K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2018

Đình làng Như Phượng Hạ

Rời nơi ồn ào phố thị để về Văn Giang - Hưng Yên vào dịp cuối tuần, bạn sẽ được thỏa sức thả hồn trong không gian yên bình tại một làng quê trù phú ven sông Hồng với những vườn cây ăn quả, làng hoa - cây cảnh, đến với những di tích cổ kính để thấy lòng mình được tĩnh tại, thư thái. Một trong những địa chỉ bạn nên tìm đến đó là ngôi đình làng mang tên Như Phượng Hạ.

Toàn cảnh đình Như Phượng Hạ

Đình làng Như Phượng Hạ được xây dựng trên nền của ngôi đình cũ thuộc xã Long Hưng, huyện Văn Giang, là nơi tôn thờ hai vị Thành hoàng làng Hồi Thiện và Đô Thống Đại vương. Đình có kết cấu kiểu chữ Đinh bao gồm: Đại bái, Gian Ống muống, Hậu cung và Đình môn. Cổng đình có kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái. Tiếp đó là Đại bái gồm 3 gian, 2 chái kết cấu kiểu 4 mái truyền thống, mang đặc trưng kiến trúc thời Hậu Lê với các đầu đao cong hình đầu rồng cách điệu.
Cửa đình được làm theo lối “cửa bức bàn”, mỗi cửa gồm 6 cánh dựng song song với nhau, nối hai cột quân lại, tạo sự liên kết chắc chắn trong tổng thể kiến trúc của cả ngôi đình. Trong đình hiện còn bảo lưu những mảng chạm khắc vô cùng tinh tế, kết hợp chạm bong kênh, chạm lộng với những đường nét mềm mại, uyển chuyển. Với nhiều đề tài phong phú, các nghệ nhân xưa đã tạo nên những tác phẩm điêu khắc có giá trị mỹ thuật cao, thể hiện tài nghệ, sức sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú và đôi bàn tay khéo léo của các bậc tiền nhân.
Ngoài ra trong ngôi đình hiện còn bảo lưu một số hiện vật có giá trị như cửa võng, ngai thờ, bài vị, cuốn thần tích và 23 đạo sắc phong.
Mỗi năm cứ vào dịp mùng 2/1, 12/2, 1/5 và mùng 8/5 Âm lịch, dân làng lại tổ chức lễ tiết để kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của các vị Thành hoàng. Trong những ngày lễ hội có diễn ra lễ tế, lễ dâng hương và những trò chơi dân gian đặc sắc như: chọi gà, chơi cờ tướng, đánh tổ tôm... Đặc biệt người dân trong làng luôn phải kiêng húy bốn chữ Hồi Thiện, Đô Thống là tên của hai vị Thành hoàng.
Với những giá trị to lớn về kiến trúc và nghệ thuật, ngày 18/11/2015 Bộ VH,TT&DL đã ký quyết định công nhận Đình làng Như Phượng Hạ là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Về thăm ngôi đình để chiêm ngưỡng tài nghệ của những bậc tiền nhân, để tìm về những giá trị truyền thống của dân tộc, trong khuôn viên thoáng đãng với cây cối xanh tốt quanh năm càng tăng thêm vẻ trang nghiêm, uy nghi vốn có của ngôi đình.


1 tháng 4 2018

Trùng lợp thật,hôm nay trường mình đi đền Hùng,mình vừa đi về nè

Đền Hùng nằm ở phía tây bắc Hà Nội, cách Thủ đô chưa đầy 90km. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng hay còn được gọi là núi Cả, núi Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hi Cương, Hi Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiêu Sơn,...). Núi có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết, ba đỉnh núi này là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.
 
