K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Trong xã hội, mỗi một cá nhân là một cá thể riêng biệt, độc lập. Tuy nhiên, lòng nhân ái giống như chiếc cầu nối các tâm hồn với nhau, giúp cho mọi người được gắn kết, thắt chặt với nhau. Ông cha ta cũng đã đúc kết chúng thành những câu thành ngữ, tục ngữ như một bài học để răn dạy và nhắc nhở con cháu sau này như “lá lành đùm lá rách” hay “thương người...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Trong xã hội, mỗi một cá nhân là một cá thể riêng biệt, độc lập. Tuy nhiên, lòng nhân ái giống như chiếc cầu nối các tâm hồn với nhau, giúp cho mọi người được gắn kết, thắt chặt với nhau. Ông cha ta cũng đã đúc kết chúng thành những câu thành ngữ, tục ngữ như một bài học để răn dạy và nhắc nhở con cháu sau này như “lá lành đùm lá rách” hay “thương người như thể thương thân”, … Trong chiến tranh, chính tình yêu thương đã đem lại sức mạnh đoàn kết cho dân tộc, đem đến những thắng lợi cho dân tộc, giành lại độc lập cho quê hương, đất nước. Ngày nay, lòng nhân ái còn được biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy đất nước đã hòa bình, nhưng vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn. Người già không nơi nướng tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ, … thực sự cần mỗi người dành sự qua tâm tâm đặc biệt. Hàng năm, bão lũ triền miên kéo theo nhiều gia đình bị mất nhà, gia sản, thậm chí cả người thân. Nếu không có những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, thực sự thật khó để họ có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Lòng nhân ái không chỉ giúp cho họ khắc phục được phần nào khó khăn mà con khiến cho trái tim ta được rộng mở hơn. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người có thái độ sống vô cảm, ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân, lo nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Họ không quan tâm đến những người xung quanh đang nghĩ gì hay cảm thấy thế nào. Họ không có sự cảm thông trước những nỗi đau của người khác. Đó là thái độ sống cần được lên án và phê phán gay gắt.Lòng nhân ái khiến cho con người xích lại gần nhau hơn. Sống yêu thương nhau là một cách chúng ta làm giàu đẹp cho tâm hồn của chính bản thân mình. ( Theo báo Nhân Dân)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích ?

Câu 2. Theo tác giả, lòng nhân ái trong xã hội có vai trò gì ?

Câu 3. Thái độ của tác giả khi bàn về lòng nhân ái ?

Câu 4. Anh / chị có ý kiến gì khi vẫn còn nhiều người có thái độ sống vô cảm, ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân, lo nghĩ đến quyền lợi cá nhân .

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt...Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt...Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ… (2) Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đờikhông phải ai cũng có đủ tình thương dành cho chúng. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt. (Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014, tr.92) Câu 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả tình yêu thương có sức mạnh như thế nào? Câu 3. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.

0
ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:      Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:Với vai trò là Phó bí thư Đoàn Thanh niên xã của một huyện biên giới tỉnh Đồng Tháp, mỗi ngày, tôi đều ghi lại trên trang cá nhân với chuyên mục “Mỗi ngày một câu chuyện”, những cảm xúc thật về các chàng trai, cô gái hay những mạnh thường quân đã chung tay cùng chính quyền địa phương chống dịch. Nhiều mô...
Đọc tiếp

ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

      Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Với vai trò là Phó bí thư Đoàn Thanh niên xã của một huyện biên giới tỉnh Đồng Tháp, mỗi ngày, tôi đều ghi lại trên trang cá nhân với chuyên mục “Mỗi ngày một câu chuyện”, những cảm xúc thật về các chàng trai, cô gái hay những mạnh thường quân đã chung tay cùng chính quyền địa phương chống dịch. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được Đoàn Thanh niên xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự xây dựng, thực hiện như: Mô hình tiếp nhận, hỗ trợ, xử lý thông tin về Covid-19; mô hình Shipper áo xanh chuyên nhận hỗ trợ đặt hàng, mua hàng hóa và giao tận nơi cho người dân.....

Mỗi ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng,dù trời nắng gắt hay mưa dầm, "những chiến binh áo xanh" vẫn không ngần ngại. Với mong muốn “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong suốt mấy tháng qua, Đoàn Thanh niên và Hội Liên hiệp Thanh niên xã đã vận động hơn 10 tấn gạo, 600 thùng mì, hơn 40 triệu đồng tiền mặt, hơn 2.500 suất quà là thức ăn, rau củ hỗ trợ người dân. Để có được những món quà đó lại là những câu chuyện đẹp từ sự chung sức, chung lòng của người dân…

 HUỲNH CHÍ TRUNG ( Chuyên mục  Covid19_ Nhật ký đối mặt - Báo QĐND -23/8/2021

Câu 1:  Anh/ chị hãy xác định nội dung của văn bản trên.     

