K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2018

Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nổi trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.

Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.

Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:

Ta nhập vào hòa ca

Mội nốt trầm xao xuyến

Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.

Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ

Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dâng cho đời

Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khỉ tóc bạc

Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giả sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay đổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.

Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.

16 tháng 9 2023

a. Câu cảm bởi thể hiện cảm xúc trân quý, quý trọng giá trị của hạt xôi nếp

b. Thành phần biệt lập: đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.

 Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”.“Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục...
Đọc tiếp

 

Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”.

“Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục và ngạc nhiên”, Ralph nói. “Thán phục những nụ cười tươi sáng, hạnh phúc của trẻ em Việt Nam”, John McBratney, một bác sĩ tình nguyện ở Quy Nhơn và Phan Rang chia sẻ. “Những người trẻ tuổi xuất hiện mỗi ngày từ những nơi có thể nói là điều kiện thô sơ nhất nhưng lại với nụ cười rất tươi”.

 
Bài văn 9 điểm của Đào Hoàng Anh.

Bên cạnh những nhận xét vẻ đẹp người Việt Nam thì có ý kiến cho rằng người Việt Nam có tuổi thơ kéo dài nhất thế giới, đó là một ý kiến gợi bao suy nghĩ, trăn trở trong mỗi chúng ta.

Không ai lớn lên mà không có tuổi thơ, dù là ngọt ngào hay cay đắng. Dù là xuất phát từ nhung lụa vương giả hay từ những thiệt thòi thiếu thốn thì nó vẫn là những kỷ niệm chẳng bao giờ có lại lần thứ hai trong cái vòng quay đầy ngắn ngủi của cuộc đời con người. Nên ta vẫn thường hay thảng thốt khi đã đi qua, khi biết rằng mọi thứ đã là quá khứ.

Vậy thì “tuổi thơ” là gì nhỉ? Phải chăng nó đã quá quen thuộc, quen thuộc đến nỗi khiến ta không thể đưa ra cái khái niệm rõ ràng? Chỉ biết nghĩ tới những kỷ niệm quá đỗi ngọt ngào và thân thương thuộc về khoảng thời gian đó?

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan nhận xét: "Cách viết và suy nghĩ tiến bộ rất nhiều. Bài viết đã đúng hướng, đúng vấn đề và khá sắc sảo. Nhưng chú ý lấy ví dụ đặc sắc hơn".

Tuổi thơ là một khoảng thời gian khi ta còn nhỏ, còn non dại, chưa trưởng thành. Như vậy, nhận xét “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" là cách nói chỉ ra hạn chế của người Việt Nam sống vẫn còn quá hồn nhiên, vô tư, hay thích lệ thuộc quá nhiều vào gia đình và xã hội, cộng đồng. Họ không tự chủ trong việc trưởng thành và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình.

Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn thấy người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới. Họ không chịu trưởng thành, non nớt và lệ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng. Họ luôn cho mình cái quyền được hưởng thụ, được sống một cuộc sống “trải đầy hoa hồng”. Họ luôn muốn người khác làm theo ý mình, ích kỷ, lười biếng, không phấn đấu nỗ lực hết mình.

Tuổi thơ có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của con người, ta sẽ chẳng phải suy nghĩ về những lo âu, phiền muộn về cuộc đời, ta sẽ luôn được nhận những phần việc “nhẹ nhàng”, được ưu tiên, được nhường nhịn.

Nhưng câu hỏi khiến ta băn khoăn ở đây là: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Người Việt mình vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng và thực tế đã cho ta thấy rõ điều đó.

Trong kỳ thi trung học quốc gia vừa qua, có quá nhiều phụ huynh đã lo hộ con mình việc xét tuyển, trong khi việc đó đáng lẽ các thí sinh cũng có thể tự làm được.

Có những người con ở nhà phó mặc mọi việc cho ông bà, bố mẹ. Họ hồn nhiên hưởng thụ và không chịu tự lập, trưởng thành. Quần áo, cơm nước đều có bố mẹ lo toan. Khi ra ngoài xã hội, họ thụ động trước những công việc được giao phó. Họ không năng động và phát huy tính tự chủ của bản thân.

Vậy nguyên nhân nào khiến “tuổi thơ người Việt kéo dài nhất thế giới?”. Sự bao bọc quá mức của gia đình, xã hội và cộng đồng khiến những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”. Họ vẫn muốn được che chở hoàn toàn, họ ngại phải va chạm với cuộc sống khó khăn ngoài kia. Có những bậc cha mẹ bao bọc con “quá đà”, không để con tự lập, không có những phương pháp dạy dỗ đúng đắn khiến suy nghĩ của con trẻ mãi mãi trở nên thụ động và bị lệ thuộc vào bố mẹ.

