Viết một bài văn nghị luận chủ đề "Chơi game rất có hại"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số ý chính:
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận:
+ Ngày nay công nghệ thông tin đang trên đà phát triển vượt bậc nhưng đi cùng với nó là nhiều tác hại cần hạn chế. Một trong số đó là việc chơi game.
Thân bài:
- Chỉ ra nguyên nhân chơi/ nghiện game của các bạn:
+ Do lười học, chán học tìm đến thú vui trên mạng là game.
+ Do được giới thiệu, chơi game nhiều và từ đó nghiện.
+ Do không được cha mẹ quan tâm nên có chơi game nhiều cũng không ai nói gì, từ ấy cũng dẫn đến việc các bạn nghiện game.
- Hậu quả của việc chơi/ nghiện game:
+ Người nghiện game sẽ có tật về mắt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe do thức khuya chơi game.
+ Người nghiện game sẽ thường xuyên đau đầu, mệt mỏi thậm chí bỏ ăn bỏ uống bỏ ngủ.
--> Đó là một cách sống tự bào mòn sức khỏe bản thân.
+ Ảnh hưởng đến tương lai sau này, nghiện game làm cho các bạn không học hành, từ đó không có kiến thức và sau này lớn lên không thể tự nuôi sống bản thân; các bạn không biết làm gì hoặc chỉ làm những việc cơ bản lặt vặt.
+ Đánh mất tương lai vốn tốt đẹp của bản thân.
=> Từ đây, phản bác lại ý kiến chơi game không có hại.
- Mở rộng vấn đề:
+ Có một số bạn đưa ra dẫn chứng rằng những người chơi game vẫn có giải thưởng là tiền. Nhưng liệu số tiền đó không đủ nuôi được ta, nuôi được cha mẹ khi ốm đau và tương lai hay ước mơ của chính mình.
- Dẫn chứng:
+ Nói về thực trạng hiện nghiện game hiện nay của các bạn ngay trong lớp mình: ở nhà chơi không đủ còn phải mang điện thoại đến lớp để ra chơi chơi, ở cấp hai là vậy còn khi lên cấp 3 thì các anh chị chơi trực tiếp trong giờ học.
- Luận:
+ Bản thân chính em không hiểu làm vậy để làm gì, nếu lên lớp học vẫn chơi vậy còn phải đi học để làm gì?.
+ Cá nhân em, học ra học và chơi ra chơi; chúng ta không nên chìm đắm trong thế giới ảo để rồi ở thế giới thực: ta đánh mất chính giá trị bản thân mình, đánh mất sức khỏe của mình.
- Giải pháp cho vấn đề nghiện game:
+ Tìm đến thú vui mới, sở thích mới lành mạnh như hoạt động ngoài trời với bạn bè, đọc sách, học hành online, tự học,....
+ Tự đưa ra thời gian chơi game và sử dụng điện thoại trong ngày của mình.
Ví dụ: mỗi ngày chỉ chơi 1 tiếng hoặc không chơi.
Kết bài:
- Tổng kết, khẳng định lại hậu quả của việc chơi/ nghiện game.
+ Khép lại, chơi game ít để giải trí thì nên còn chơi nhiều sẽ có vô vạn tác hại với chính ta và người thân, người xung quanh ta.
+ Từ đó đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ đến mọi người (không riêng gì các bạn học sinh) rằng không nên nghiện game vì nó có hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được (đặc biệt là giới trẻ, học sinh hiện nay).
Trò chơi chơi đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, giống như bất kỳ hoạt động giải trí nào khác, trò chơi cũng có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các tầng lớp trong xã hội. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng chơi game có lợi và có hại.
Một trong những lợi ích của trò chơi là nó có thể giúp cải thiện tư duy và khả năng giải quyết vấn đề. Trong nhiều trò chơi, người mới chơi sẽ phải đối mặt với những thử thách khó khăn, từ đó giúp cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo của họ. Nhiều trò chơi cũng yêu cầu người chơi phải tương tác với những người chơi khác trên toàn thế giới qua mạng internet, từ đó giúp phát triển các kỹ năng giao tiếp trực tuyến và thể hiện sự tự tin trong cuộc sống.
Tuy nhiên, trò chơi có thể có những hệ quả tiêu cực nếu không được sử dụng một cách hợp lý. Một số người chơi quá nghiện game đến mức bỏ lỡ các hoạt động quan trọng khác trong cuộc sống. Việc chơi game quá nhiều có thể ảnh hưởng đến các hoạt động gia đình, công việc và thậm chí cả sức khỏe của một người. Ngoài ra, một số trò chơi còn chứa đựng nội dung bạo lực bạo lực, khiến người chơi trở nên bất cần và chế độ theo đạo đức của họ.