Câu 2: Anh/ chị hãy chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng  trong đoạn 1.

Câu 3: Anh chị suy nghĩ gì về câu nói “không để ai bị bỏ lại phía sau” ?

0
ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga,...
Đọc tiếp
ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước. Chúng ta có truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một dòng chảy xuyên suốt qua lịch sử dân tộc và ngày càng lớn mạnh hơn.(Những đoạn văn nghị luận lớp 8- NXB Đại học quốc gia Hà Nội)Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?Câu 2: Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?Câu 3: Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói cho câu sau: "Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình"

Giúp mình với ạ!!!

0
I. Đọc-hiểu văn bảnCâu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

I. Đọc-hiểu văn bản

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước. Chúng ta có truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một dòng chảy xuyên suốt qua lịch sử dân tộc và ngày càng lớn mạnh hơn.

( Những đoạn văn nghị luận lớp 8- NXB Đại học quốc gia Hà Nội)

1.1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Tên tác giả?

1.2 Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói cho câu sau: Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình?

1.3 Từ đoạn trích trên, theo em, cội nguồn của tình yêu nước là gì? Là học sinh em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước?

II. Tập làm văn

Câu 1: Từ gợi ú trong đoạn trích, em hãy viết ( khoảng 5 - 7 câu) về tinh thần yêu nước của lớp trẻ hiện nay

0
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong công cuộc xâydựng hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kì quặc mà không hề biết. Hãy hình dungcách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnhcon cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong công cuộc xây
dựng hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kì quặc mà không hề biết. Hãy hình dung
cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh
con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân
mình, ảnh mình trong buồng tắm, lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh
mắt ái ngại, Trên facebook, ái kỉ không những được khuyến khích, nó là mục tiêu chính.”
(Trích “Bức xúc không làm ta vô can” – Phạm Hoàng Giang)

(Chú thích: ái kỉ - yêu bản thân mình một cách thái quá)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của
chính mình trong công cuộc xây dựng hình ảnh cá nhân” của tác giả?
Câu 3. Hãy chỉ ra một vài dẫn chứng về sự khoe khoang kì quặc mà em nhận thấy trên
mạng xã hội hoặc trong đời sống.
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 01 trang giấy bày tỏ suy nghĩ của em về tác hại của
mạng xã hội đối với giới trẻ trong cuộc sống hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu
hỏi tu từ (gạch chân).

1
25 tháng 3 2020

1. Nghị luận

2. Mỗi người tự quản lí, chỉnh sửa, phô diễn hình ảnh cá nhân của bản thân mình.

3. - Khoe người yêu

- Khoe xe sang, nhà sịn

- Khoe ảnh tình tứ.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:     Lòng biết ơn là một trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ tình yêu và hy vọng. Lòng biết ơn là một cảm giác đẹp, một tâm lý lành mạnh, một lương tâm và một động lực. Với lòng biết ơn, cuộc sống sẽ được nuôi dưỡng và ánh sáng tinh khiết sẽ luôn lóe lên.     Luôn biết ơn, luôn bày tỏ lòng biết ơn và tha thứ ngay cả với những người đã làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

     Lòng biết ơn là một trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ tình yêu và hy vọng. Lòng biết ơn là một cảm giác đẹp, một tâm lý lành mạnh, một lương tâm và một động lực. Với lòng biết ơn, cuộc sống sẽ được nuôi dưỡng và ánh sáng tinh khiết sẽ luôn lóe lên.

     Luôn biết ơn, luôn bày tỏ lòng biết ơn và tha thứ ngay cả với những người đã làm tổn thương chính mình, cuộc sống sẽ đủ đầy, hạnh phúc. Người biết ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ đền đáp.

     Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.

...

    Chỉ những người biết ơn mới có thể gặt hái được nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc sống và họ cũng có thể từ bỏ sự đổ lỗi vô nghĩa. Những người biết ơn sẽ tràn đầy sức sống, cởi mở và khôn ngoan, họ luôn nhận được may mắn và cuộc sống ít gặp rắc rối.

                              (Trích báo điện tử “Nhịp cầu đầu tư”, số ra ngày 04/6/2020)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2 (0,5 điểm):  Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong những câu văn sau: “Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.”

Câu 4 (1,0 điểm): Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

1
9 tháng 3 2022

1. PTBĐ chính: nghị luận.

2. Nội dung chính: Ý nghĩa và vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống.

3. BPTT điệp ngữ ở từ "biết ơn"

=> Liệt kê ra các sự vật, sự việc, qua đó khẳng định chúng ta nên biết ơn cuộc sống, vạn vật xung quanh.