Các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn giữ suy nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Những đứa con ngay từ khi sinh ra cứ thế mà nghe theo lời của bố mẹ. Bố mẹ bảo gì cũng nghe, cũng đồng ý, không một chút mảy may suy nghĩ, không có chí tiến thủ, cha mẹ bảo gì mình làm nấy, không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay ý kiến của mình vì sợ cha mẹ “mắng”, không có đến nổi một hoài bão, một ước mơ cho riêng mình.

Nhưng không phải người Việt Nam nào cũng “có tuổi thơ dài nhất thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh khi mới hai mươi tám tuổi trên chiến trường. Chị Võ Thị Sáu dù còn rất trẻ tuổi nhưng đã vô cùng dũng cảm, quyết hy sinh thân mình để thể hiện tình yêu với Tổ quốc, không hề sợ hãi hay nao núng trước mũi súng của quân thù: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười” (Võ Thị Sáu – Phan Thị Thanh Nhàn).

Bên cạnh những người Việt mãi không chịu lớn, vẫn còn những con người thậm chí đã “lớn trước tuổi”. Họ dũng cảm và gan dạ, có những hoài bão và ước mơ vô cùng khát khao và cháy bỏng, dám nghĩ dám làm, không hề nhụt chí trước gian khổ của cuộc đời. Và chính vì vậy, câu nói “người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là lời nhận xét đúng hoàn toàn. Là một học sinh, tôi cảm thấy mình phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trau dồi kiến thức và sống đúng với lứa tuổi của mình.

“Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là câu nói toàn diện nhưng đã nói lên được một phần xã hội có những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”, sống thụ động, lười nhác và chỉ biết lệ thuộc vào người khác.

Bài văn trên có mấy chữ ? Ai nhanh thì mik k cho.

6
11 tháng 5 2018

có 4 chữ, bởi vì từ TRÊN có 4 chữ.

11 tháng 5 2018

1500 chu

k nha ~

29 tháng 9 2019

Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nêu ý kiến khái quát của mình về nội dung của hai khổ thơ: ước nguyện sống cao đẹp: khát vọng được cống hiến cho đất nước của nhà thơ.

b. Thân bài (9đ)

   - 2 đoạn thơ thể hiện ước muốn tha thiết, cháy bỏng của tác giả được cống hiến cho đất nước, dân tộc. (0.5đ)

   - Tác giả cảm nhận được mùa xuân của đất trời và chính mùa xuân đang trỗi dậy trong lòng mình – mùa của sức sống tươi trẻ, của sự cống hiến và hi sinh hết mình. (1đ)

   - Những điều nguyện hóa thân của tác giả thật đơn sơ và bình dị, nhỏ nhoi và chân tình: “con chim hót”, “một nhành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến”. Tác giả mong muốn được trở thành con chim hót vang cùng dàn hòa ca, tô điểm rộn rã cho mùa xuân đất nước; mong được làm một nhành hoa gom hương sắc của mình góp vào sắc chung tươi vui, nhiệt huyết rực rỡ của đất trời tươi đẹp. Bình dị là thế, tác giả mong hòa một nốt trầm, lặng lẽ hiến dâng cho đất nước. (2đ)

→ Ước nguyện giản dị, đơn sơ, cao đẹp. (0.5đ)

   - Từ đại từ “tôi” ở đầu bài thơ, đến khổ thơ này đã chuyển thành “ta”, thể hiện sự khao khát hòa mình vào bản nhạc chung của mọi người, của đất trời của tác giả. (1đ)

   - Nghệ thuật lặp “Ta làm” vừa như lời khẳng định, vừa thể hiện ước muốn thôi thúc khôn nguôi. (1đ)

   - Tác giả nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho mùa xuân đất nước, góp mùa xuân nho nhỏ của mình hòa vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Tác giả nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến cả tuổi thanh xuân lẫn khi về già, mong ước ấy mãi luôn cháy bỏng. “Dù là” hiện lên như một lời hứa, nguyện hiến dâng suốt đời cho đất nước, mãi làm một mùa xuân nhỏ góp sắc chung vào mùa xuân lớn của đất nước. (2đ)

   - Liên hệ: Được sống trong hòa bình, ta biết trân trọng, biết ơn thành quả của người đi trước đã gây dựng; biết sống có ích, có trách nhiệm với chính mình và với đất nước, quê hương. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Đoạn thơ thể hiên ước muốn cống hiến cao đẹp, đầy chân tình của tác giả.

