Trong thế kỉ XV nhân dân ta đã đương đầu với quân xâm lược nào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp đã thi hành chính sách kinh tế đối với nước ta là:
- Về nông nghiệp: + Thực dân Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền, Ở Bắc Kì chi tính năm 1902 đã có 182000 ha ruộng đất bị Pháp chiếm. Riêng giáo hội Thiên Chúa đã chiếm 1/4 diện tich cày cấy ở Nam Bộ.
+ Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo phát canh thu tộ theo kiểu địa chủ Việt Nam.
- Trong công nghiệp: + Chúng tập trung khai thác than và kim loại. Năm 1912, sản lượng kinh tế thanh đá tăng gấp 2 lần so với năm 1903. Chỉ trong năm 1911, Pháp dã khai thác hàn vạn tấn quặng kẽm, hằng trăm tấn thiếp, đồng, hằng trăm kilogam vàng bạc.
+ Chúng còn phát triển một só ngành công nghiệp nhẹ như xi măng, điện nước, ... đã đem lại cho chúng một nguồn lợi lớn.
- Về giao thông vận tải: Chúng xây dựng hệ thống GTVT đường bộ, Đường sắt đén nơi hẻo lánh nhằm tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh.
- Về thị trường: Pháp tìm cách độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế, hàng hoá các nước khác bị đánh thuế rất cao. Hàng hóa Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Pháp.
- Trong tài chính: Đề ra các thuế mới, bên cạnh thuế cũ nặng nhất là thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện, ...
Nhận xét về kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
Tham khảo:
Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chứng tỏ:
- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ như là việc chế tạo ra máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước,...
- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại (Ví dụ: Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau 2 năm sống ở Hà Lan).
- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ như việc vận dụng thành công những kĩ thuật hiện đại nhất trên thế giới lúc bấy giờ.
Tham khảo
a) Trong lĩnh vực hóa học:
Định luật tuần hoàn của các nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học.
b) Trong lĩnh vực sinh học:
- Đác-uyn (Anh): Học thuyết đề cập đến sự tiến hóa và di truyền... => Giải thích được nguồn gốc chung của sinh giới và sự tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên.
- Lu-i Paster (Pháp): Giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.
- Pap-lốp (Nga): Thí nghiệm về những phản xạ có điều kiện => Nghiên cứu được về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.
Mục d
b) Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất
- Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng.
- Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hóa học ra đời.
- Việc phát minh ra điện tín.
- Cuối thế kỷ XIX, ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong.
- Tháng 12 - 1903, anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên => ngành hàng không ra đời.
* Trong nông nghiệp
- Máy móc được sử dụng nhiều như máy kéo, máy cày, máy gặt...
- Phương pháp canh tác được cải tiến: chế độ luân canh thay thế dần chế độ hưu canh thời phong kiến.
- Việc sử dụng phân hóa học nâng cao năng suất cây trồng.
=> Những tiến bộ khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.
a) Trong lĩnh vực hóa học:
Định luật tuần hoàn của các nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học.
b) Trong lĩnh vực sinh học:
- Đác-uyn (Anh): Học thuyết đề cập đến sự tiến hóa và di truyền... => Giải thích được nguồn gốc chung của sinh giới và sự tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên.
- Lu-i Paster (Pháp): Giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.
- Pap-lốp (Nga): Thí nghiệm về những phản xạ có điều kiện => Nghiên cứu được về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.
Mục d
b) Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất
- Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng.
- Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hóa học ra đời.
- Việc phát minh ra điện tín.
- Cuối thế kỷ XIX, ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong.
- Tháng 12 - 1903, anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên => ngành hàng không ra đời.
* Trong nông nghiệp
- Máy móc được sử dụng nhiều như máy kéo, máy cày, máy gặt...
- Phương pháp canh tác được cải tiến: chế độ luân canh thay thế dần chế độ hưu canh thời phong kiến.
- Việc sử dụng phân hóa học nâng cao năng suất cây trồng.
=> Những tiến bộ khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.
1. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.
2. Tấn công quyết liệt.
3. Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.
4. Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.
5. Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Là quân Minh bạn ạ!
1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ :
-Tháng 11- 1406 Trương Phụ chỉ huy 20 vạn quân Minh và hàng vạn dân phu chia làm 2 cánh sang xâm lược nước ta.