Do đó, để tận dụng được lợi ích và tránh những hệ quả tiêu cực của trò chơi, chúng ta cần có một hành động lành mạnh và có trách nhiệm. Thay vì cho phép trò chơi trở thành một cơn nghiện ngập, chúng ta nên sử dụng chúng như một cách giải trí hoặc một phương tiện để rèn luyện các kỹ năng nuôi dưỡng bản thân. Chúng ta cũng nên chọn kỹ trò chơi mình muốn chơi và không để những trò chơi chứa đồ nội y bạo lực ảnh hưởng đến tâm lý của mình.
Trong kết luận, trò chơi có thể có những hệ thống khác nhau để chống lại kẻ lừa đảo. Chúng ta nên hiểu rằng nó không nhất thiết phải là một công việc tiêu cực hoặc có lợi, tất cả đều phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng chúng. Từ đó, để có một cuộc sống hạnh phúc và cân bằng, chúng ta cần áp dụng những cách chơi game lành mạnh và tự giác.
Một số ý chính:
- Chỉ ra nguyên nhân nghiện game của các bạn:
+ Do lười học, chán học tìm đến thú vui trên mạng là game.
+ Do được giới thiệu, chơi game nhiều và từ đó nghiện.
+ Do không được cha mẹ quan tâm nên có chơi game nhiều cũng không ai nói gì, từ ấy cũng dẫn đến việc các bạn nghiện game.
- Hậu quả của việc nghiện game:
+ Người nghiện game sẽ có tật về mắt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe do thức khuya chơi game.
+ Người nghiện game sẽ thường xuyên đau đầu, mệt mỏi thậm chí bỏ ăn bỏ uống bỏ ngủ. --> Đó là một cách sống tự bào mòn sức khỏe bản thân.
+ Ảnh hưởng đến tương lai sau này, nghiện game làm cho các bạn không học hành, từ đó không có kiến thức và sau này lớn lên không ai nuôi mình nữa, các bạn không biết làm gì hoặc chỉ làm những việc cơ bản lặt vặt.
+ Đánh mất tương lai vốn tốt đẹp của bản thân.
=> Từ đây, phản bác lại ý kiến chơi game không có hại.
- Mở rộng vấn đề:
+ Có một số bạn đưa ra dẫn chứng rằng những người chơi game vẫn có giải thưởng là tiền. Nhưng liệu số tiền đó có nuôi được bạn?, nuôi được cha mẹ khi ốm đau và tương lai hôn nhân con cái của bạn?.
- Dẫn chứng:
+ Nói về thực trạng hiện nghiện game hiện nay của các bạn ngay trong lớp mình: ở nhà chơi không đủ còn phải mang điện thoại đến lớp để ra chơi chơi, ở cấp hai là vậy còn khi lên cấp 3 thì các anh chị chơi trực tiếp trong giờ học.
- Luận:
+ Bản thân chính em không hiểu làm vậy để làm gì, nếu lên lớp học vẫn chơi vậy còn phải đi học để làm gì?.
+ Cá nhân em, học ra học và chơi ra chơi; chúng ta không nên chìm đắm trong thế giới ảo để rồi ở thế giới thực: ta đánh mất chính giá trị bản thân mình, đánh mất sức khỏe của mình.
- Giải pháp cho vấn đề nghiện game:
+ Tìm đến thú vui mới, sở thích mới lành mạnh như hoạt động ngoài trời với bạn bè, đọc sách, học hành online, tự học,....
+ Tự đưa ra thời gian chơi game và sử dụng điện thoại trong ngày của mình.
Vd: mỗi ngày chỉ chơi 1 tiếng hoặc không chơi.
- Tổng kết, khẳng định lại hậu quả của việc nghiện game.
+ Từ đó đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ đến mọi người (không riêng gì các bạn học sinh) rằng không nên nghiện game vì nó có hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được (đặc biệt là giới trẻ, học sinh hiện nay).
Tham Khảo !
Trong đời, ai cũng có một lần nói dối. Có lẽ ai cũng biết, nói dối có hại cho bản thân nhưng vì sợ hãi, họ đã trốn tránh sự thật, trốn tránh trách nhiệm của những việc mà mình đã làm.