28 tháng 5 2021

TK

cảm nhận của em là

Cả hai khổ thơ là niềm ước vọng của tác giả. Mùa xuân của đất trời đã bên kia cửa sổ với bao nhiêu là nhựa sống tràn trề. Và Thanh Hải khi ấy muốn được hóa thành một phần của mùa xuân kia. Chỉ là một chú chim nhỏ được cất tiếng hót vang trong bản hòa ca mùa xuân hay là một cành hoa nhỏ bé được dâng tỏa hương thơm ngát cho đời. Chỉ vậy thôi cũng thấy khát vọng sống, tình yêu đời của nhà thơ to lớn tới nhường nào. Cả mùa xuân là một bản hòa ca đầy ý nghĩa với bao nhiêu là giai điệu, bao nhiêu thanh nốt. Vậy nhưng Thanh Hải chỉ muốn xin làm “một nốt trầm xao xuyến” bé nhỏ trong bản hòa ca bất tận ấy. Một nốt trầm lặng như cuộc đời của nhà thơ: bình yên và cống hiến hết mình cho sự nghiệp. Điệp từ “làm” được lặp lại để khẳng định chắc chắn nỗi khát khao cháy bỏng của ông. Nhà thơ muốn được một lần nữa cống hiến “một mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời, cho sự nghiệp của đất nước. Chỉ cần “lặng lẽ dâng cho đời” thôi chứ không cần chút tôn vinh hào nhoáng nào hết. Bất cứ khi nào, lúc còn trẻ “tuổi hai mươi” hay khi đã về già “tóc bạc”, nhà thơ vẫn luôn muốn được sống hết mình, được dâng hiến hết mình cho sự nghiệp của đất nước cũng như với cuộc sống của chính ông. Điệp từ “dù là” được lặp lại hai lần liên tục như để khẳng định ước vọng của nhà thơ. Bất kể khi nào, bất kể như thế nào ông cũng muốn được hòa vào cuộc sống, cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng của đất nước. chỉ với hai khổ thơ ngắn ngủi nhưng gửi gắm trong đó là biết bao tình yêu cuộc sống này, yêu xuân, yêu đất nước và ước nguyện được dâng cho đời những thanh âm trong trẻo nhất. Mỗi con người trong đất nước đều là một mùa xuân nhỏ góp phần tạo nên mùa xuân bất diệt của Tổ quốc.

28 tháng 5 2021

mọi người cho em biết luận điểm thôi cũng dc

 

Như thế nào là một tình bạn đẹp?Có lẽ cả tôi và các bạn đều có cho riêng mình một đáp án cho câu hỏi ấy rồi. " Tình bạn đẹp là trong hoạn nạn khó khăn vẫn có nhau", đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn A.Julia, và giờ đây, nó lại trở thành tuyên ngôn của những người bạn...được gọi là thân. Phải chăng cứ ai được gọi là "bạn thân" thì sẽ là...
Đọc tiếp

Như thế nào là một tình bạn đẹp?

Có lẽ cả tôi và các bạn đều có cho riêng mình một đáp án cho câu hỏi ấy rồi. " Tình bạn đẹp là trong hoạn nạn khó khăn vẫn có nhau", đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn A.Julia, và giờ đây, nó lại trở thành tuyên ngôn của những người bạn...được gọi là thân.

 

Phải chăng cứ ai được gọi là "bạn thân" thì sẽ là một tình bạn đẹp với bạn! Có thể có mà cũng có thể không. Vì khi ta đã gọi một ai đó là "bạn thân" thì hẳn người đó phải đem lại cho ta một cảm giác bình an và an toàn nào đó để ta có thể dễ dàng chia sẻ những buồn vui, những bí mật trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi hai chữ "bạn thân" được dùng sai nghĩa hoặc gọi quá sớm đối với một tình bạn vừa mới chớm nở. Khi người bạn kia còn dấu ta nhiều điều, khi người bạn ấy còn chưa thực sự mở lòng sẻ chia với ta và khi ta chưa thực sự hiểu họ thì ta với họ chỉ dừng lại ở mức độ bạn bè thông thường mà thôi. Còn "bạn thân" ư, có lẽ nên để thời gian chứng nhận...

 

Những người bạn lâu năm có phải đã cho ra những tình bạn đẹp không? Tình bạn của ba tôi với bạn của ông đã có từ cách đây 30 năm trước, từ khi hai người còn là hai cậu thanh niên trẻ và độc thân. Và khi hai người đã cách xa nhau gần ngàn cây số, tình bạn ấy vẫn luôn tồn tại và bền chặt thông qua những cuộc gọi qua điện thoại hoặc skyber, hay những tin nhắn chúc mừng những ngày trọng đại trong cuộc đời hai người. Ba tôi từng nói với tôi rằng: "Cuộc đời ba có được người bạn như bác ấy thực sự là điều quý giá đáng trân trọng". Có lẽ với ba, đó thực sự là một tình bạn đẹp!