-Bị đánh bại ở Lạng Sơn, Hồ Quý Ly lui về phóng ngự ở thành Đa Bang(Hà Tây), rồi lại lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Vĩnh Lộc- Thanh Hóa) và bị quân Minh bắt vào cuối tháng 6-1907 ở Hà Tĩnh.
-Kháng chiến của nhà Hồ thất bại do đường lối sai lầm, không dựa vào dân, làm mất lòng dân, chiến đấu đơn độc .
2. Chính sách cai trị của nhà Minh :
-Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu nước ta , đổi nước ta thành quận Giao Chỉ
-Thi hành chính sách đồng hóa , ngu dân , bóc lột tàn bạo .
-Tăng thuế , bắt người đem về Trung Quốc
-Thiêu hủy sách vở , bắt ta bỏ phong tục tập quán .
-Chế độ thống trị của nhà Minh tàn bạo , đất nước bị tàn phá , nhân dân lầm than
3 .Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần :
a. Khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407- 1409 ):
-Tháng 10- 1407 ,Trần Ngỗi xưng là hòang đế Giản Định, lập căn cứ ở Nghệ An ( 1408) ; được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng , và thắng trận Bô cô ( Nam Định ).
-Nội bộ nghĩa quân nghi ngờ giết hại lẫn nhau , khởi nghĩa tan rã .
-1409 Trần Ngỗi bị giặc bắt đưa về Trung Quốc .
b. Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 –1414) :(Trùng Quang chống quân Ngô)
-Trần Quý Khóang là cháu vua Trần Nghệ Tông được Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị phò tá .
-Trần Quý Khóang lên ngôi vua , hiệu là Trùng Quang .Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Quảng Nam .
-Năm 1411 quân Minh xin thêm viện binh tấn công Thanh Hóa , nghĩa quân rút vào Thuận Hóa .
-Năm 1413 quân Minh đánh Thuận Hóa , khởi nghĩa thất bại .
Nguyên nhân : do ách thống trị tàn bạo của quân Minh .
Đặc điểm : nổ ra sớm , liên tục mạnh mẽ .
Thất bại do : thiếu sự phối hợp, thiếu liên kết , nội bộ mâu thuẫn .
* Sự khác nhau giữa cách đánh của nhà Trần chống quân Nguyên và nhà Hồ chống quân Minh :
-Nhà Trần :dựa vào nhân dân, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”; “đoản binh thắng trường trận”, vừa đánh cản giặc, vứa rút lui để bảo tòan lực lượng , buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta
-Nhà Hồ : không dựa vào dân, không đòan kết được tòan dân, chiến đấu đơn độc .
Một cảnh trong phim Trùng Quang tâm sử
Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập.
Tham Khảo :
Trần Quý Khoáng là cháu nội của vua Trần nghệ Tông,trước việc làm sai trái của Vua Giản Định Đế, Con Nguyễn Cảnh Chân là Cảnh Dị, con Đặng Tất là Dung đều căm giận vì cha bị chết oan, mới đem quân Thuận Hóa về Thanh Hóa, đón rước Nhập nội thị trung Trần Quý Khoáng đến Nghệ An lên làm vua thay thế. Trần Quý Khoáng lên ngôi vua ngày 17 tháng 3 năm 1409, đổi niên hiệu là Trùng Quang, là vị vua yêu nước, trọng nghĩa, yêu thơ văn chữ Nôm, các tác phẩm của ông có nội dung trong sáng, đề cao tinh thần thượng võ của dân tộc. Khi lên ngôi lấy Nguyễn Súy là Thái phó, Nguyễn Cảnh Dị làm Thái bảo, Đặng Dung làm đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã. Khi đó, quân của Trần Giản Định là Lê Triệt và Lê Nguyên Đỉnh dấy quân chống lại xong bại lộ. Ngày 20 tháng 4, Giản Định bị dẫn về Nghệ An, Trùng Quang khiêm nhường mặc thường phục xuống thuyền đón rước, lập Giản Định làm thượng hoàng để cùng chung sức đánh giặc.Tháng 7 năm 1409, hai vua ra quân đánh giặc. Thượng hoàng tiến quân tới Hạ Hồng, vua đem quân đến Bình Than, đóng đinh ở đấy. Quân Minh đóng ở cửa thành cố thủ không dám ra đánh.
Vừa khi tổng binh Trương Phụ, với tước Anh quốc công đeo ấn Chinh Di tướng quân sang cứu viện, thế quân Minh lại lên. Thượng hoàng liền bỏ thuyền lên bờ, đến trấn Thiên Quan. Vua ngờ Thượng hoàng có ý khác, sai Nguyễn Súy đuổi theo nhưng không kịp. Sau bị Quân của Trương Phụ bắt được, giải về Kim Lăng, rồi bị hại chết.