Nói dối là nói sai, nói không đúng sự thật. Nói dối là một hành vi thể hiện sự dối trá. Nhiều người quan niệm, nói dối chỉ xấu khi nó bị phát hiện. Đây là một suy nghĩ rất sai, cần phải thay đổi. Cho dù vì một mục đích gì đi chăng nữa, nói dối vẫn rất có hại cho bản thân và cho mọi người xung quanh. Mọi người tin lời nói dối của bạn, vô tình, họ chẳng khác gì kẻ đồng lõa. Nếu có một ai đó phát hiện ra bạn nói dối thì người vẫn tin vào lời nói của bạn cũng sẽ là một kẻ gian dối.
Tai hại hơn, nói dối đã trở thành một thói quen, trở thành tật của mọi người, hay nói cách khác, nhiều người mở mồm ra là nói dối. Thói quen này bắt nguồn từ những việc rất nhỏ, những việc vặt vãnh trong cuộc sống. Nó cũng giống như một quả bóng bay, nếu bạn thổi một hơi, nó chưa vỡ, bạn lại tiếp tục thổi cho đến khi nó căng phồng. Nếu bạn không biết dừng lại, nó sẽ vỡ tung. Bạn nói dối những việc rất nhỏ vì không muốn ai biết, không muốn phải xấu hổ nhưng bạn đâu biết rằng, đằng sau nó là một lỗi lầm, một vũng bùn mà bạn có thể giẫm phải. Có những lúc, bạn biết lời nói dối của mình sẽ bị phát hiên nhưng bạn vẫn nói dối vì nếu may mắn, sẽ không ai biết được điều đó. “Đâm lao thì phải theo lao”, và từ những ý nghĩ, hành động như thế, tật nói dối lớn lên, trở thành thói quen xấu. Nói dối sẽ khiến bạn suốt ngày lo sợ việc bại lộ, bạn sẽ mất ăn mất ngủ. Tại sao bạn lại nói dối để chịu khổ sở như vậy? Chẳng ai nói dối cả đời được. Đến một lúc nào đó, sự giả dối của bạn cũng sẽ bị phát hiện. Khi đó, nhân cách của bạn giống như một cục than đen sì, dơ bẩn. Phẩm giá của bạn, lòng tin của mọi người đối với bạn sẽ biến mất. Không ai tin bạn, không ai muốn sống vói một kẻ giả dối. Lúc đó, bạn sẽ như thế nào?
Liệu những ích lợi bạn có từ việc nói dối có giá trị bằng lòng tin của mọi người, bằng phẩm giá, nhân cách của bạn không? Cái giá phải trả quả là quá đắt. Trong mắt họ, bạn chỉ là kẻ nói dối đáng khinh. Họ thất vọng vì bạn. Họ mất lòng tin với bạn. Liệu bạn có thể lấy lại những thứ đó một cách dễ dàng không?
Chắc các bạn đã từng nghe nói đến tác phẩm Tội ác và trừng phạt của Phê-đo Đô-xtôi-ép-xki nói về một chàng sinh viên lâm vào cảnh túng quẫn đã phải đem đi cầm cố tất cả những tài sản của mình. Sau đó, chàng đã nổi lòng tham, giết bà chủ tiệm cầm đồ để lấy tiền của. Chàng đã nói dối người yêu của mình, nói dối cả
những người đã từng giúp đỡ chàng. Nhưng, cuối cùng, không chịu được cảm giác tội lỗi, không chịu được sự giày vò của lương tâm, chàng đã ra đầu thú.
Trong câu chuyện này, chàng trai đã biết hối hận và thay đổi nhưng nhiều lồi lầm sẽ không cho chúng ta có cơ hội hối hận. Chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Mong sao các bạn hãy ý thức rõ ràng về việc mình làm và luôn hành động đúng, đừng bao giờ nói dối. Hãy luôn luôn chân thành. Chỉ có thế bạn mới có được lòng tin của mọi người.
Trung thực, thật thà luôn là đức tính vô cùng đáng quý của mỗi người trong cuộc sống, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác nhau, chúng ta luôn gặp phải những lời nói dối. Đa phần những lời dối trá đó đều mang hại và hoàn toàn sai trái, và thật đúng khi nói rằng: Nói dối có hại cho bản thân.
