giúp mình soạn bài tham gia hoat dộng xã hội (theo mô hình trường học mới VNEN)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm nghĩ về tình bạn
a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
Tham khảo nha bn
Ý nghĩa của tham gia hoat dông tập thể xã hội:
+) Sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân.
+) Sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh.
+) Sẽ được mọi người yêu quí.
Mục đích của tập thể học sinh:
+) Sẽ giải quyết một công việc nào đó nhanh hơn một học sinh.
+) Tạo nên một tập thể vững mạnh.
Tham gia hoạt động xã hội có ý nghĩa:
- Nâng cao tình thần trách nhiệm, tích tập thể, cộng đồng của mỗi người.
- Rèn luyện sự tư tin, mạnh dạn.
- Mở rộng kiến thức và hiểu biết.
- Được mọi người yêu quý.
...phương đông...phương đông...nông nghiệp...nhà vua...Hi Lạp...Rô-ma...trồng trọt...Hi Lạp...Rô-ma...chủ nô.
cái này mình chắc chắn đúng!!!!!
1 - vì nó sẽ mở rộn tầm hiểu biết về mọi mặt , rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân . Đồng thời , thông qua hoạt động tập thể , hoạt động xã hội sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể , tình cảm thân ái với mọi người xung quanh , sẽ được mọi người yêu quý .
- theo mình thì khi trải nghiệm xong mình cảm thấy rất buồn . Nhưng trong lòng tôi vẫn mong rằng các bạn sẽ vui vẻ hơn . Trong những lúc đó các bạn ấy nhiệt tình tham gia , xôi nổi , tự tin . Tôi vốn là một cô bé ghét tham gia vào các hoạt động của trường , lớp. Bởi vì nó quá nhàm chán . Sao tôi lại không biết lúc đó tôi đã nói với cô không muốn tham gia nhưng cô bảo că lớp phải cùng đi một người vì mọi người , mọi người vì một ngươi . Nhìn thấy sự kiên quyết của cả lớp nên đă đi nhìn thấy những người bạn nhiệt tình như vây làm tôi cứ muốn nhiệt tình hơn. sau buổi hoạt động ấy mặc dù rất mệt nhưng ai ai cũng vui cả
2. sai vì nếu không đi các bạn sẽ buồn và bỏ qua mất một buổi vui nhất trong cuộc đời của mỗi con người . sẽ bị các bạn ghet bỏ và không thích chơi . hãy ttích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
mik k học vnen bạn ạ. cần nữa k gửi câu hỏi lên đây mik trả lời cho
câu 1 :
Phân tích bài thơ :
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thương sương
2 câu thơ này không phải tả cảnh thuần túy , chủ thể của đối tượng miêu tả ở đây vẫn là con người : con người nằm ở giường nhìn ánh trăng rọi . Nếu ta thay chữ sàng bằng chữ đình thì ý nghĩa của câu thơ sẽ thay đổi vì nếu người đọc sẽ nghĩ rằng tác giả đang ngồi ở ngoài đọc sách nhìn ánh trăng soi . Như vậy trăng ở ngoài sân với trăng ở trước giường hoàn toàn khác nhau. Chữ sàng gợi lên cho người đọc biết rằng nhà thơ đang nằm trên gường nhưng không ngủ được và nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa sổ len lỏi vào đầu giường . Trong tình trạng trằn chọc không ngủ được , cũng có thể là tác giả đã ngủ rồi nhưng chợt tỉnh và rồi khong ngủ được nữa . Trong trạng thái mơ mạng , tác giả nhìn ánh trăng tưởng như mặt đất phủ sương . Chữ nghi và chữ sương đã xuất hiện một cách hợp lí : trăng sáng quá trở thành màu trắng giống như sương
Như vậy hai câu thơ đầu sự miêu tả của tác giả bao gồm nhiều mặt : ánh trăng dù đẹp đẽ , thơ mộng nhưng vẫn chỉ là đối tượng nhận xét cảm nghĩ của tác giả ( con người )
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu vọng tư cố hương
2 câu cuối này cũng khong phải tả tình thuần túy . Cử đầu , hành động ngẩng đầu của tác giả là để kiểm nghiệm lại điều mà câu thứ 2 đã đặt ra trăng hay sương ? Khi đã nhìn kĩ , tác giả chợt nhận ra đó là ánh trăng chứ không phải sương . Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đến chỗ thấy cả vầng trăng . Trăng cũng lỏ loi , đơn chiếc , lạnh lẽo như chính bản thân mình . Từ ngẩng đầu đến cúi đầu , chỉ trong 1 khoảng khắc ngắn đã tác động đến tình yêu quê hương của tác giả . Phải chăng đó là tình cảm luôn luôn được túc trực , luôn canh cánh trong lòng tác giả : Nhớ quê , thao thức không ngủ được , nhìn trăng lại càng nhớ quê hương
Bài thơ Tĩnh dạ tứ vừa tả cảnh vừa ngụ tình
Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội
Trả lời Gợi ý Bài 7 trang 18 sgk GDCD 8
a) Em đồng tình với quan niệm nào ? Tại sao ?