 

Tình bạn đẹp có chớm nở với những người bạn mới quen hay không! Đã rất nhiều lần tôi cho là có. Khi tôi trao hết những thứ được coi là bí mật, quý giá nhất của mình cho những người bạn mới quen hoặc mới gọi nhau là bạn. Bởi tôi nghĩ, một khi ta mở rộng tấm lòng thì người kia cũng sẽ nhiệt tình cởi mở với ta, và dù hai bên có những bất đồng, những tính cách khác nhau thì chỉ cần cùng nhau giải quyết, tất cả sẽ trở thành bình thường. Thế nhưng hình như tôi đã nhầm, một vài người không như tôi nghĩ, họ khép kín bản thân như những con hến, khó có thể bậy nắp nó ra bởi sự cởi mở và chân thành. Và nếu họ có cởi mở với ta thì đó cũng chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm, họ coi đó là một thứ có thể dễ dàng tạo mối quan hệ và xa hơn, xấu hơn là lợi dụng ta.

Vai trò của ta trong mối quan hệ tình bạn là gì?

Tôi rất thích thuyết "Chính Danh" của Nhà Nho, nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc thời Chiến Quốc - Khổng Tử. Ông đã cho rằng, mỗi người khi sinh ra trên cõi đời này đều mang một cái "danh" nhất định, và ta phải làm tròn tốt bổn phận với cái "danh" ấy. Hiển nhiên, trong tình bạn, mỗi người sẽ có một "danh phận" nhất định tạo nên một tập thể vững mạnh. Trong tình bạn giữa hai người, đó là sự phối hợp tung hứng giữa cả hai, khi người kia bực bội, người này cần hiểu được tính cách người kia để làm dịu đi cơn bực bội ấy, và thế là mối quan hệ trở nên êm thấm. Tất nhiên cũng tùy trường hợp người bạn của ta đang bực chuyện gì đã. Còn trong tình bạn của hơn hai người, hiển nhiên sẽ là tập hợp những cá thể có nhiều điểm khác nhau về tính cách, mỗi người cần chọn cho mình một chỗ đứng nhất định trong nhóm. Ví dụ như tôi chọn cho mình một chỗ đứng im lặng trong nhóm, tôi im lặng với những gì nhóm tranh luận, bất đồng hay thảo luận, còn bạn của tôi, bạn ý chọn cho mình một chỗ đứng nổi loạn trong nhóm, để tất cả mọi người có thể dễ dàng để ý tới bạn ấy!

 

Thực chất, tình bạn đẹp nhất không phân biệt bất cứ rào cản nào của xã hội, chỉ cần chúng ta có thể mở lòng với nhau, chia sẻ buồn vui cho nhau và ở bên nhau mỗi lúc hoạn nạn là đã đẹp lắm rồi. Đâu cần phải kiếm tìm một ai hợp tính với bạn, chỉ cần tim một người sẵn sàng cùng bạn bước tới cuối đường là đã đủ, đó đã được gọi là "bạn tri kỷ" rồi...

7

Mink hiểu mình rất hiểu mà!~Tình bạn đôi lúc rất phức tạp không thể biết được!Mink góp ý nha!~

9 tháng 11 2018

chùi lồn nhà chúng mày lồn lồn

Như thế nào là một tình bạn đẹp?Có lẽ cả tôi và các bạn đều có cho riêng mình một đáp án cho câu hỏi ấy rồi. " Tình bạn đẹp là trong hoạn nạn khó khăn vẫn có nhau", đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn A.Julia, và giờ đây, nó lại trở thành tuyên ngôn của những người bạn...được gọi là thân. Phải chăng cứ ai được gọi là "bạn thân" thì sẽ là...
Đọc tiếp

Như thế nào là một tình bạn đẹp?

Có lẽ cả tôi và các bạn đều có cho riêng mình một đáp án cho câu hỏi ấy rồi. " Tình bạn đẹp là trong hoạn nạn khó khăn vẫn có nhau", đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn A.Julia, và giờ đây, nó lại trở thành tuyên ngôn của những người bạn...được gọi là thân.

