K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2019

La Ngà là ở tỉnh nào vậy bạn?

10 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một địa chỉ đỏ, mảnh đất thiêng liêng, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ngã ba Đồng Lộc đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập tự do thống nhất Tổ quốc, vì hòa bình.

Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh.

Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do địa hình như vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn xuống đường cản trở giao thông.

Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.

Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người – chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong phá bom, mở đường.

Tiểu đội 4, thuộc Đại đội 552, tổng đội thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh làm việc thường trực tại ngã ba Đồng Lộc. Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, do Võ Thị Tần-24 tuổi, làm tiểu đội trưởng được lệnh san lấp hố bom ở khu vực địch vừa thả bom để nhanh chóng thông đường cho xe qua.

Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến hiện trường gấp rút triển khai công việc với niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe đi qua. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói và đã ba lần các cô bị vùi lấp, nhưng đều rũ đất đá đứng dậy tiếp tục làm việc. Đến 16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi trúng vào đội hình 10 cô gái. Một, hai phút, rồi năm phút trôi qua. Mặt đất mù mịt. Cả trận địa lặng đi rồi tiếng khóc vỡ òa. Các cô đã hy sinh.

10 cô gái Đồng Lộc kiên cường dũng cảm: Võ Thị Tần (24 tuổi), Hồ Thị Cúc (24 tuổi), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi) đã ngã xuống khi tuổi còn quá trẻ.

Mười đóa hoa ấy vừa độ mười tám, đôi mươi – cái tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ, của đời người – đã mãi mãi ra đi, mang trong tim bao nhiệt huyết, khát vọng của ước mơ, hoài bão. Mười đóa hoa ấy đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, đã kiên cường chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp của dân tộc.

Những chiến công của các chị đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tuổi trẻ Việt Nam. Máu của các chị đã góp phần tô thắm màu cờ của Tổ Quốc.

46 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Mảnh đất Đồng Lộc năm xưa mang trên mình những hố bom chi chít, giờ đã thành địa chỉ xanh chứa đựng những huyền thoại cao cả, linh thiêng. Đồng Lộc hôm nay đã đổi thay, những con đường bạt ngàn nắng gió, những đồng ruộng thơm mùi lúa thẳng cánh cò bay. Gió đại ngàn vẫn thổi, tiếng chuông ngân vang một góc trời. Nơi đó, 10 cô gái đã hy sinh cho công cuộc thống nhất đất nước.

Tuyến đường vào Nam những năm đó, giờ đã thênh thang rộng mở. Cả một vùng Ngã ba Đồng Lộc đã xanh tươi. Từ cầu Sông Nghẽn đi lên vùng cung đường ngã ba là cả một vùng lúa Đại Lộc, Tiến Lộc, Thanh Lộc, Đồng Lộc… xanh mướt.

Để có được những cánh đồng trải đầy màu xanh của ngày hôm nay, các chiến sĩ đã phải đánh đổi bằng màu đỏ của máu, bằng cả tuổi thanh xuân. Tổ quốc mãi ghi công những người con gái Thanh niên xung phong!

10 tháng 3 2021

Cí này chép mạng ạ:<

 

Hướng dẫn

I. Mở bài:

  • Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
  • Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.

II. Thân bài:

1. Tình cảm của cha con ông Sáu:

a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:

  • Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.
  • Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
  • Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.

b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:

* Bé Thu rất yêu ba:

  • Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
  • Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).
  • Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
  • Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…

* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:

  • Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
  • Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
  • Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
  • Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
  • Ân hận vì đã đánh con.
  • Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng...

2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh

  • Cảm động trước tình cha con sâu nặng.
  • Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
  • Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
  • Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
  • Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.

III. Kết bài

  • "Chiếc lược ngà" – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
  • Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con...luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.
24 tháng 2 2019

hình như trên mạng mà b

21 tháng 1 2019

Tượng đài chiến thắng Bình Giã có thể được xem là điểm du lịch Vũng Tàu Bà Rịa có ý nghĩa rất đặc biệt, để du khách có dịp ôn lại hay hiểu thêm về chiến thắng Bình Giã năm xưa. Di tích này nằm ở huyện Châu Đức của tỉnh Bà Rịa, thuận tiện ghé thăm cho bất cứ ai đi theo đường quốc lộ 56, qua thị trấn Ngãi Giao. Tượng đài chiến thắng Bình Giã gồm một tổ hợp các công trình khác nhau, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 20.000m2. Đến thăm nơi này, du khách sẽ thấy ngay Tượng đài cao lừng lững bởi chiều cao hơn 25m, với tông màu trắng nổi bật trong không gian xanh thoáng đãng chung quanh. Cấu trúc kiến trúc của tượng đài khá đơn giản, gồm bệ đỡ đá hoa cương cao khoảng 3m, đỡ ba cánh tay nắm đốc lê với lưỡi lê thẳng đứng góc cạnh, dứt khoát và rất cứng rắn. Biểu tượng giản dị này vừa đượm chút lặng lẽ, vừa thể hiện quyết tâm cao độ, khiến người ta dễ liên tưởng đến những nỗ lực của dân quân Châu Đức Bà Rịa Vũng Tàu thời chiến, và nỗ lực ấy quyết tâm ấy còn vẫn tiếp tục được phát huy trong thời bình. Tượng đài giản dị như thêm phần uy nghiêm, khi hai bên hông được tô điểm bằng hai bức phù điêu ghép bằng gốm bát tràng khá ấn tượng. Quanh tượng đài, còn có vườn hoa lúc nào cũng xanh tươi vì được chăm sóc kỹ, khiến cho khu vực tượng đài thêm sống động gần gũi với cuộc sống. Ngoài ta, khu vực này còn có đền thờ và một số các công trình phụ khác cũng nằm gọn trong khuôn viên