Phong cảnh nơi đây mới hùng vĩ làm sao! Ở đó núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn xanh tốt. Vào những ngày đẹp trời, ta có thể nhìn thây dòng sống Lô hiền hoà, trong vắt, những xóm làng ẩn hiện trong vườn cây trái như một bức tranh đầy màu sắc. Từ núi Nghĩa Lĩnh có thế’ quan sát được cả một vùng rất rộng của trung tâm Bắc Bộ với ngã ba Hạ, nơi sông Lô đổ nước vào sống Hồng, với các dãy núi Tam Đảo, Ba Vì và các dãy đồi lượn sóng xen kẽ giữa những cánh đồng tốt tươi, những vùng quê trù phú của vùng trung du.
 
Toàn bộ khu di tích gồm 4 đền, 1 chùa và một lăng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất đẹp mắt. Cao nhất là Đền Thượng, thấp nhất là Đền Giếng. Các Đền được xây dựng theo một kiến trúc cổ kính. Sau khi qua cổng chính của khu di tích, qua 225 bậc đá, là lên đến đền Hạ. Ở khu vực Đền Hạ có chùa Thiên Quang và cây Thiên Tuế 700 tuổi; gần đó có đền Ngọc và giếng Ngọc. Từ Đền Hạ theo 168 bậc đá nữa là Đền Trung và lên tiếp 102 bận nữa thì lên Đền Thượng và có lăng vua Hùng, tượng trưng cho mộ Tổ.
 
Cổng đền được xây theo kiểu vòm cuốn. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ; giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh-hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Mặt sau cổng đắp hai con hố là hiện thân vật canh giữ thần.
 
Qua cổng chính là Đền Hạ. Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Ngay chân Đền Hạ là nhà bia, trên đỉnh có đắp hình, nậm rượu. Nơi đây đặt bia đá ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
 
Gần Đền Hạ có ngôi chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ ngồi nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ. Chùa có một gác chuông được xây dựng vào thế kỉ XVII. Tiếp đến là Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Đây cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.
 
Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để cử hành những buổi lễ thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Tiếp đến là Lăng Hùng Vương, tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng hình vuông, tầng dưới bốn góc đắp bốn con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc”. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, hai bén cửa đều đắp kì lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bàng đá. Trong lãng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái mui luyện.
 
Từ Đền Thượng, đi tham quan một đoạn nữa là đến Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh), tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên dược nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời, cổng Đền Giếng có kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn.
 
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn). Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.
 
Ngay dưới chân núi là Bảo tàng Hùng Vương. Trong Bảo tàng có nhiều hiện vật, tranh ảnh, tượng lớn khắc hoạ chủ đề: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.
 
Vào những ngày giỗ Tổ Hùng Vương, cờ, hoa, biểu ngữ được trang hoàng khắp mọi nơi. Cờ bay đỏ những cành cây, đỏ những mặt hồ. Trong những ngày lễ, Đền Hùng càng đông khách thập phương đến tham quan và thắp hương, tưởng nhớ ghi dấu công ơn của các vua Hùng.
 
Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử — văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!
 
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

12 tháng 6 2021

VUONGDUCTAI

5 tháng 1 2017

sai đấy ạ ... đồ dùq trong gia đình thì nên thuyết minh về chiếc phích nước, tủ lạnh ..... chứ k nên thuyết minh về chiếc nón lá đâu ạ ...

20 tháng 2 2019

Hồ Trúc Giang, thường được người dân Bến Tre gọi là Bờ Hồ, nằm ở trung tâm thành phố Bến Tre. Hồ rộng gần 2 ha, nước trong xanh biếc. Phía Đông của hồ giáp với đường Nguyễn Trung Trực, phía Bắc giáp đường Hai Bà Trưng, phía Nam giáp đường Lê Quý Đôn, phía Tây giáp đường Trần Quốc Tuấn – nơi có tượng đài anh hùng LLVT nhân dân Trần Văn Ơn – người thanh niên đã hy sinh trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên trong những năm 1950 tại Sài Gòn. Hồ Trúc Giang thông với sông Bến Tre qua hệ thống cống ngầm. Vì thế, nước trong hồ luôn được lưu thông, đầy – cạn theo dòng chảy của sông Bến Tre ở phía Nam thành phố.