Nói dối là nói những lời không chân thật, sai lệch với sự thật đối khi trái hẳn với thực tế một cách vô tình hoặc cố ý. Thực tế cuộc sống, ta đã gặp nhiều trường hợp con người nói dối có chủ đích, đó là lời bác sĩ nói dối bệnh nhân ung thư về bệnh tình của anh ta, rằng bệnh của anh không đáng lo ngại và anh hãy lạc quan lên, sắp được ra viện rồi... Ở đây, lời nói dối nhằm mục đích giúp người bệnh có tâm lí thoải mái hơn khi chữa bệnh, không căng thẳng, lo lắng, tránh ảnh hưởng đến việc điều trị. Lại có những lời nói dối thể hiện tình yêu thương và sự vị tha, đó là lời của người mẹ nghèo, đói đến xơ xác nhưng vẫn cố gắng chịu đựng mỉm cười nói với những đứa con "Mẹ ăn no rồi!" để nhường cho con phần cơm còn lại. Những lời nói dối này không nhằm mục đích xấu mà đây chỉ là một phương pháp làm giảm đi gánh nặng tâm lí cho người nghe mà thôi.
Trái lại, có nhiều lời nói dối nhằm mục đích không tốt: Một cậu bé nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi; học sinh vì mải chơi chưa làm bài tập hay học bài cũ, liền nói dối bị quên vở; một cô bé xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim;... còn muôn vàn những kiểu nói dối khác nhau nữa mà chúng ta không thể kể xiết. Trong những trường hợp này, người nói dối nhằm mục đích che đậy tội lỗi và đều mang ý xấu. Bên cạnh đó, có những lời nói dối còn trắng trợn và đáng sợ hơn nhằm đổi trắng thay đen, nhằm hãm hại và đẩy người khác vào bước đường cùng. Việc nói dối nhiều lần sẽ thành thói xấu khó bỏ, khiến con người "tặc lưỡi" cho qua, lâu dần sẽ trở thành "căn bệnh" khó chữa và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có hại cho bản thân và ảnh hưởng xấu đến người khác.
Vậy tại sao nói dối có hại cho bản thân? Trước hết, có thể thấy nói dối để che giấu những điều sai trái, lỗi lầm có thể giúp con người thoát khỏi những tình huống bất lợi tức thời nhưng về lâu dài sẽ trở thành thói xấu, mang hại cho bản thân người nói dối. Người xưa có câu "Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra" ý chỉ dù có che đậy kĩ càng bằng những lời nói dối hoàn hảo đến đâu, sẽ có một ngày sự thật sẽ được phơi bày ra và khi đó người nói dối sẽ là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác. Dần dần, bạn sẽ bị tách biệt, bị cô lập khỏi thế giới và thật bất hạnh cho những người nào gặp phải trường hợp như vậy. Không chỉ có vậy, một khi ta đã làm sai chuyện gì, ta vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm, tâm lí sẽ luôn hoảng loạn và không yên ổn. Liệu chúng ta có thể yên tâm sống một cuộc sống lúc nào cũng trong trạng thái nơm nớp lo sợ hay không?
Đối với những lời nói dối mang tính chất trêu chọc, nhằm thỏa mãn thú vui nào đó của bản thân mình cũng thật sự nguy hiểm. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Cậu bé chăn cừu, cậu bé đột nhiên nảy ra ý muốn trêu chọc các bác nông dân nên hai lần nói dối có sói đến ăn cừu của mình khiến cho mọi người đang bận rộn làm các công việc của mình vội vàng chạy đến giúp cậu đuổi sói. Chứng kiến cảnh các bác nông dân như vậy, cậu ta thích chí ôm bụng cười nhưng khi đến lần thứ ba, khi sói đến thật, cậu bé gào khản cổ nhưng chẳng có một ai tin và đến cứu vì họ đã mất niềm tin ở cậu. Và hậu quả là sói đã ăn thịt hết đàn cừu của cậu và từ đó trở đi, cậu bé không bao giờ được mọi người tin tưởng nữa. Qua câu chuyện này, người xưa muốn khuyên răn chúng ta, bất kể là chuyện gì cũng không được nói sai sự thật bởi một lần nói dối sẽ làm người khác không tin tưởng bạn nữa, và về sau nếu có nói thật, mọi người cũng sẽ luôn nghi ngờ bạn.
Hầu hết, những lời nói dối đều mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và đều là những lời nói dối có hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Nếu vậy, chúng ta cần làm gì để bản thân không nói dối? Trước hết, chúng ta cần tự mình nhận thức rõ ràng về tác hại của việc nói dối cũng như hậu quả xấu mà nó mang lại. Bên cạnh đó, rèn luyện cho mình đức tính trung thực, ngay thẳng, thật thà, không nói sai sự thật, đặc biệt là không dựng chuyện, bịa chuyện để nói xấu hay bôi nhọ người khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng cần sáng suốt, biết cân nhắc để nói năng hay ứng xử cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng trường hợp để có những ứng xử linh hoạt.