Tháng 8 năm 1409, Trùng Quang Đế cầm cự nhau với Trương Phụ của quân nhà Minh ở Bình Than.
Đến năm 1410, nhà Minh tiếp tục chi viện để đánh Đại Việt. Chúng dùng nhiều thủ đoạn để mua chuộc người Việt, và đã có một bộ phận người nhát gan phản bội đất nước, tiếp tay cho giặc đàn áp càng mạnh hơn đối với quân ta. Mặc dù rất nhiều khó khăn đã và đang diễn ra nhưng vua và tôi của Trùng Quang Đế vẫn dũng cảm chiến đấu.
Tháng sáu năm 1412, quân ta bị thua trận ở Thanh Hóa, Diễn Châu, Nghệ An trước quân Minh tàn bạo.
Sau khi bị dồn về phía Nam, đến tháng ba năm 1413 Trùng Quang Đế mới trở lại Nghệ An với một lực lượng đã suy yếu nhiều, nhưng vẫn nuôi hy vọng phục hồi thế trận. Trương Phụ lại đánh vào Nghệ An, vua phải rút về Châu Hóa, sai Nguyễn Biểu làm sứ đi cầu phong, đến Nghệ An bị Trương Phụ bắt giữ.
Trùng Quang Đế chạy sang nước Lão Qua, sau đó bị giặc Minh bắt. Các tướng Hậu Trần cũng lần lượt bị bắt. Đó có thể coi là thời điểm kết thúc thực sự của triều đại nhà Trần trong lịch sử.
Đầu năm 1414, vua Trùng Quang cùng các bầy tôi bị giải về Trung Quốc. Giữa đường, Trùng Quang Đế nhảy xuống nước tự vẫn. Các bầy tôi của ông là Đặng Dung, Nguyễn Súy sau đó cũng đều tự vẫn chết vì nước.
Trong lịch sử dân tộc, Trùng Quang Đế là vị vua duy nhất chọn cái chết bằng cách tự vẫn khi bị giặc bắt. Đó chính là biểu hiện yêu nước, để chứng tỏ với nhà Minh rằng, nước Đại Ngu có thể bị mất nhưng người Việt không bao giờ bị khuất phục. Giản Định Đế
Giản Định đế là vị vua đầu tiên của nhà Hậu Trần, được dựng lên trong lúc gian nan, ở ngôi 2 năm (1407-1409) với nhiều cố gắng trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh xâm lược, giải phóng đất nước và phục hưng nhà Trần. Tuy nhiên, vì nghi kị bề tôi, nghe lời sàm tấu mà cơ nghiệp đang xây dựng dang dở đã đổ vỡ.
Giản Định đế tên húy là Trần Ngỗi, còn có tên khác là Trần Qũy, con thứ của vua Trần Nghệ Tông, tuy nhiên sử sách không cho biết rõ ông là con thứ mấy, thân mẫu là ai và sinh vào năm nào.
Giản Định đế vốn thực không có mộng làm vua, do hoàn cảnh đưa đẩy mà được tôn lên ngôi. Ông là người thuộc hoàng tộc của triều trước, nên khi Hồ Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần đã phong cho ông tước Nam quận vương. Khi quân Minh kéo vào xâm lược, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, ông lánh đến Mô Độ, phủ Thiên Trường (nay là xã Yên Mô, huyện Yên Mô, Ninh Bình). Bấy giờ có người ở đó tên là Trần Triệu Cơ biết ông là con cháu họ Trần nên “xuất dân chúng lập lên làm vua” (Việt sử tiêu án).
Giản Định đế là vị vua đầu tiên trong lịch sử và là vị vua duy nhất của nhà Trần lấy tên hiệu của mình làm đế hiệu. Vì trước đó vua có hiệu là Giản Định nên khi làm vua đã xưng là Giản Định đế, đặt niên hiệu là Hưng Khánh.