ho  a13-5

Về nguồn gốc của hồ Trúc Giang, theo nhiều bậc lão niên, trước kia nơi đây chỉ là một cái đầm nhỏ, đến thời Pháp thuộc, hồ được đào rộng, vừa lấy đất san lấp cho các khu vực quanh hồ, vừa tạo mỹ quan cho tỉnh lỵ Trúc Giang ngày trước, tức thành phố Bến Tre ngày nay. Tên hồ được gọi là Trúc Giang từ đó. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hồ Trúc Giang được cải tạo và có một thời gian, quanh hồ được trưng dụng làm sở thú để người dân trong thành phố đến vui chơi, thư giãn.

Hồ Trúc Giang được bao bọc bởi một hệ thống cây xanh, hoa kiểng, tạo nên một không gian xanh mát, trẻ trung, đầy sức sống; đồng thời cũng phảng phất chút nét cổ kính toát lên từ những hàng me tây cổ thụ, đặc biệt là từ một ngôi trường nổi tiếng có từ khá lâu đời. Ngôi trường này trước năm 1975 có tên gọi là trường Trung học Kiến Hòa, rồi đổi thành Lạc Long Quân; sau năm 1975 đổi thành trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu và ngày nay là trường THPT Chuyên Bến Tre.

Do bị xuống cấp cùng với việc quy hoạch phát triển Bến Tre lên đô thị loại 3 vào năm 2007, hồ Trúc Giang được đầu tư cải tạo. Diện tích hồ bị thu hẹp còn gần 1,8 ha để mở rộng độ dốc lòng hồ. Hồ có dạng hình thang, với 4 sân cảnh hình bán nguyệt lấn ra mặt hồ; đường dạo quanh hồ có nhiều bậc tam cấp. Nhìn từ trên cao, hồ Trúc Giang trong xanh như một chiếc gương trang điểm của thiên nhiên.

ho 13-5

Không chỉ là nơi hàn huyên tâm sự, hồ Trúc Giang còn là không gian lý tưởng cho các hoạt động vui chơi giải trí và tập thể dục rèn luyện sức khỏe của người dân thành phố.

Là một thành phố trẻ, năng động, thành phố Bến Tre đang phấn đấu để đạt các tiêu chuẩn của đô thị loại 2. Tuy hội nhập và phát triển nhưng thành phố Bến Tre vẫn giữ được những nét riêng của một xứ sở yên bình, thơ mộng. Hồ Trúc Giang chính là một trong những nét đẹp rất riêng đó. Điều này cũng lý giải vì sao, người dân Bến Tre dù đi đâu, ở đâu cũng đều nhớ đến hồ Trúc Giang – nơi đã tồn tại như một nét duyên của thành phố xứ Dừa.

6 tháng 12 2017

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều các loại đồ dùng, vật dụng được con người sử dụng trong gia đình. Đó là những vật dụng hữu ích, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Có công dụng như một loại bình để chứa nước, đặc biệt là giữ cho nước luôn ấm để mọi người trong gia đình có thể sử dụng bất kì lúc nào, mà không cần tốn công hâm nóng hay đi đun lại nước. Vật dụng thần kì này mang lại cho con người rất nhiều tiện ích. Đó là chiếc phích nước.

Phích nước là một trong những vật dụng được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Công dụng lớn nhất của chiếc phích nước chính là giữ nước nóng ở nhiệt độ ổn định. Phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng nước của con người mà không mất thêm nhiều công sức đun nóng. Với thiết kế đặc biệt, chiếc phích nước có thể duy trì độ nóng của nước trong một thời gian khá dài, khoảng bảy đến mười ngày. Chiếc phích nước được cấu tạo bởi các bộ phận chính như: vỏ phích- đây là bộ phận bảo vệ ruột phích, thường được làm bằng nhựa. Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên con người nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng.

