Bài 1: Một nồi nhôm khối lượng 0,4 kg đựng 0,2 kg nước được đun trên bếp. Hỏi nồi cần nhận nhiệt lượng bao nhiêu để làm cho nồi nước nóng lên từ 30⁰C đến 100⁰C.
Bài 2: Một hỗn hợp gồm ba chất lỏng không có tác dụng hoá học với nhau có khối lượng lần lượt là m1 = 1 kg, m2 = 2 kg, m3 = 3 kg. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là:
c1 = 2000 J/kg.K, t1 = 10⁰C, c2 = 4000 J/kg.K, t2 = 10⁰C,
c3 = 3000 J/kg.K, t3 = 50⁰C.
Tìm:
a. Nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt.
b. Nhiệt lượng để làm nóng hỗn hợp từ điều kiện ban đầu đến 30⁰C.
Bài 1: Tóm tắt:
\(m_{nhôm}=0,4kg\\ m_{nước}=0,2kg\\ t_1=30^oC\\ t_2=100^oC\\ \overline{Q=?}\)
Giải:
Ta có nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là:
\(c_{nhôm}=880J/kg.K\) và \(c_{nước}=4200J/kg.K\)
Lượng nhiệt tăng thêm là:
\(\Delta t=t_2-t_1=100-30=70\left(độ\right)\)
Nhiệt lượng cần cung cấp để nồi nhôm từ 30oC nóng đến 100oC là:
\(Q_1=m_{nhôm}.c_{nhôm}.\Delta t=0,4.880.70=24640\left(J\right)\)
Nhiệt lượng cần cung cấp để nước từ 30oC nóng đến 100oC là:
\(Q_2=m_{nước}.c_{nước}.\Delta t=0,2.4200.70=58800\left(J\right)\)
Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả nồi nước là:
\(Q=Q_1+Q_2=24640+58800=83440\left(J\right)\)
Vậy nhiệt lượng cần cung cấp cho nồi nước là: 83440J