Như vậy, nói dối có hại cho bản thân là ý kiến vô cùng đúng đắn và nói dối còn có hại cho người khác nữa, bởi vậy chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.
Dàn ý cho bạn:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu về vấn đề nghiện game online hiện nay.
2. Thân bài:
Giải thích:
- Game online đánh vào tâm lý ham mê những điều mới lạ của giới trẻ và luôn tạo một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với mọi người chơi.
- Nghiện game được định nghĩa là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục đến mức lệ thuộc vào game và ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội.
Biểu hiện:
- Không quan tâm đến những công việc khác ngoài game, người nghiện game bỏ bê những mối quan hệ xung quanh như gia đình và bạn bè. Việc học tập, làm việc trì trệ, không được tiến hành.
- Cảm xúc bất ổn: khi chơi game, người nghiện game sẽ có trạng thái kích thích, hưng phấn khi chơi và thất vọng nếu thua một ván game. Cảm xúc tiêu cực quá nhiều dễ sinh ra tâm lý bất mãn, bạo lực với mọi thứ xung quanh.
- Rối loạn tâm thần vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.
- Sức khỏe kiệt quệ vì ngồi chơi game trong thời gian dài.
Tác hại:
- Dù có tác dụng giúp chúng ta giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng nó cũng gián tiếp gây ra một vài vấn đề :
+ Thành tích học tập của những học sinh nghiện game sụt giảm nghiêm trọng.
+ Nhiều em vì nghiện game mà đi vào con đường tội lỗi như ăn cắp vặt, trộm tiền của bố mẹ và bạn bè để nạp vào game
+ Khi ngồi trước màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và cả tinh thần của các em.
+ Nhiều học sinh quá đắm chìm vào game mà quên mất cuộc sống ở thực tại, buông thả bản thân hoặc nhầm lẫn giữa thực và ảo => tinh thần không được minh mẫn.
Nguyên nhân:
- Cảm giác thỏa mãn sau khi đánh thắng một ván game do não bộ tiết ra chất gây hưng phấn.
- Nhu cầu giải tỏa stress trong cuộc sống nhưng không biết kiểm soát điều độ.
- Thiếu sự quan tâm từ gia đình khiến trẻ em nghiện game ngày càng tăng lên.
Giải pháp và hướng khắc phục:
+ Mỗi người cần tự đặt cho mình giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử.
+ Ta có thể chọn các cách giải trí khác như chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội....
=> Rút ra bài học bản thân
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề và nêu ra suy nghĩ cá nhân.
Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .
Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .
Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.
I. Mở bài:
* Mở bài 1:
- Nước ta đã bước vào thời kì hộp nhập. Vì thế cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì ngành công nghệ thông tin cũng phát triển vượt bậc.
- Bên cạnh những tiện ích thì Internet cũng có những mặt trái của nó.
- Đặc biệt, là trò chơi điện tử - món tiêu khiển hấp dẫn đã khiến nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.
- Chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
* Mở bài 2:
- Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, tuổi thơ hôm nay đã dần xa rời các trò chơi dân gian quen thuộc và bổ ích như nhảy dây, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan… mà thay vào đó là việc chơi trò chơi điện tử trên mấy tính.
- Có nhiều bạn vì mải chơi trò chơi này mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác.
- Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
II. Thân bài:
1.Khái quát ( Dẫn dắt vào vấn đề):
- Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bận tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
2. Giải thích “Trò chơi điện tử” là gì?
- Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”.
- Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử ( thường được gọi là game).
3.Phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận:
a. Liên hệ thực tế, chỉ ra biểu hiện:
- Ta có thể bắt gặp những quán điện tử ở bất cứ nơi đâu, từ các thành thị đến các nẻo đường thôn xóm ngõ ở nông thôn.
- Có thể thấy rằng, số lượng của hàng dịch vụ của trò chơi này ngày càng một gia tăng, mọc lên như nấm sau cơn mưa.
- Món tiêu khiển hấp dẫn đó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.
- Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà quên cả học hành.
