K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2018

chính sách cai trị:

+ Nhà Hán đưa người Hán sang làm huyện lệnh

+ Nhân dân Giao Châu phỉ nộp nhiều thứ thuế, lao dịch, cống nạp nặng nề

+ Tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang sống cùng người Việt, bắt dân ta học chữ và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục của người Hán

haha

24 tháng 2 2019

thang cha may hong biet thi thoi

Tham khảo :

Năm 679, nhà Đường đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt quản lý.

- Nhà Đường cho xây dựng đường giao thông, xây thành, đắp lũy 

- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, ....

*Nhận xét (ý kiến riêng)

-Chính sách tàn bạo,độc ác khi vơ vét tài nguyên cũng như tài sản ,bắt bỏ phong tục tập quán ,thực hiện đồng hoá nước ta trở thành người Há

26 tháng 5 2021

THAM KHẢO

Năm 679, nhà Đường đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt quản lý.

- Nhà Đường cho xây dựng đường giao thông, xây thành, đắp lũy 

- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, ....

*Nhận xét 

-Chính sách tàn bạo,độc ác khi vơ vét tài nguyên cũng như tài sản ,bắt bỏ phong tục tập quán ,thực hiện đồng hoá nước ta trở thành người Hán

Câu hỏi ôn tập:1. Năm 179 TCN, sau khi chiếm nước ta, Triệu Đà chia nước ta thành mấy quận ?2. Âm mưu thâm độc nhất trong chính sách cai trị của nhà Hán là gì ?3. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra theo sơ đồ nào ?4. Tướng giặc Hán đã nếm lấy thất bại trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phải chạy trốn về nước, đó là ai ?5. Hai Bà Trưng đã bị thất bại trên đất Cấm Khê vào thời gian nào ?6. Cuộc khởi...
Đọc tiếp

Câu hỏi ôn tập:

1. Năm 179 TCN, sau khi chiếm nước ta, Triệu Đà chia nước ta thành mấy quận ?

2. Âm mưu thâm độc nhất trong chính sách cai trị của nhà Hán là gì ?

3. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra theo sơ đồ nào ?

4. Tướng giặc Hán đã nếm lấy thất bại trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phải chạy trốn về nước, đó là ai ?

5. Hai Bà Trưng đã bị thất bại trên đất Cấm Khê vào thời gian nào ?

6. Cuộc khởi nghĩa của bà Triệu năm 248 diễn ra ở đâu ?

7. Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước ta là Vạn Xuân ?

8. Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế giao quyền chỉ huy cao nhất vào thời gian nào ?

9. Vùng đầm lầy Dạ Trạch, Hưng Yên là căn cứ kháng chiến của ai ?

10. Theo em, sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được phong tục, tập quán gì ? Nêu ý nghĩa. 

1
21 tháng 3 2021

1. 

- Theo sử sách , Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Châu 

2. 

- Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

4.

- Tướng giặc Hán đã nếm lấy thất bại trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phải chạy trốn về nước, đó là Tô Định 

5.

- Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê vào tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch)

6. 

- Cuộc khởi nghĩa của bà Triệu năm 248 diễn ra ở Cửu Chân 

7.

Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước ta là Vạn Xuân vì : Mong muốn sự trường tồ của dân tộc, khẳng định ý chí độc lập, tự chủ, đất nước thanh bình, tươi đẹp như vạn mùa xuân

8.

- Năm 548, Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lạo, ông giao ủy quyền cho Triệu Quang Phục là con của quan thái thú Triệu Túc (Tiền Lý)

9.

- Vùng đầm lầy Dạ Trạch, Hưng Yên là căn cứ kháng chiến của Triệu quang Phục

10. 

- 

- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…

- Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.


 

21 tháng 3 2021

Cảm ơn bợn nghen.

8 tháng 2 2017

Câu 2: Diễn biến:

- Tháng 4/42, Mã Viện chỉ huy dẫn 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công và chiếm Hợp Phố, sau đó chia thành 2 đạo thủy bộ tiến vào nước ta.

- Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

- Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi, Hai Bà lui về Cấm Khê (Ba Vì- Hà Tây) chiến đấu giữ từng tấc đất, xóm làng.

- Tháng 3/43 Hai Bà hy sinh trên đất Cấm Khê nhưng cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/43 mới kết thúc.

chúc bạn học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

5 tháng 4 2019

nhanh, mk sắp kt r

18 tháng 10 2021

-Các chính sách đối nội của nhà Tần:

+Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.

+Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước.

+Bắt hàng triệu nhân dân đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí Trường thành, cung A Phòng, lăng li Sơn,...

-Các chính sách đối nội của nhà Hán:

+Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.

+Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.

Câu 1: Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nước ta là gì?Câu 2: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua hay còn gọi là gì?Câu 3: Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng ở nhiều nơi cho thấy điều gì?Câu 4: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng song dữ, chém cá kình ở biển khơi……đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!” là câu nói của ai?Câu 5: Bà Triệu hi...
Đọc tiếp

Câu 1: Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nước ta là gì?

Câu 2: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua hay còn gọi là gì?

Câu 3: Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng ở nhiều nơi cho thấy điều gì?

Câu 4: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng song dữ, chém cá kình ở biển khơi……đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!” là câu nói của ai?

Câu 5: Bà Triệu hi sinh ở đâu?

Câu 6: Lí Bí khởi nghĩa chống quân xâm lược nào?

Câu 7: Sau khi lên ngôi, Lí Bí đặt tên nước ta là gì?

Câu 8: Vì sao Triệu Quang Phục kêu gọi mọi người khởi nghĩa?

Câu 9: Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch Làm căn cứ kháng chiến?

Câu 10: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục đã làm gì?

2
19 tháng 3 2021

Câu 1:

Đồng hóa nhân dân ta

Câu 2:

Sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua và xưng là Trưng Vương.

Câu 3:

Bà Triệu

Câu 4:

Thể hiện sự biết ơn của nhân dân ta với người có công bảo vệ đất nước

Câu 5:

Núi Tùng

Câu 6:

Quân Lương

Câu 7:

Vạn Xuân

Câu 9:

- Vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) có địa thế hiểm yếu: đầm lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ mới vào được.

- Triệu Quang Phục được nhân dân ở đây ủng hộ, gọi ông là Dạ Trạch Vương.

⟹ Vùng Dạ Trạch thuận lợi cho cuộc chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng.


 

Câu 10:

 Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền.

19 tháng 3 2021

câu 1

Chính sách cai trị tham hiểm nhất của nhà Hán đối với nước ta là đông hóa

câu 2

Trưng Vương

câu 3

Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.
câu 4

Bà Triệu

câu 5

Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa). 

câu 6

quân Lương

câu 7

Vạn Xuân

câu 9

Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng vì đây là vùng hiểm yếu : đầm lầy, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ mới ra vào được... được nhân dân ủng hộ... thuận lợi cho xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng.

câu 10

Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền.

13 tháng 5 2021

đổi giao châu thành an nam đô hộ phủ