 

Phải chăng cứ ai được gọi là "bạn thân" thì sẽ là một tình bạn đẹp với bạn! Có thể có mà cũng có thể không. Vì khi ta đã gọi một ai đó là "bạn thân" thì hẳn người đó phải đem lại cho ta một cảm giác bình an và an toàn nào đó để ta có thể dễ dàng chia sẻ những buồn vui, những bí mật trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi hai chữ "bạn thân" được dùng sai nghĩa hoặc gọi quá sớm đối với một tình bạn vừa mới chớm nở. Khi người bạn kia còn dấu ta nhiều điều, khi người bạn ấy còn chưa thực sự mở lòng sẻ chia với ta và khi ta chưa thực sự hiểu họ thì ta với họ chỉ dừng lại ở mức độ bạn bè thông thường mà thôi. Còn "bạn thân" ư, có lẽ nên để thời gian chứng nhận...

 

Những người bạn lâu năm có phải đã cho ra những tình bạn đẹp không? Tình bạn của ba tôi với bạn của ông đã có từ cách đây 30 năm trước, từ khi hai người còn là hai cậu thanh niên trẻ và độc thân. Và khi hai người đã cách xa nhau gần ngàn cây số, tình bạn ấy vẫn luôn tồn tại và bền chặt thông qua những cuộc gọi qua điện thoại hoặc skyber, hay những tin nhắn chúc mừng những ngày trọng đại trong cuộc đời hai người. Ba tôi từng nói với tôi rằng: "Cuộc đời ba có được người bạn như bác ấy thực sự là điều quý giá đáng trân trọng". Có lẽ với ba, đó thực sự là một tình bạn đẹp!

 

Tình bạn đẹp có chớm nở với những người bạn mới quen hay không! Đã rất nhiều lần tôi cho là có. Khi tôi trao hết những thứ được coi là bí mật, quý giá nhất của mình cho những người bạn mới quen hoặc mới gọi nhau là bạn. Bởi tôi nghĩ, một khi ta mở rộng tấm lòng thì người kia cũng sẽ nhiệt tình cởi mở với ta, và dù hai bên có những bất đồng, những tính cách khác nhau thì chỉ cần cùng nhau giải quyết, tất cả sẽ trở thành bình thường. Thế nhưng hình như tôi đã nhầm, một vài người không như tôi nghĩ, họ khép kín bản thân như những con hến, khó có thể bậy nắp nó ra bởi sự cởi mở và chân thành. Và nếu họ có cởi mở với ta thì đó cũng chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm, họ coi đó là một thứ có thể dễ dàng tạo mối quan hệ và xa hơn, xấu hơn là lợi dụng ta.

Vai trò của ta trong mối quan hệ tình bạn là gì?

Tôi rất thích thuyết "Chính Danh" của Nhà Nho, nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc thời Chiến Quốc - Khổng Tử. Ông đã cho rằng, mỗi người khi sinh ra trên cõi đời này đều mang một cái "danh" nhất định, và ta phải làm tròn tốt bổn phận với cái "danh" ấy. Hiển nhiên, trong tình bạn, mỗi người sẽ có một "danh phận" nhất định tạo nên một tập thể vững mạnh. Trong tình bạn giữa hai người, đó là sự phối hợp tung hứng giữa cả hai, khi người kia bực bội, người này cần hiểu được tính cách người kia để làm dịu đi cơn bực bội ấy, và thế là mối quan hệ trở nên êm thấm. Tất nhiên cũng tùy trường hợp người bạn của ta đang bực chuyện gì đã. Còn trong tình bạn của hơn hai người, hiển nhiên sẽ là tập hợp những cá thể có nhiều điểm khác nhau về tính cách, mỗi người cần chọn cho mình một chỗ đứng nhất định trong nhóm. Ví dụ như tôi chọn cho mình một chỗ đứng im lặng trong nhóm, tôi im lặng với những gì nhóm tranh luận, bất đồng hay thảo luận, còn bạn của tôi, bạn ý chọn cho mình một chỗ đứng nổi loạn trong nhóm, để tất cả mọi người có thể dễ dàng để ý tới bạn ấy!

 

Thực chất, tình bạn đẹp nhất không phân biệt bất cứ rào cản nào của xã hội, chỉ cần chúng ta có thể mở lòng với nhau, chia sẻ buồn vui cho nhau và ở bên nhau mỗi lúc hoạn nạn là đã đẹp lắm rồi. Đâu cần phải kiếm tìm một ai hợp tính với bạn, chỉ cần tim một người sẵn sàng cùng bạn bước tới cuối đường là đã đủ, đó đã được gọi là "bạn tri kỷ" rồi...

15
4 tháng 2 2017

chả liên quan đến toán tí j cả

hay đó !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!111111111111