4. Qua văn bản trên em rút ra bài học là chúng ta cần rèn luyện lòng biết ơn. Có lòng biết ơn, chúng ta sẽ có được cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:          Lòng tự trọng khác với tính tự ái. Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi thường hay nhầm lẫn hai khái niệm này. Lòng tự trọng có cơ sở từ tư tưởng trọng nhân nghĩa, coi trọng phẩm cách và giá trị con người của mình nhưng mục đích là vì người khác, tôn trọng người khác, nhằm làm đẹp cho xã hội, làm tốt cho cộng đồng. Nói cách khác, lòng tự...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          Lòng tự trọng khác với tính tự ái. Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi thường hay nhầm lẫn hai khái niệm này. Lòng tự trọng có cơ sở từ tư tưởng trọng nhân nghĩa, coi trọng phẩm cách và giá trị con người của mình nhưng mục đích là vì người khác, tôn trọng người khác, nhằm làm đẹp cho xã hội, làm tốt cho cộng đồng. Nói cách khác, lòng tự trọng có bản chất văn hoá và tinh thần nhân văn. Trái lại, tính tự ái là chỉ biết yêu chính bản thân mình, coi mình là trên hết, chỉ cốt được lợi cho riêng mình, bất chấp danh dự và quyền lợi chính đáng của người khác. Vì thế, lòng tự trọng thường được biểu hiện bằng những lời nói, cử chỉ, hành vi lịch thiệp, nhã nhặn, từ tốn, biết tự kiềm chế. Còn tính tự ái là “mảnh đất” tốt sinh ra những thói xấu, hẹp hòi, ích kỉ.

                                         (Theo Đào Ngọc Đệ, báo Nhân dân điện tử, ngày 22/2/2014)

 

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định  phương thức biểu đạt chính của phần trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của phần trích trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng  trong câu văn: Trái lại, tính tự ái là chỉ biết yêu chính bản thân mình, coi mình là trên hết, chỉ cốt được lợi cho riêng mình, bất chấp danh dự và quyền lợi chính đáng của người khác.

Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ phần trích trên là gì? Nêu lý do chọn thông điệp đó.

0
11 tháng 6 2019

b, Những câu thơ tả cảnh là cơ sở để thể hiện tình cảm, tâm trạng của nhân vật

+ Cảnh vật mênh mông, rộng lớn đối lập với tâm trạng cô đơn của Kiều

+ Câu thơ tả cảnh là câu thơ bộc lộ tấm lòng Kiều, cảnh được nhìn qua lăng kính tâm trạng: chứa đựng sự u sầu, buồn bã

Phần Đọc hiểu: : (4,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:                   Trong một cuộc thi chạy  giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc. Nhưng thỏ không phục, nó yêu cầu thi lại một lần nữa. Sau đó, thỏ dùng hết tốc lực chạy một mạch đến đích. Thỏ thắng, lần này rùa lại không phục, nó nói:’’Mỗi lần thi đều do anh chỉ định đường...
Đọc tiếp

Phần Đọc hiểu: : (4,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

                   Trong một cuộc thi chạy  giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc. Nhưng thỏ không phục, nó yêu cầu thi lại một lần nữa. Sau đó, thỏ dùng hết tốc lực chạy một mạch đến đích. Thỏ thắng, lần này rùa lại không phục, nó nói:’’Mỗi lần thi đều do anh chỉ định đường chạy, lần này tôi sẽ định đường thi chạy’’.Ở chặng đua đầu, thỏ vẫn là người chạy trước, nhưng khi đến bờ sông, thỏ không sao qua được. Nó chỉ đành dương mắt ngó rùa bơi qua sông. Thỏ đã thua, rùa lại thắng.

  Sau đó gặp nhau trong cuộc thi tiếp, thỏ nói: ‘‘Tại sao chúng ta cứ ăn thua với nhau như thế? Chúng ta hãy hợp tác nhé!’’. Thế là trên đất liền, thỏ cõng rùa chạy; đến bờ sông, rùa cõng thỏ trên lưng và cả hai vượt qua dòng nước.

  Cuối cùng, rùa và thỏ đều chiến thắng.

  ( Phỏng theo 50 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống của bạn, NXB Đồng Nai 2010)

a)     Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 

b)    Nêu ngôi kể? Nhân vật chính là ai?                                                               

c)     Nêu tên BPTT và tác dụng của nó trong đoạn văn in đậm

d)    Câu chuyện để lai trong em những bài học gì                                                                       

3
5 tháng 3 2022

a, PTBĐ: Tự sự

b, Ngôi thứ 3. Nhân vật chính là Rùa và Thỏ

c, BPTT: Nhân hóa.

Tác dụng: Làm cho nhân vật thêm gần gũi, sinh động hơn

d, Nên biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để cùng giành được chiến thắng. 

5 tháng 3 2022

a)phương thức biểu đạt chính là tự sự
b)Ngôi kể thứ 3 . Nhân vật chính là rùa và thỏ
c)BPTT là j.
d)Câu chuyện để lại trong em những bài học là nên giúp đỡ người khác và mỗi người có điểm mạnh điểm yếu khác nhau 
:33