi ràng buộc vật chất, lui về sống an nhàn bình dị trong lòng dân tộc. Ngoài ra, hình ảnh Thánh Gióng bay thẳng về trời có phải chăng là hình ảnh Thánh Gióng đã bay thẳng vào lòng dân tộc, bay thẳng vào lòng tôn kính chân thành của dân chúng muôn đời sau.
3.
I.Mở bài
Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ mời đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng
II.Thân bài
-Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh
+Tôi đã quát những chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ
+Thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên
+Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi
-Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chi Cốc khiến Dế Choắt bị hiểu lầm dẫn đến cái chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.
-Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám chơi mà không dám chịu
-Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chi đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan.
-Chỉ vì mốn thỏa cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mìnhmà tôi trở thành kẻ giết người.
-Lúc này tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng mọi việc đều đã muộn. Dế Choắt ốm yếu và đáng thương đã nằm yên trong lòng đất.
III.Kết bài
-Tôi thành tâm xin lỗi Dế Choắt và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời
-Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.