- Hiện tượng đi sớm về muộn, té ngang, tạp ngửa vì “nghiện” game của một bộ phận học sinh đã chẳng còn xa lạ nữa
b, Nguyên nhân:
- Trò chơi điện tử là một món tiêu khiến hấp dẫn, người chơi dễ bị cuốn hút, mê mải không làm chủ bản thân mình:
+ Thật vậy, trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó.
+ Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh được đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. Càng chơi, các bạn càng thích thú hơn, càng tò mò hơn, và càng thõa mãn tính hiếu thắng khi chơi thắng một trò chơi nào đó, rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn, ưa khám phá, thích thú trước những điều mới lạ.
+ Không những thế, ngoài mục đích chính là để giải trí, nó còn giúp ta mở rộng quen biết với mọi người bởi tính cộng đồng của trò chơi điện tử rất cao, nhất là các trò chơi trực tuyến.
- Nhưng cũng không thể phủ nhận một phần nguyên nhân là do bản thân chưa có ý thức tự giác, mà còn mải chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái…
c. Phân tích mặt lợi và mặt hại của trò chơi điện tử:
- Trò chơi điện tử giúp con người rèn luyện tư duy, nhạy bén, nhanh tay, nhanh mắt, xử lí các tình huống một cách sáng tạo và khéo léo.
- Một số trò chơi điện tử du nhập từ nước ngoài vào, do đó khi chơi chúng sẽ giúp ta trau dồi vốn từ tiếng Anh của mình, mở rộng hiểu biết.
- Đồng thời ,cũng giúp chúng ta thư dãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng.
- Nhưng bị cuốn hút vào nó thì tác hại sẽ khôn lường:
+ Chơi nhiều trò chơi điện tử, tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém,cho nên trốn học, bỏ học.
+ Ham chơi điện tử có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Hiện thực cho thấy, ngồi trước màn hình máy tính nhiều sẽ dẫn đến cận thị, đầu óc mệt mỏi.
+ Chơi game nhiều, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc trên nên mụ mẫm, thiếu vốn sống thực tế.
+ Nói về vấn đề kinh tế, trò chơi điện tử có tác hại vô cùng ngay cả với gia đình có kinh tế khá giả. Khi quá đam mê, không có tiền, người chơi sẽ nói dối bộ mẹ, trộm cắp vặt…
+ Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội. ( Nêu một vài dẫn chứng cụ thể).
3. Đánh giá, bình luận:
- Việc mải chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh. Vì vậy:
+ Mỗi học sinh cần phải tự giác thực hiện qui định thời gian, không ảnh hưởng đến học tập.
+ Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặt chẽ.
+ Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh.
+ Các cơ quan chức năng cũng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm.
III. Kết bài:
- Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác.
- Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó.
DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ
1. MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trò chơi điện tử
2. TH N BÀI
Trò chơi điện tử: là những trò chơi giải trí trên mạng
Một số ích lợi của việc chơi điện tử: giải tỏa căng thẳng, giảm stress...
Biểu hiện: các quán net mọc lên như nấm, thu hút đông học sinh
Một số tác hại:
- Bỏ bê học hành
- Làm buồn lòng cha mẹ, thầy cô
- Suy tồi về nhân cách: gian dối, trộm cắp để có tiền chơi game...
- Gây mất tập trung
- Tốn thời gian và cả tiền bạc
Cách khắc phục:
- Chơi game hợp lí, có giờ giấc
- Tập trung học hành, tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh
3. KẾT BÀI
Tổng kết lại vấn đề
Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, tuổi thơ hôm nay đã dần xa rời các trò chơi dân gian quen thuộc và bổ ích như nhảy dây, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, … mà thay vào đó là việc chơi các trò chơi điện tử trên máy vi tính và các trò chơi trực tuyến trên mạng internet. Có nhiều bạn ham mê những trò chơi này đến nỗi từ một học sinh giỏi, chăm ngoan mà nay lại sa đàm sao nhãng việc học. Vậy game là gì mà lại mang đến những hậu quả ghê gớm đến vậy?Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu game là một loại trò chơi được lập trình sẵn trên máy vi tính, chúng ta chỉ cần một ít thao tác nhỏ là cỏ thể tham gia vào được. Game được tạo ra là để phục vụ cho việc giải trí của con người nhưng hiện nay, do ý thức của một số bạn trẻ không được tốt mà game đã mang lại nhiều hậu quả hơn là chỉ để giải trí đơn thuần. Nhiều người ham mê chơi game mà dần dần đã trở nên sa đà, đắm chìm vào thế giới ảo dẫn đến việc làm cho chính bản thân họ trở thành “nghiện game”. “Nghiện game” hiện tại đã trở thành một “căn bệnh” nghiêm trọng, một vấn nạn của toàn xã hội. Một khi chúng ta đã “nghiện” thì ta sẽ sẵn sàng đốt cháy cả tiền bạc, thời gian vào những trò chơi đó. Thật đáng sợ thay, những người chịu ảnh hưởng nặng nhất của “căn bệnh” này lại chính là bản thân các bạn học sinh chúng ta – những người đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn sẵn sàng bỏ một, hay giờ đồng hồ hoặc thậm chí là … cả một ngày để “luyện game” ở các quán net, trong khi với số thời gian đó các bạn có thể làm được rất nhiều bài toán khó, rất nhiều bài văn hay. Hâm mê chơi game còn có thể làm cho tiền bạc tiêu tán một cách nhanh chóng. Tiền tiết kiệm của bạn ư ? Tiền ăn sáng mà bố mẹ đưa cho bạn ư ? Tất cả sẽ nhanh chóng bốc hơi hết chỉ trong vài ba giờ đồng hồ “tu luyện” của các “cao thủ quán net”.Ngoài việc làm hao tốn thời gian và tiền bạc thì nghiện game còn có thể dẫn đến những hậu quả rất khôn lường. Game có thể khiến một bạn học sinh chăm ngoan học giỏi , đạo đức tốt thành một “con nghiện” , suốt ngày chỉ biết cắm đầu vào máy tính dẫn đến việc sức khỏe sa sút, học hành yếu kém. Mê game cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người chơi. Tháng 11 năm 2007, báo chí Trung Quốc đã đưa tin: một học sinh Trung Quốc đã đột quỵ ngay tại bàn vi tính sau gần hai ngày chơi game liên tục không ngừng nghỉ. Thật đáng ghê sợ! Rồi còn biết bao nhiêu chuyện lừa lọc, cướp của, giết người do chính những bạn học sinh tuổi đời còn rất trẻ gây ra chỉ với mục đích là lấy tiền để thỏa mãn ước mơ trở thành “cao 1 thủ”. Ban đầu các bạn chỉ là xin tiền bố mẹ nhưng dần dần đã chuyển sang nói dối, lừa bịp bố mẹ để lấy được số tiền nhiều hơn. Rồi cũng chính từ việc thiếu tiền chơi game mà đã dẫn đến nhiều vụ cướp của giết người rất dã man. Mới đây thôi, bao chí đã đăng tin : một vụ giết người cướp của đã xảy ra mà hung thủ chỉ mới là … một học sinh lớp tám. Chỉ vì thiếu tiền chơi game mà cậu học sinh ấy đã đột nhập vào nhà của một chị gái hàng xóm để ăn cắp tiền, đến khi bị phát giác thì cậu đã liên tiếp dùng rìu đánh vào đầu nạn nhân đến tử vong. Thật đáng kinh hãi!Chơi game khiến cho đầu óc chúng ta trở nên mụ mị, lẫn lộn giữa cuộc sống thực và ảo, làm chúng ta hao tốn tiền bạc và thời gian, khiến sức khỏe sa sút, làm thay đổi cả nhân cách và đạo đức của con người, … Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tránh xa những tác hại ghê gớm ấy? Đối với các bạn học sinh – những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nhất của căn bệnh này – thì từ bây giờ phải biết chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức cho thật tốt để sau này trở thành công dân có ích cho xã hội, tránh sa đà vào các trò chơi điện tử vô bổ, tốn thời gian để không phải nhận lấy những hậu quả không tránh khỏi.Chơi game không hẳn đã là xấu, chỉ là chúng ta chưa biết cách để sử dụng chúng như một trò chơi để giải trí thực sự. Tất cả chúng ta hãy biết cách chơi game sao cho thật lành mạnh, không sa đà và cần phải chú tâm hơn nữa vào việc học và phát triển đạo đức, nhân cách để mỗi chúng ta đều có thể trở thành con ngoan của bố mẹ, trò giỏi của thầy cô và mai này là trở thành một công dân có ích cho Tổ quốc, góp phần đưa đất nước chúng ta phát triển vững bền.
Thời đại ngày nay khi mà mạng lưới công nghệ thông tin phủ sóng sắp toàn cầu mang đến cho con người nhiều cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít thách thức cho thế hệ trẻ. Công nghệ thông tin bủng nổ, kéo theo các trò chơi điện tử tràn lan khắp mọi nơi. Nghị luận xã hội về trò chơi điện tử đã trở thành đề tài nóng hổi hiện nay trên các trang mạng xã hội.
