nhận xét về cách kể chuyện trong bài '' những trò lố hay là va-ren và phan bội châu''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trật tự các sự kiện trong câu chuyện: Theo trật tự thời gian
- Trật tự các sự kiện trong truyện kể: Đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
⇒ Nhận xét hiệu quả nghệ thuật: Diễn tả chân thực hành trình đi tìm con của ông Năm. Khiến người đọc xúc động mạnh bởi tình cha sâu sắc, cùng lời văn mộc mạc nhưng chan chứa cảm xúc.
Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật.
Nghệ thuật kể chuyện: dẫn dắt, tạo tình huống, gỡ nút… Bút pháp khắc họa nhân vật .Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.Từ các tác phẩm Lão Hạc, chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân…của người nông dân.
- Truyện ngắn Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh) người kể chuyện toàn tri mượn quan điểm, thái độ, cảm giác của nhân vật Mai để kể chuyện. Bằng cách này , điểm nhìn nghệ thuật có sự đan xen, chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.
Xác định biện pháp nghệ thuật tu từ sử dụng trong bài thơ chuyện cổ tích về loài người và nêu tác dụng
Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)
Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn.
2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Cnon có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.
Ghi chép lịch sử theo trình tự thời gian, trong Đại Việt sử kí toàn thư, cách kể chuyện, các nhân vật lịch sử không đơn điệu theo trình tự thời gian
- Sự xuất hiện sự kiện tạo mốc đáng chú ý “tháng 6, ngày 24 sao sa” (quan niệm xa xưa: sao sa là điềm xấu) – điềm báo Hưng Đạo ốm nặng, qua đời
- Từ sự kiện đó, người viết sử ngược dòng kể chuyện về Trần Quốc Tuấn. Tác giả trở về với dòng sự kiện xảy ra.
- Trần Quốc Tuấn được vua phong tặng nhiều danh hiệu tôn quý, đây là công việc ôn lại một cách khô khan, công lao, đức độ của người quá cố khiến câu chuyện thêm sinh động
- Khéo léo lồng vào chuyện những nhận xét sâu sắc, nhằm định hướng cho người đọc những nhận xét, đánh giá thỏa đáng
- Các kể chuyện mạch lạc, rõ ràng, giải quyết được vấn đề then chốt về nhân vật, giữ được mạch truyện tiếp nối logic, sinh động, hấp dẫn
Câu chuyện về trí thông minh, khả năng tìm tòi, và sáng tạo của con người luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời, tiếp thêm cho ta động lực học để phấn đấu học tập. Trong đó em thích nhất là câu chuyện Nhà phát minh 6 tuổi.
Ma-ri-a sinh ra trong một gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học. Cô bé rất thích quan sát. Hồi cô 6 tuổi, có lần, gia đình tổ chức bữa tiệc. Cô bé nhận thấy một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rót ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao. Thế là cô lặng lẽ rời khỏi phòng khách.
Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. Lúc ấy, Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!”.
Về sau, Ma-ri-a trở thành giáo sư nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ. Năm 1963, bà vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí.
Sáng tạo là khả năng đặc biệt của con người. Câu chuyện tri Nhà phát minh 6 tuổi khiến em nhận ra rằng khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người có thể tạo nên nhiều điều thật tuyệt diệu.
em có thể tham khảo:
Tên của tôi là Thạch Sanh. Sau đây, tôi sẽ kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình.
Khi tôi vừa mới ra đời thì cha mất. Ít lâu sau, mẹ cũng qua đời. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi. Cả gia tài của tôi chỉ có chiếc rìu của cha tôi để lại. Khi tôi lớn thì có một vị thiên thần dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua chỗ tôi. Anh ta gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Tôi đến nhà ở với Lí Thông và mẹ của anh ta.
Lần nọ, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lí Thông nói với tôi:
- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về
Tôi chẳng nghi ngờ mà nhận lời. Đến nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lí Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lí Thông cứ van lạy tôi rối rít.
Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lí Thông nói với tôi:
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Tôi tin rồi trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi. Có hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
Trong văn học, có những trường hợp rất đặc biệt, sự ra đời và hình thành của tác phẩm vượt ra ngoài sự kiểm soát của bản thân nhà văn để cho hiện hữu những tác phẩm độc đáo, đặc sắc.
Truyện ngắn “Những trò lố hay la Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc cũng nằm trong số đó. Nhận xét về tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: “Tác giả không định dựng cuộc gặp gỡ này thành một cảnh hài kịch. Nhưng nghệ thuật biếm họa đã dược áp dụng rộng rãi theo yêu cầu của cái nhìn sân khấu”. Và một trong những yếu tố làm nên đặc sắc cho truyện ngắn này chính là nghệ thuật biếm họa độc đáo.
Nhân vật chính của tác phẩm này là hai nhân vật rất nổi tiếng mà tiêu đề văn bản đã nêu đích danh: Va-ren và Phan Bội Châu. Họ là ai ?Phan Bội Châu lã người rất có tài văn chương, đồng thời là nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông từng phát động phong trào Đông Du kêu gọi thanh niên tiến bộ phát huy tinh thần yêu nước, ra nước ngoài học hỏi để trở về canh tân, đổi mới đất nước.
Nhưng phong trào Đông Du thất bại rồi sau đó từ năm 10l3 đến năm 1916, ông bị chính quyền Quảng Châu bắt giam. Sau khi được tha, ông lại bị thực dân Pháp bắt cóc đưa về nước. Trước sức ép của công luận Việt Nam và quốc tế, thực dân Pháp ban đầu định thủ tiêu ông nhưng sau đành dưa ra xét xử công khai va kết án tù chung thân.
Va ren là Toàn quyền Đông Dương, khi sang Việt Nam đã ra lệnh ân xá Phan Bội Châu (thực chất là để lấy lòng dân chúng), sau khi mua chuộc, dụ dỗ ông không được, chúng lại đưa ông về giam lỏng ở Bến Ngự - Huế.
Nguyễn Ái Quốc viết truyện ngắn Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu để vạch trần âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần yêu nước, khẳng định vị thế cao cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu.
Tác phẩm ra đời khi khi Va-ren còn chưa sang Việt Nam, bởi thế, cuộc gặp gỡ giữa Toàn quyền Đông Dương và người chí sĩ cách mạng được miêu tà trong truyện chỉ là chi tiết hư cấu. Và cũng bởi thế, việc xây dựng chân dung Va-ren - một gã phản bội méo mó, ti tiện - là hoàn toàn đưa vào nghệ thuật biếm họa
Với ngòi bút châm biếm sắc sảo, trí tưởng tượng dồi dào, tác giá đã tái hiện cuộc gặp gỡ của Va-ren một kẻ phản bội nhục nhã với một vị anh hùng kiệt xuất, tất cả đều được hiện lên chân thực và sinh động.
Nổi bật trong tác phẩm là chân dung nhân vật Va-ren. Nguyễn Ái Quốc có cách xây dựng nhân vật khá độc đáo Mặc dù không xuất hiện trực tiếp với dung mạo, cử chỉ và hành động cụ thể, Va-ren xuất hiện gián tiếp qua "cuộc công cán" với lời hứa nửa chính thức . Dọc theo cuộc hành trình cao cả ấy, chân dung của y dần được lộ rõ. Tác giả đã tưởng tượng ra cảnh Va- ren được đón tiếp tại Sài Gòn. Thái độ của chính quyền bản xứ đối với Va- ren được miêu tả bằng những từ như quấn quýt lấy, lôi kéo đi, ru vỗ, ấp ủ trong mớ bòng bong của những buổi chiêu đãi, những cuộc tiếp rước, những lời chúc tụng. Dân chúng bị lừa đi đón rước dưới ngọn roi gân bò và tiếng quát tháo của viên đội xếp Tây. Họ đi xem quan Toàn quyền như đi xem hát tuồng và bình phẩm về mũ, áo, ủng cùng tướng mạo kỳ quái bất lương của ngài. Không ai tỏ ra tôn trọng ngài:
- Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - ngài hiện lên như một loài động vật!
Ồ, cái áo dài đẹp chửa! - ngài chăng khác nào một mụ già chải chuốt.