To approve a single suggestion, mouse over it and click "✔" Click the bubble to approve all of its suggestions.
8 tháng 2 2018

BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ BIỂN NHÀ TRANG
Dọc mảnh đất chữ S Việt Nam có rất nhiều những bãi biển nổi tiếng. Kể đến như biển Vũng Tàu, biển Titop Hạ Long, biển Sầm Sơn,… Và có một bãi biển nổi tiếng không chỉ trong nước và với cả ngoài nước là biển Nha Trang.

Vừa đặt chân vào trung tâm thành phố Nha Trang, bạn hẳn sẽ thích thú trước khung cảnh đẹp nao lòng của thiên nhiên đẹp ngỡ ngàng ở nơi đây. Đó chính là bờ biển dài hun hút, xanh biếc và mênh mông nằm bên thành phố dọc theo con đường Trần Phú – con đường biển đẹp nhất đất Việt. Cùng với những hàng cây xanh rì, những đám mây bồng bềnh lơ lửng giữa trời, bãi biển Nha Trang đã khiến du khách siêu lòng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Biển Nha Trang dài 7km với cát trắng mịn bờ biển thoai thoải dài cong ôm lấy vịnh Nha Trang xanh ngọc ngà. Bãi biển uốn cong với hai, bên bờ biển những rặng dừa và hàng dương lao xao trong gió càng tôn lên vẻ đẹp ngây ngất của biển. Nước trong màu xanh nhìn thấy được cả dưới đáy biển. Cát biển Nha Trang vàng rực rỡ như màu vàng của nắng trời. Từ trên cao nhìn xuống biển Nha Trang như một bức tranh vô cùng kì ảo và thơ mộng , dịu dàng đến khó quên.một bãi biển với bờ cát trắng tải dài như một tấm lụa, những hàng cây dừa, cây dương đu đưa trong gió cùng tới dòng nước biển xanh ngắt tạo nên một bức tranh, một bãi biển vô cùng sinh động và quyến rũ. Biển Nha Trang đẹp mọi lúc mọi khoảnh khắc. Ngay cả trong bầu trời đã khoác lên chiếc áo đen tuyền thì bãi biển Nha Trang cũng lung linh, độc đáo với những ánh đèn đầy sắc màu. Từ trên những tòa nhà cao tầng hướng về biển trời lúc đêm về hẳn sẽ là một trong những khám phá thú vị mà du khách không thể nào quên được đấy!

Nhắc đến biển Nha Trang không thể không nói đến Vịnh Nha Trang, một vịnh tuyệt đẹp có diện tích trên 500km², bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, có diện tích 3.250 ha và đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha.

Tại biển Nha Trang, có rất nhiều hoạt động được diễn ra. Nhiều du khách vẫy vùng trong làn nước biển trong xanh mát lạnh. Nhiều du khách lại thích thú nằm trên bãi cát vàng nhìn ngắm ra biển mà lặng lẽ suy nghĩ những điều vu vơ. Để phục vụ cho nhu cầu của du khách thời nay, có rất nhiều trò chơi mạo hiểm được tổ chức. Như trò chơi kéo dù, du khách có thể ngắm nhìn cảnh biển từ trên trời cao và cảm nhận một biển Nha Trang ở góc khác. Hay như trò lướt ván, đua mô tô trên nước lại tạo cho người tham gia những cảm giác thú vị mới lạ. Bởi vậy, biển Nha Trang ngày càng sôi động và trẻ trung.

Với vẻ đẹp thu hút đầy quyến rũ của mình, Nha Trang trở thành địa điểm tổ chức của nhiều lễ hội cũng như các cuộc thi. Nhiều năm các cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam được tổ chức tại đây. Các Festival cũng được tổ chức hàng năm thu hút hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước.