Trò chơi điện tử thực ra chỉ là những trò chơi mang tính chất giải trí, thư giãn, xả stress sau mỗi ngày học tập và làm việc vất vả. Đó là thú vui tiêu khiển được thiết lập trên mạng xã hội, chỉ cần đăng ký một tài khoản để đăng nhập là có thể chơi bất cứ trò gì mà mình muốn.
Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ đã không làm chủ được bản thân mình để trò chơi điện tử biến bản thân mình thành một kẻ nghiện ngập, trò chơi điện tử từ chỉ mang tính chất giải trí thành” thuốc gây nghiện” và chúng chiếm mất rất nhiều thời gian trong quỹ thời gian hàng ngày của bạn, tiêu tốn tiền bạc của chính bản thân mình. Khi trò chơi điện tử đã không giữ được giá trị ban đầu là phương tiện giải trí thì chắc chắn rằng nó để lại nhiều hậu quả tai hại cho thế hệ trẻ và cho cả xã hội sau này.
Nghị luận xã hội về trò chơi điện tử ta không thể không nhắc đến trò chơi điện tử có trên điện thoại, máy tính, ipad…và hấp dẫn đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên và đã trở thành thú vui tiêu khiến có sức hút lớn đối với thế hệ trẻ ngày nay. Nếu những trò chơi này được sử dụng với mục đích lành mạnh thì nó sẽ giúp cho đầu óc được minh mẫn và giải tỏa được căng thẳng. Tuy nhiên nếu như trò chơi điện tử bị lạm dụng và trở thành chất gây nghiện thì sẽ dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Hiện nay trò chơi điện tử đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của rất giới học sinh sau mỗi giờ tan trường. Các quán Internet mọc lên như nấm trên mỗi con phố, san sát nhau khiến cho nhiều bạn học sinh không thể cưỡng lại được sự cám dỗ của các trò chơi.
Một khi đã sa vào trò chơi điện tử mà không biết kiểm soát được thì sẽ phải chịu nhiều hậu quả không đáng có. Hầu hết đó là những bạn đã nghiện trò chơi điện tử và không tìm được cách thoát ra. Trò chơi online sẽ lấy đi không ít thời gian, tiền bạc, tinh thần và cả sức khỏe của bạn. Chính vì các bạn học sinh bị trò chơi điện tử lôi cuốn mà dẫn đến việc học tập bị lơ đãng, thầy cô giáo nhắc nhở, cảnh cáo rất nhiều lần, tiền bạc đổ vào trò chơi điện tử quá nhiều và sức khỏe suy giảm do cả ngày và đêm ngồi lỳ bên chiếc điện thoại hay máy vi tính. Đây là tình trạng vẫn thường thấy ở nhiều bạn học sinh, sinh viên ở nước ta.
Hậu quả mà các bạn tự nhận lấy là sức khỏe yếu đi, học lực giảm sút… sẽ khiến cho những người xung quanh như ông b, bố mẹ buồn lòng. Trong giới sinh viên không ít người học ở những trường danh tiếng bậc nhất, thi đầu vào đã khó, nhưng trong quá trình học tập đã bị trò chơi điện tử hút hồn, mải mê với điện tử và kết quả là bỏ bê việc học, đồ án tốt nghiệp dở dang. Hậu quả mà các bạn ấy nhận được chính là việc bị treo bằng, không tốt nghiệp được. Vậy là chính ước mơ của bạn đã bị bản thân bạn nhấn chìm chỉ vì trò chơi điện tử tai hại.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận tích cực chúng ta vẫn nhận thấy trò chơi điện tử luôn có hai mặt của nó. Trò chơi điện tử còn là một công cụ để giúp còn người tinh thần thoải mái, thư giãn hơn…Để trò chơi điện tử đúng như tên gọi của nó, giữ gìn được đúng giá trị hữu ích nhất thì ý thức của những người chơi nó phải có một tư duy trong sáng, chơi có chừng mực, chơi biết điểm dừng thì bạn sẽ biến nó trở thành người bạn tuyệt vời giải trí hằng ngày.
Như vậy khi nghị luận xã hội về trò chơi điện tử, tôi và các bạn đều nhận ra rằng để trò chơi điện tử lành mạnh hơn trong cuộc sống thì mỗi người cần có nhận thức đúng đắn hơn, để biến nó thành một trong những công cụ giải tỏa mọi ưu phiền do áp lực gây ra.