Bộ phận thứ hai của chiếc phích mà ta có thể kể đến, đó chính là ruột phích. Trong cấu tạo của phích, ruột phích được xem là bộ phận quan trọng nhất, nó có vai trò giữ nhiệt độ của nước nóng. Do ruột phích được làm bằng một lớp thủy tinh mỏng, sau đó được tráng trên bề mặt một lớp bạc nên phích nước có thể duy trì nhiệt độ của nước trong một thời gian dài. Bộ phận thứ ba của chiếc phích nước là chiếc lắp phích, bộ phận này cũng vô cùng quan trọng bởi nó là bộ phận dùng để che kín miệng phích, cách li được nước nóng trong phích tiếp xúc với không khí bên ngoài. Chiếc lắp phích thường được làm bằng nhựa, gồm hai lớp. Lớp ở trong có những đường xoáy để tạo độ khít với phích nước, lớp bên ngoài có hình dạng như một chiếc cốc nhỏ, đậy ở trên cùng.

Phích nước thường có dạng hình trụ dài, kích thước ở thân đều nhau, miệng tương đối nhỏ. Với kích thước này chỉ thích hợp dùng siêu đổ nước trực tiếp hoặc dùng những chiếc ca có miệng để rót nước vào phích. Màu sắc, hình dạng, kích thước của những chiếc phích cũng khá đa dạng. Ngày nay, người ta sản xuất phích nước với rất nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau, đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như sở thích của mỗi người, mỗi gia đình. Nếu như hình dáng bên ngoài của chiếc phích có hình trụ dài thì ruột phích lại có hình trứng, thon tròn ở dưới đáy, thuôn dài ở phần thân.

Về kích thước của những chiếc phích phụ thuộc hoàn toàn vào dung lượng nước mà nó có thể chứa. Thể tích thông thường nhất của những chiếc phích là khoảng 300 ml, nhưng cũng có những loại phích có kích thước lớn hơn 500 ml để phục vụ cho những gia đình đông người, cho những gia đình có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều. Phích nước có công dụng có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, song giá thành của nó cũng rất rẻ, giá dao động từ một trăm nghìn đồng đến hai trăm năm mươi nghìn đồng, tùy thuộc vào thể tích, mẫu mã, nhãn hiệu… nhờ những chiếc phích nước mà con người luôn có nước nóng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt như: pha trà, pha mì tôm, hòa cà phê….

Những chiếc phích mang lại nhiều tiện ích cho con người, trong đó quan trọng nhất là tiết kiệm được thời gian, công sức. Con người có thể sử dụng nước nóng bất kì lúc nào, nhiệt độ trong phích luôn được đảm bảo, nhu cầu sử dụng cũng được đáp ứng tốt hơn. Như vậy, phích nước là một vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi người, mỗi gia đình.

6 tháng 12 2017

Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức vì là nước thuộc vùng nhiệt đới, năm gần đường xích đạo. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày - quạt máy.

Quạt điện hay quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơthể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kì tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất.

Cấu tạo chung của quạt gồm các phần chính : Thân quạt có gắn bộ công tắc chỉnh tốc độ, lồng quạt, cánh quạt, mô-tơ quạt và bộ chuyển hướng. Một số quạt có thêm đèn trang trí, đồng hồ... Mô-tơ quạt gồm có: cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stator) gồm nhiều tấm tole silic mỏng ghép lại với nhau để tránh dòng điện Phu - Cô. Rotor cũng được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại và có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi để tạo chuyển động cho bộ chuyển hướng, tụ điện để tạo ra dòng điện lệch pha. vỏ nhôm để ghép giữa rotor và stator. Bạc thau có ổgiữ dầu bồi trơn để giảm lực ma sát.