Biển Nha Trang thu hút khách du lịch không chỉ bởi vẻ đẹp của nó mà còn có ẩm thực đặc sắc khiến ai đến đây nhớ mãi không quên. Đó là những bữa ăn hải sải tươi ngon có mực, có tôm, có hàu,… đầy dinh dưỡng. Hay những món đặc sản như bánh canh chả cá- một món ăn rất bình dân nhưng khá phổ biến bởi hương vị và tính chất đậm đà của món ăn, hay món nem nướng, món ăn cũng không thể nào bỏ qua nếu bạn từng đặt chân lên thành phố biển xinh đẹp này. và còn rất nhiều món ngon khác:bò nướng lạc cảnh, bún sữa, bún ốc, bánh căn hay chả

Tháng 5-6 hoặc những dịp lễ tết là thời điểm cao độ của du khách đến biển Nha Trang. Vì thế nếu muốn đến đây để có một thời gian du lịch tuyệt vời thì du khách phải đặt phòng trước tại các khách sạn giá cả phù hợp. Với những du khách có nhu cầu ngắm biển nên đặt phòng tại những resort cạnh biển. Đặc biệt nên tìm hiểu trước về những địa điểm nổi tiếng tại đây để có một chuyến du lịch hoàn hảo

Những phút giây vui chơi thú vị cùng bãi biển hay những khoảnh khắc bình yên bên bờ biển sẽ phần nào xua đi những phiền muộn, lo toan trong cuộc sống thường nhật của bạn, giúp bạn thư giãn và tìm lại những niềm vui trong cuộc sống. Biển Nha Trang với nước trong xanh bãi cát vàng sẽ luôn là điểm đến lý tưởng cho mọi người.

28 tháng 2 2021

TK:

Tượng đài Bác Hồ là điểm nhấn kiến trúc nằm trong hành trình thăm quan không thể bỏ qua khi đến với Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là điểm nhấn kiến trúc trên toàn bộ không gian rộng lớn của công trình thủy điện Hòa Bình, đồng thời Tượng đài Bác Hồ cũng tồn tại độc lập, là tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, hoành tráng.

Tượng đài tọa lạc trên đỉnh đồi ông Tượng như tồn tại cùng không gian, trời đất, chứng kiến những nỗ lực, thành quả xây dựng quê hương của cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Đứng ở khu vực tượng có thể nhìn ôm trọn không gian nhà máy thủy điện vào tầm mắt, thấy được lòng hồ mênh mang và dòng sông Đà êm ả như dải lụa êm đềm trôi nhẹ phía hạ lưu.

Tượng đài Bác Hồ được hoàn thành vào ngày 8/1/1997, sau đúng một năm khởi công, được khánh thành vào ngày kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Toàn bộ có chiều cao 18 m, trong đó, phần thân Tượng Bác cao 13,5 m (tính từ chân dép cao su trở lên tới đỉnh đầu), bệ tượng (phần sóng nước mây trời) cao 4,5 m. Tượng đài Bác nặng khoảng 400 tấn, bằng chất liệu bê tông siêu cao, bê tông granít do Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu và thực hiện theo yêu cầu của công trình. Tượng đài được xây dựng trên đỉnh đồi ông Tượng có độ cao khoảng 186 m so với mặt nước biển.

Được gọi là đồi ông Tượng bởi nhìn từ xa, quả đồi này trông giống như một ông voi khổng lồ đang nằm phủ phục, vươn vòi xuống uống nước bên dòng sông Đà. Từ chân tượng đài lên khu vực tiền sảnh được thiết kế 79 bậc thang, tương ứng với 79 mùa xuân trong suốt cuộc đời của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc suốt một đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, lo cho nước, cho dân được độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Tác giả của Tượng đài Bác Hồ là nhà điêu khắc Nguyễn Vũ An - giảng viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Phần kiến trúc sân tượng đài do kiến trúc sư người Nga SEREBRIANSK thực hiện. Tượng đài Bác Hồ đáp ứng yêu cầu về mỹ thuật, cảnh quan, kiến trúc và giá trị văn hóa lịch nhân văn sâu sắc.

Ý tưởng kiến trúc, xây dựng Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình xuất phát từ sự kiện Bác Hồ về thăm Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong chuyến thăm, Bác đã ghé thăm trường Thanh niên lao động XHCN, nay thuộc địa phận xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình. Bác đến đang vào mùa nước lũ, nhân dân đã làm bè mảng lớn để đưa Bác qua sông. Đứng trên mảng, Bác chỉ tay xuống dòng sông Đà và nói: Sau này nước nhà thống nhất, chúng ta phải chinh phục dòng sông này để ngăn lũ, phục vụ lợi ích nhân dân. Chính vì vậy, kiến trúc tượng Bác với cánh tay chỉ xuống dòng sông như thể hiện tư tưởng lớn lao của Người được các tác giả gửi gắm vào tác phẩm Tượng đài Bác Hồ.

Thực hiện lời dạy của Người, bằng ý chí quyết tâm: "Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” được sự giúp đỡ của Liên Xô, cả nước bằng tinh thần, ý chí, nghị lực cao độ, đồng lòng nỗ lực vượt qua biết bao khó khăn, hy sinh gian khổ, quyết tâm cải tạo, chinh phục dòng sông Đà hung dữ, xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình bảo đảm tiến độ và chất lượng, phục vụ, chuyển hóa sức nước vô biên thành nguồn điện năng dồi dào, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

28 tháng 2 2021

cảm ơn bạn nha