Mới lên ngôi được 2 tháng, Giản Định đế đã cho giết ngụy quan nhưng lại phóng tay giết quá nhiều người, trong đó phần lớn chỉ là những người bị ép buộc phải theo chủ nhân của mình. Sử sách đã chê trách việc này như sau: “Thiên hạ đại loạn, nhân dân Nghệ An, Diễn Châu biết ai là chân chúa. Thúc Dao là con người tôn thất, Nhật Chiêu là tướng quân cũ, nhận quan tước của nhà Minh, giữ đất, trị dân, dân không theo có được không? Giết Thúc Dao và Nhật Chiêu là phải, còn bọn thuộc hạ nên vỗ về mà dùng, thì chúng không cảm kích ơn đức đó hay sao? Thế là lại giết nhiều như vậy, sao gọi là quan nhân nghĩa được?” (Đại Việt sử ký toàn thư).Giản Định đế sau khi lên ngôi, vừa chống giặc Minh vừa cho quân đi diệt trừ những ngụy quan, những kẻ phản bội theo giặc. Ban đầu là “giết bọn nguỵ quan Trần Thúc Giao, Trần Nhật Chiêu và thuộc hạ hơn 500 người” vào tháng 12 năm Đinh Hợi (1407). Đến ngày 16 tháng 6 năm Mậu Tý (1408) vua sai tướng Đặng Tất “cả phá tên phản thần Phạm Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ, bắt được Thế Căng và cháu nó là Phạm Đống Cao giải về hành tại giết” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Giản Định đế là vị vua duy nhất trong lịch sử tự mình đánh trống trận đốc chiến phá giặc. Trong trận đánh giữa quân Hậu Trần và quân Minh vào ngày 14 tháng 12 năm Mậu Tý (1408) tại bến Bô Cô (nay thuộc xã Hiếu Cổ, huyện Ý Yên, Nam Định), Giản Định Đế đã tự mình cầm dùi đánh trống đốc chiến khiến quân lính được tăng thêm sĩ khí, ra sức chiến đấu và giành thắng lợi lớn.
Trận Bô Cô cũng là trận đánh lớn nhất, oanh liệt nhất của Giản Định đế, sử chép rằng: “Bấy giờ nhà Minh sai tổng binh Mộc Thanh mang tước Kiềm quốc công, đeo ấn Chinh di tướng quân, đem 5 vạn quân từ Vân Nam đến Bô Cô, vừa khi vua cũng từ Nghệ An tới, quân dung nghiêm chỉnh, gặp lúc nước triều lên gấp, gió thổi mạnh, sai các quân đóng cọc giữ, và lên hai bên bờ đắp lũy. Thạnh cũng chia quân thủy, quân bộ cùng cầm cự. Vua cầm dùi đánh trống, hạ lệnh, các quân thừa cơ xông ra đánh, từ giờ Tỵ đến giờ Thân, quân Minh thua chạy, chém được Binh bộ thượng thư Lưu Tuấn, Đô ty Lữ Nghị, cùng quân mới, quân cũ đến hơn 10 vạn tên. Chỉ một mình Mộc Thạnh chạy thoát trốn về thành Cổ Lộng” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Trận Bô Cô cũng là nguyên nhân của sự nghi kỵ, mâu thuẫn giữa Giản Định đế và bề tôi, dẫn đến việc giết oan hai cận thần đắc lực của vua, trong đó có người là bố vợ của ông. Tháng 2 năm Kỷ Sửu (1409) “giết quốc công Đặng Tất và Đồng tri khu mật viện sự tham mưu quân sự Nguyễn Cảnh Chân. Khi ấy vua đóng ở Hoàng Giang, nội nhân là Nguyễn Quỹ (có sách viết là Trách) và học sinh là Nguyễn Mộng Trang mật tâu rằng: Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất chuyên quyền bổ quan và cách chức, nếu không tính sớm đi, sau này khó lòng kiềm chế. Vua cho gọi hai người đến, bóp cổ giết Tất; còn Chân chạy lên bờ, lực sĩ đuổi theo chém chết” (Đại Việt sử ký toàn thư)
Giản Định đế là vị vua duy nhất bị bắt phải làm Thái Thượng hoàng. Sau khi giết oan trung thần khiến con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị, con Đặng Tất là Đặng Dung đều căm giận vì cha bị chết oan, mới đem quân về Thanh Hóa, đón rước Nhập nội thị trung Trần Quý Khoáng đến Nghệ An lập làm vua, lấy niên hiệu là Trùng Quang. Để thống nhất lực lượng kháng chiến, vua Trùng Quang đế sai Thái phó Nguyễn Súy đem quân đánh thành Ngự Thiên (nay thuộc Hưng Nhân, Thái Bình) bắt được Giản Định đế đưa về Nghệ An, “tôn lên làm Thượng hoàng, cùng chung sức đánh giặc” (Đại Việt sử ký toàn thư). Sự kiện này cũng được sách sử phương Bắc chép, sách Nguyên sử viết: “Bấy giờ bọn Nguyễn Súy suy tôn Giản Định làm Thái Thượng hoàng, lập riêng Trần Quý Khoáng làm vua, đặt niên hiệu là Trùng Quang”.