Nguyên lí hoạt động của quạt: Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ được làm bằng tole silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau sẽ tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây (dây chạy và dây đề) đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quay được. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giảm đi do thay đổi điện trởcủa cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỉ XIX. Đó là một hệ thống gồm một cái khung làm bằng vải bạc kết nối với một sợi dây dẫn kéo tới và lui tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XIX, các nhà máy thủy lực đã tạo ra một loại quạt dẫn động bằng đai. Họ thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. ông gọi phát minh của mình là máy quạt li tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí. Các loại quạt li tâm này được sử dụng rất thành công ởtrong các nhà máy vào năm 1832-1834. Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ởMĩ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay. Vào cuối thế kỉ XIX, quạt điện được các hộ gia đình sử dụng. Những loại quạt đối lưu nhiệt được chạy bằng cồn, dầu, hoặc là dầu hỏa đã phổ biến khắp thế giới vào thế kỉ XX. Và ũ khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện đã du nhập vào nước Mĩ. Chiếc lồng quạt bảo vệ của họ không có tính an toàn do người dân lúc ấy chưa biết, khoảng cách giữa các lưới ởlồng quạt (bằng sắt, đồng hoặc nhôm tạo thành một cái lồng) rất lớn, có độ hở rộng vì thế nhiều người nhất là trẻ em đã bị thương do cánh quạt gây ra.

Vào thập niên 1920, do có sự cải cách và mặt tiến bộ công nghiệp trong sản xuất nên đã hạ giá quạt để nhiều nhà có thể đủ tiền mua sử dụng. Đến năm 1930, nghệ thuật trang trí quạt ra đời (quạt hình Thiên nga). Trong năm 1950, các loại quạt được sản xuất và sơn đủ loại màu sắc bắt mắt. Khi máy điều hòa không khí ra đời vào năm 1960 là lúc đánh dấu kết cho sự kết thúc của cả một tuổi vàng cho quạt điện. Trong những năm 1970, kiểu quạt trần của Nữ hoàng Victoria được phổ biến thế giới. Trong thế kỉ XX, quạt điện đã trở nên thiết thực hơn. Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc...

Trong thập niên 2000, việc chọn mua quạt thẩm mĩ phù hợp với nhà đã trở thành một mối quan tâm lớn của mọi người. Quạt điện đóng vai trò là một phần rất lớn trong cuộc sống mỗi ngày ởmột số nước vùng nhiệt đới. Hiện nay, mặc dù đã có điều hòa không khí nhưng chiếc quạt điên vẫn rất phổ biến và được dùng nhiều nhất ởtrong mọi gia đình Việt Nam.

- chúc bạn học tốt

11 tháng 6 2016

quãng đường đó dài số ki lô mét là :

54 + 19 + 82 = 155 ( km )

đáp số : 155 km

8 tháng 3 2019

Tham khảo:

Dàn ý:

a. Mở bài

  • Giới thiệu về chiếc máy vi tính của gia đình em
  • Tham khảo: Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chiếc máy tính để bàn không còn xa lạ đối với con người nói chung và các bạn học sinh chúng em nói riêng. Ngoài những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước… không chỉ là một đồ dùng học tập mà nó còn là một người bạn đặc biệt với chúng em. Đó là chiếc máy vi tính.

b. Thân bài

  • Tả bao quát chung

    • Vừa như một chiếc ti vi, vừa như một máy hát đĩa lại vừa như một máy đánh chữ.
  • Nguồn gốc

    • Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956.
    • Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất to lớn, bằng cả một căn phòng và đồng thời nó chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản.
    • Theo thời gian, bằng sự nỗ lực say mê nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thước của chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.
  • Tả từng bộ phận

    • CPU: bộ não cúa máy vi tính, trông nó như một cái thùng, cũng màu trắng sừa, bên trong toàn là các mạch điện tử và dây cáp điện chằng chịt, phía trước của CPU ngoài công tắc để mở máy còn có một rãnh nhỏ, đó là khe để đưa đĩa mềm vào sử dụng. Bên trên rãnh nhỏ là ổ đĩa CD, bộ phận này khiến máy vi tính giống máy hát đĩa; ấn vào nút nhỏ, một khay chứa đĩa CD chạy ra, bỏ đĩa vào và cho máy chạy. Em xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi thỏa thích.
    • Màn hình: giống chiếc ti vi là ở cái màn hình, vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, phía trước cũng có các nút điều chỉnh như của ti vi, phía dưới có đế hình vuông khớp với màn hình, nhờ đó màn hình xoay được, không xem được ti vi nhưng xem được các đĩa phim.
    • Bàn phím: dẹt, trên bề mặt có các phím chữ, phím số đê gõ chữ.
    • Con chuột: tên gọi của bộ phận này là do hình dáng của nó, nó hỗ trợ cho bàn phím khi ta làm việc với máy tính, hoặc chơi trò chơi.
  • Công dụng cúa máy