- Em không đồng tình với quan niệm: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học - kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ; không cần phải tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội. Bởi vì, nếu chỉ lo học tập văn hóa, tiếp thu khoa học - kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động thì sẽ không phát triển toàn diện, học chưa đi đôi với hành, quan niệm như vậy là mình chỉ mới biết chăm lo lợi ích cá nhân, không biết quan tâm đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng.
- Em đồng tình với quan niệm: Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của địa phương, của đất nước. Bởi vì, học văn hóa tốt, tiếp thu rèn luyện kĩ năng lao động tốt, biết tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ trở thành con người phát triển toàn diện, có tình cảm, biết yêu thương chia sẻ cảm thông với tất cả mọi người. Có trách nhiệm với tập thể, có lối sống cộng đồng.
b) Hãy kể những hoạt động chính trị - xã hội mà em thường tham gia. Vì sao gọi những hoạt động đó là hoạt động chính trị - xã hội ?
Trả lời:
Một số hoạt động mà em thường tham gia:
- Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ.
- Phong trào Trần Quốc Toản
- Phong trào đền ơn đáp nghĩa.
- Chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, cô đơn, những người bị rủi ro trong chiến tranh, thiên tai.
Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người..
c) Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ có lợi gì cho cá nhân và xã hội ?
Trả lời:- Hoạt động chính trị - xã hội trước hết là điều kiện, thời cơ cho mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển nhản cách, nhất là các giá trị và năng lực và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.
- Đem lại cho mọi người niềm vui. sự an ủi về tinh thần, giảm bớt những khó khăn về vật chất.
- Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội sẽ thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người, phát huy được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bài 1 (trang 19 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, những hoạt động nào sau đây thuộc loại hoạt động chính trị - xã hội ? Vì sao ?
a) Học tập văn hoá ;
b) Tham gia các công việc gia đình ;
c) Tham gia sản xuất ra của cải vật chất (công nghiệp, nông nghiệp...) ;
d) Tham gia xây dựng các công trình (xây dựng nhà máy, cầu đường, xây dựng các công trình thuỷ điện..) ;
đ) Tham quan du lịch ;
e) Hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ ;
g) Tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa ;
h) Tham gia các hoạt động của Đội, của Đoàn ;
i) Tuyên truyền về nếp sống văn hoá ;
k) Giúp đỡ người gặp khó khăn (cụ già, em nhỏ, người gặp rủi ro, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách...) ;
l) Tham gia giữ gìn trật tự trị an ;
m) Giúp đỡ lực lượng an ninh săn bắt cướp ;
n) Giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng ;
o) Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Lời giải:
Các hoạt động: (c), (d), (e), (g), (h), (i), (k), (1), (m), (n) là những hoạt động chính trị - xã hội.
Hoạt động (c), (d): là hoạt động chính trị - xã hội liên quan việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, đây là hoạt động của người lao động trong các cơ sở công nghiệp, trong các nhà máy, các công trình và của người nông dân ở nông thôn nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Hoạt động (e), (h), (i), (1), (m): là hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị (Đoàn, Đội, Hội, các CLB...) nhằm phát triển cá nhân, xây dựng các tập thể, đóng góp vào công việc chung của xã hội.
Hoạt động (g), (k), (n) hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo vệ môi trường...