Mặc dù bị bắt làm Thái thượng hoàng nhưng Giản Định đế cũng không có phản ứng gì tiêu cực mà vẫn hăng hái đánh giặc. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Hai vua ra quân đánh giặc. Thượng hoàng tiến quân tới Hạ Hồng, vua đem quân đến Bình Than, đóng đinh ở đấy. Quân Minh đóng ở cửa thành cố thủ”. Khi quân Minh do Trương Phụ kéo sang tăng viện, quân Hậu Trần lại yếu thế hơn, lúc đó Thái thượng hoàng Giản Định phải lui quân về trấn Thiên Quan, quân Minh đuổi theo, chúng bắt được Thái thượng hoàng Giản Định và Thái bảo Trần Hy Cát ở Mỹ Lương (nay thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Giản Định đế là vị Thái Thượng hoàng duy nhất của thời Hậu Trần và là Thái Thượng hoàng ở ngôi ngắn nhất triều Trần. Được tôn lên ngày 20 tháng 12 năm Kỷ Sửu (1409), đến tháng 7 năm đó thì ông bị giặc Minh bắt được.
Giản Định đế bị bắt khi tranh đấu với lực lượng mạnh của Trương Phụ. Sách Hoàng Minh thực lục cho biết về tình cảnh của ông lúc đó như sau: “Bấy giờ Giản Định đến sách Cự Lặc, muốn từ sách Địa mà ra trấn Thiên Quan để họp quân chống địch. Thạch đem quân từ phía Nam Lỗi Giang đến sách Cự Lặc. Bọn đô đốc Chu Vinh và chỉ huy La Văn lấy chu sư từ cửa Ngưu Tỵ ở phía trên Lỗi Giang, Phụ thì lấy quân kị bộ từ Lỗi Giang đến sách Địa, cùng đến trấn Thiên Quan. Giản Định đã từ sách Đông Hoàng chạy đến sách Đa Bôi. Quan quân theo đến sách Cát Lợi huyện Mỹ Lương. Giản Định ngụ ở nhà dân, đường xa thấy thế mạnh của quan quân bèn bỏ ngựa cùng ấn đai, các vật mà chạy trốn, nấp trong núi. Quan quân truy tìm khắp không được bèn bổ vây, bắt sống được Giản Định”.
Thời gian và địa điểm nơi Giản Định bị bắt, các sách sử chép không đồng nhất, cuốn Việt sử tiêu án không cho biết thời gian mà chỉ viết chung chung là: “Gặp lúc Trương Phụ kéo quân đến, vua Hưng Khánh bỏ thuyền lên bộ, Trương Phụ chia quân đi theo đằng sau, bắt được vua Hưng Khánh giải về Kim Lăng”; còn sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết ông bị bắt vào tháng 7 năm Kỷ Sửu (1409). Sách Việt kiệu thư của Trung Quốc thì viết: “Tháng 10, quân đến Thanh Hóa, qua 4 ngày thì bắt được Giản Định ở trong núi sách Cát Lợi”. Sách Nguyên sử viết: “Giản Định chạy ra sách Cát Lợi, huyện Mỹ Lương. Bọn Phụ đuổi theo kịp, Giản Định chạ vào núi. Tìm khắp không thấy, bèn vây. Giản Định cùng với tướng văn võ là bọn Trần Hy Cát, Nguyễn Nhữ Lệ, Nguyễn Án đều bị bắt”.
Giản Định đế là vị vua duy nhất của triều Trần bị giết bởi quân xâm lược phương Bắc. Sau khi bị bắt, quân Minh đưa ông về kinh đô Kim Lăng (Trung Quốc) giết hại. Vì là vị vua Trần duy nhất mất ở đất Bắc nên không rõ mộ của ông ở nơi nào?
Sách sử không cho biết rõ Giản Định đế bị hại vào thời gian nào, nhưng tại đền Tức Mặc (huyện Mỹ Lộc, Nam Định), nơi thờ phụng các vua Trần thì lễ giỗ kị của Giản Định đế là vào ngày 22 tháng Chạp âm lịch.