Ngài sắp diễn thuyết đấy!- hắn chỉ toàn ba hoa, khoác lác thôi.
- Bắp chân ngài bọc ủng! - hắn chi quen đá đấm và dùng vũ lực với người khác.
- Rậm râu, sâu mắt! - đó là một kẻ nham hiểm và độc ác.
Tác giả đã miêu tả kỹ hai cuộc đón rước tiệc tùng của ngài ở Sài Gòn và Huế, kết thúc mỗi cảnh đều có câu trong khi đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù. Tác giả đã mỉa mai sự quan tâm của Va-ren, chế giễu lời hứa nửa chính thức của y. Thực chất y không thực hiện lời hứa "chăm sóc" cụ Phan Bội Châu mà chỉ để ý đến bản thân mình, thích thú với những trò hề của mình, khoái chí trước sự ru vỗ, ấp ủ của bè lũ tay sai xu nịnh. Mọi lời hứa của viên quan Toàn quyền vụt biến mất.
Cuối cùng khi tới Hà Nội, phải đối mặt với Phan Bội Châu, Va-ren cũng phải "bắt đầu" nhiệm vụ dụ hàng của mình. Mọi lời Va-ren với Phan Bội Châu đều nhằm mua chuộc và dụ dỗ. Va-ren đã đưa ra một bản thuyết minh khá công phu không chỉ có lí lẽ mà còn có cả dẫn chứng, không chi có dẫn chứng "ta" mà còn có cả dẫn chứng "Tây". Nào là chuyện của Nguyễn Bá Trác rồi đến chuyện các chiến hữu Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtít... Nhưng Va-ren càng nói thì bản chất của kẻ phản bội gian trá càng hiện ra rõ hơn.
Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu là cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa hai bờ chiến tuyến. Hai người khác nhau hoàn toàn về vị thế: Va-ren gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường bất khuất, là người anh hùng được cả dân tộc tôn vinh. Cuộc gặp gỡ chất chứa những mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt. Trong cuộc đối thoại đó, chỉ có lời của Va-ren. Cuộc đối thoại đó trở thành lời độc thoại Va-ren sửng sốt vì y tưởng có thể thuyết phục được Phan Bội Châu bằng những lời lẽ khôn ngoan sắc sảo của mình. Nhưng không, y hoàn toàn thất bại. Y càng sửng sốt hơn vì nhận ra người đối thoại cao sừng sững, uy nghi và đầy khí phách, còn y chỉ là một kẻ phản bội nhục nhã. Trước cái im lặng dửng dưng, trước cái cười nửa miệng (không chắc chắn lắm) và cái nhổ vào mặt hắn của Phan Bội Châu (cùng không chắc chắn vì đều do người khác kể lại), Va-ren vụt biến thành một con lừa ngốc nghếch, một thằng hề chỉ biết ba hoa, khuyếch khoác.
Truyện được viết bằng bút pháp trào phúng sâu sắc, bố cục chặt chẽ, độc đáo gây nhiều hứng thú cho người đọc. Đây cũng là một trong nhiều truyện ngắn làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - tính trí tuệ sắc sảo và lối hành văn hiện đại.
Qua việc “tỉa tót” từng khía cạnh cụ thể của nhân vật Va-ren ở nhiều hoàn cảnh khác nhau mà cao trào là đoạn truyện Va-ren diễn thuyết trước Phan Bội Châu, tác giả đã lần lượt vạch trần bản chất của hắn và gộp lại thành một bức chân dung biếm hoạ độc đáo.
Bằng lối viết sắc sáo, khả năng tưởng tượng phong phú, tác giả đã xây dựng một tình huống truyện rất có ý nghĩa: cuộc đối đầu giữa quan Toàn quyền Đông Dương và người chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua những chi tiết được miêu tả, các tinh tiết được hư cấu, tác giả làm nổi bật sự đối lập sâu sắc giữa một tên quan lại thực dân mưu mô, xảo trá nhưng đã trở nên hết sức lố bịch trước người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không chịu khuất phục trước danh lợi cũng như sức mạnh của kẻ cầm quyền.