    • Máy tính thật là hay, gõ chữ, làm tính, vẽ hình, xem phim, nghe nhạc, đặc biệt làm em mê nhất là chơi trò chơi.
    • Sợ em xao lãng việc học, ba má quy định chỉ chơi trò chơi vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày thường chỉ khi học xong mới được chơi khoảng nửa giờ.

c. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về chiếc máy vi tính
  • Tham khảo: Chiếc máy vi tính không chỉ là dụng cụ học tập mà nó còn là người bạn vô cùng hữu ích đối với các em học sinh. Để chăm sóc và bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, làm sạch bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, máy vi tính cần để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, mỗi chiếc máy vi tính cần cài một chương trình diệt “virus” để tiêu diệt các tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.

Bài văn:

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chiếc máy tính để bàn không còn xa lạ đối với con người nói chung và các bạn học sinh chúng em nói riêng. Ngoài những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước… không chỉ là một đồ dùng học tập mà nó còn là một người bạn đặc biệt với chúng em. Đó là chiếc máy vi tính.

Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất to lớn, bằng cả một căn phòng và đồng thời nó chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản. Theo thời gian, bằng sự nỗ lực say mê nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thước của chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

Cấu tạo máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau nhưng lại có liên quan đến nhau đó là CPU và màn hình. CPU là một bộ phận chính và quan trọng nhất của máy vi tính, là nơi xử lí các thông tin, tín hiệu nhận được từ các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột… CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường thông thường là 50cm*10 cm*40cm. Vỏ ngoài bao bọc CPU và một số thiết bị phối hợp khác được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong chứa ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn…

Không chỉ xử lý công việc một cách hiện đại mà nhờ có chiếc máy vi tính, học sinh chúng em có thể trao đổi thông tin học tập một cách nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm cho các môn học và có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập… Dụng cụ học tập này không chỉ giúp ích cho chúng em trong việc học tập đâu ạ! Nó còn giúp ta giải trí bằng cách nghe nhạc, đọc báo hoặc chơi các trò chơi trên máy vi tính…

Chiếc máy vi tính không chỉ là dụng cụ học tập mà nó còn là người bạn vô cùng hữu ích đối với các em học sinh. Để chăm sóc và bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, làm sạch bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, máy vi tính cần để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, mỗi chiếc máy vi tính cần cài một chương trình diệt “virus” để tiêu diệt các tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.

9 tháng 3 2019

Tả chiếc máy vi tính nhà em

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chiếc máy tính để bàn không còn xa lạ đối với con người nói chung và các bạn học sinh chúng em nói riêng. Ngoài những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước… không chỉ là một đồ dùng học tập mà nó còn là một người bạn đặc biệt với chúng em. Đó là chiếc máy vi tính.

Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất to lớn, bằng cả một căn phòng và đồng thời nó chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản. Theo thời gian, bằng sự nỗ lực say mê nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thước của chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

Cấu tạo máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau nhưng lại có liên quan đến nhau đó là CPU và màn hình. CPU là một bộ phận chính và quan trọng nhất của máy vi tính, là nơi xử lí các thông tin, tín hiệu nhận được từ các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột… CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường thông thường là 50cm*10 cm*40cm. Vỏ ngoài bao bọc CPU và một số thiết bị phối hợp khác được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong chứa ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn…

 Quãng đường ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì 

54+19+82=155( km)

Vậy ...

hc tốt

Quãng đường ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì

54+19+82=155( km)

Vậy ...

hc tốt