Bài 2 (trang 19 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy phân loại những biểu hiện dưới đây thành hai loại: thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội.
a) Luôn luôn tham gia đúng giờ ;
b) Luôn luôn phải nhắc nhở ;
c) Bị bạn bè lôi kéo ;
d) Nhờ người khác tham gia để được nghỉ ;
đ) Làm việc để được nhận xét tốt;
e) Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân ;
g) Lo lắng đến công việc được phân công ;
h) Tham gia vì thầy cô giáo yêu cầu ;
i) Vận động các bạn cùng tham gia ;
k) Luôn xác định mục tiêu và kiểm tra đánh giá lại kết quả hoạt động;
l) Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động.
Lời giải:
- Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội: (a), (e), (g), (i), (k), (l).
- Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự không tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội: (b), (c), (d), (đ), (h).
Bài 3 (trang 20 sgk Giáo dục công dân 8): Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức, em thường xuất phát từ những lí do nào ? Vì sao ?
Lời giải:
- Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức; I em thường xuất phát từ những lý do:
+ Em hiểu được các hoạt động do lớp, trường, địa phương tổ chức là cần thiết.
+ Tham gia các hoạt động sẽ rèn luyện cho bản thân những kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.
+ Tham gia các hoạt động sẽ giúp em có niềm tin yêu vào cuộc sông, I tin vào con người, đem lại niềm vui, giúp đỡ người khác, thấy được lợi ích cho mọi người và bản thân.
+ Tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức là điều kiện thuận lợi nhất để em được phát triển.
Vì những lý do đó em tích cực tự giác, không cần ai nhắc nhở, mong muốn đóng góp một phần sức lực trí tuệ của mình vào hoạt động chung của lớp, trường và địa phương.
Bài 4 (trang 20 sgk Giáo dục công dân 8): Em đến nhà bạn để rủ bạn cùng đi tham gia cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội sắp tới, nhưng bạn không muốn đi vì đang xem đá bóng trên vô tuyến. Em sẽ xử sự như thế nào ? Vì sao ?
Lời giải:
- Em sẽ thuyết phục, giải thích cho bạn thấy cứ năm năm mới có một lần bầu cử, bóng đá không xem trận này thì xem trận khác.
- Học sinh phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; việc tuyên truyền cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội là trách nhiệm của một đội viên, việc làm đó thể hiện lòng yêu nước
- Xong công việc bạn có thể tiếp tục xem bóng đá
Bài 5 (trang 20 sgk Giáo dục công dân 8): Căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện của lớp, trường và địa phương, em hãy đề xuất một hoạt động chính trị - xã hội cho tập thể lớp và phác thảo kế hoạch thực hiện hoạt động đó.
Lời giải:
Nhân dân miền Trung năm nào cũng chịu nhiều thiệt hại do mưa bão lũ lụt gây ra, để giúp đỡ cho đồng bào bị thiệt hại sau trận lụt lớn, Liên đội cần có kế hoạch phát động trong học sinh toàn trường quyên góp tiền bạc, quần áo, sách vở giúp đỡ các bạn học sinh một trường nào đó (bị thiệt hại nặng nề) do lũ lụt. Để cuộc phát động có kết quả, Liên đội đã phải phác thảo kế hoạch thực hiện hoạt động đó:
- Thứ 5: Họp ban chỉ huy Liên đội. Thông qua kế hoạch
- Thứ 7: Hội ý giữa ban chỉ huy Liên đội với Chi đội trưởng, lớp trưởng các lớp đế phổ biến kế hoạch triển khai.
- Sáng thứ 2: Sau giờ chào cờ, Liên đội phát động trong toàn thể học sinh toàn trường kế hoạch quyên góp tiền, quần áo, sách vở để giúp đỡ học sinh các vùng lũ lụt.
- Thứ 3, thứ 4: Các lớp thu quần áo...; Liên đội liên hệ Hội Chữ Thập Đỏ thành phố tìm địa chỉ để giúp đỡ.
- Thứ 5: Các lớp nộp cho Liên đội.
- Thứ 6: Liên đội cử người đóng gói áo quần, sách vở.
- Thứ 7: Cử người vận chuyển đến địa chỉ do Hội Chữ Thập Đỏ giới thiệu