K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2018

1)

Nghệ thuật : Điệp ngữ" Ăn";"nhớ"

Nội dung:

Chữ "ăn” chữ “nhớ” được điệp lại nhiều lần làm cho ý thơ, giọng thơ được nhấn mạnh, bài học vẻ tình nghĩa thấm sâu vào lòng người, tác dụng giáo dục vô cùng sâu sắc. Tóm lại nhà thơ dân gian đã đi từ cụ thể đến khái quát, nhắc khẽ trẻ em từ “ăn" đến “nhớ” qua đó nêu lên bài học về lòng biết ơn, về tình nghĩa thủy chung ở đời. Bài học ấy đã, được diễn tả thật giản dị, nhẹ nhàng, trong sáng và rất thấm thía.

7 tháng 1 2018

2)Tác giả ko cần phải nhớ một gì đó đặc biệt, Ko cần có một gì đó đắt đỏ mà chính là những gì đó giản gị nhất thân thuộc nhất như :

+Đọi cơm nhớ đến Người cày ruộng

+Đĩa muống nhớ đến người đào ao

+Quả đào nhớ đến người vun gốc

+Con ốc nhớ đến người đi mò

+Đi chuyến đò nhớ đến người chèo chống

+Nằm vọng nhớ người mắc dây

+Đứng mát gốc cây nhớ đến người trồng trọt

Giúp em hình dung đc:

+ Lòng biết ơn rất đơn giản giù chỉ là nhớ một quả đào, con ốc, đĩa rau muống, chuyến đò,...mà cũng đậm tình nghĩa. Chúng ta phải có lòng biết ơn, thủy chung , sống nhân hậu có nhân cách.

29 tháng 8 2018

Đoạn thơ hoàn chỉnh là :

Ăn một bát cơm

Nhớ người cày ruộng

Ăn đĩa rau muống

Nhớ người đào ao.

7 tháng 2 2017

Trong nền thơ ca dân gian, đồng dao chiếm một vị trí đáng kể. Đồng dao là những bài hát cho trẻ em, được viết bằng thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ, vừa cụ thể, hồn nhiên, vừa ngộ nghĩnh. Có bài đồng dao để trẻ hát cho vui. Có bài đồng dao giúp trẻ con hiểu biết những điều đơn giản. Có bài đồng dao giáo dục trẻ em những tư tưởng, tình cảm về đạo lí, nhân sinh. Những câu đồng dao sau đây đã từng đem đến cho tuổi trẻ chúng ta nhiều thú vị:

"Ăn một bát cơm,
Nhớ người cày ruộng.
Ăn đĩa rau muống,
Nhớ người đào ao.
Ăn một quả dào,
Nhớ người vun gốc…"

Sáu câu đồng dao trên đây nói về chuyện "ăn" và chuyện "nhớ” ở đời. "Một bát cơm”, một "đĩa rau muống’, "một quả đào"… là những biểu tượng mang ý nghĩa tượng trưng cho mọi giá trị và thành quả lao động. "Người cày ruộng", "người đào ao", "người vun gốc"… là nhân dân lao động, những con người đã đổ mồ hôi, công sức, làm ra mọi của cải vật chất và mọi giá trị tinh thần để nuôi sống xã hội. "Ăn" chỉ sự hưởng thụ. "Nhớ” nói lên một thái độ, một tình cảm, biểu thị lòng biết ơn. Chữ "ăn” chữ “nhớ” được điệp lại nhiều lần làm cho ý thơ, giọng thơ được nhấn mạnh, bài học vẻ tình nghĩa thấm sâu vào lòng người, tác dụng giáo dục vô cùng sâu sắc. Tóm lại nhà thơ dân gian đã đi từ cụ thể đến khái quát, nhắc khẽ trẻ em từ “ăn" đến “nhớ” qua đó nêu lên bài học về lòng biết ơn, về tình nghĩa thủy chung ở đời. Bài học ấy đã, được diễn tả thật giản dị, nhẹ nhàng, trong sáng và rất thấm thía.

"Một bát cơm" mà ta được ăn hằng ngày là do người nông dân "một nắng hai sương" thức khuya dậy sớm, chân lấm tay bùn, cày bừa cấy hái quanh năm làm nên: "Dẻo thơm mật hạt đắng cay muôn phần". Mồ hôi và công sức của họ đã làm nên những mùa vàng bát ngát nuôi sống xã hội, làm cho mọi người được ấm no. Công ơn ấy vô cùng sâu nặng, cho nên chúng ta được "ăn" thì phải có nghĩa vụ "nhớ” ghi lòng tạc dạ công sức của bà con dân cày Việt Nam.

"Đĩa rau muống", “một quả đào" tượng trưng cho hoa thơm trái ngọt ở đời. "Đĩa rau muống" ấy làm cho bữa cơm đạm bạc của nhiều gia đình thêm ngon lành, ý vị. "Một quả đào" cho ta hương vị đậm đà quê hương. Đĩa rau muống và "một quả đào" cổ nhiều nhặn gì đâu nhưng chứa chan biết bao tình đời và tình người. Câu đồng dao nhắc mọi người, nhắc trẻ em phải biết sống có tình có nghĩa thủy chung, không được vong ơn bội nghĩa.

Có "vay" thì tất phải có "trả", đó là nghĩa đời. "Đã vay dòng máu thơm thiên cổ – Hãy trả cho ta mạch giống nòi" (Tố Hữu). Nghĩ về quá khứ, ta nhớ ơn tổ tiên. Nghĩ về hiện tại, được sống trong hòa bình, ta nhớ ơn Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ.

Ở đời, vì tình nhân ái mà người ta biết giúp đỡ, cưu mang đồng loại. Nhưng "làm ơn há dễ trông người trả ơn” (Truyện Lục Vân Tiên). Tuy vậy, mang ơn người, ta có nghĩa vụ đền đáp. Ta lại biết noi gương tốt của người để sẵn sàng tương thân tương ái những ai đang sống trong cảnh nghèo khổ, hoạn nạn:

“Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người đói rét ta nhường áo cơm".

Lòng biết ơn là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Nó làm cho chúng ta biết sống nhân hậu, có nhân cách. Biết sống trong tình thương đồng loại. Biết coi trọng tình nghĩa thủy chung. Biết làm đứa con hiếu thảo trong gia đình. Biết tôn sư trọng đạo. Biết sống thủy chung trong tình bạn, trong nghĩa vợ chồng,…

Những kẻ vong ân bội nghĩa, lừa thầy phản bạn, ăn cháo đá bát… là xấu xa, đê tiện nhất, bị mọi người khinh bỉ xa lánh.

Nhân dân ta cơi trọng tình nghĩa nên tục ngữ, ca dao mới có nhiều câu hay và sâu sắc lắm:

Uống nước nhớ nguồn.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cầy cho chăng ?
Vân vân,,.
Thật tự hào biết bao khi đọc những câu ấy.

Đọc những câu đồng dao trên, ta cảm thấy tâm hồn mình được bồi đắp, mở rộng, Càng thấy yêu người và tin vào lòng tốt của nhân dân. Trong hành trang của tuổi trẻ chúng ta bước vào thế kỉ 21, bài học về lòng biết ơn cho ta sức mạnh để đi tới, tự nhắc nhở lương tâm biết sống tình nghĩa "mình vi mọi người” vì hạnh phúc của nhân dân.

Sai đừng ném đá nha!

27 tháng 3 2022

tham khảo:

-ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Câu nói đã cho thấy tầm quan trọng của lòng biết ơn trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để khuyên nhủ con người.

Khi được thưởng thức một loại quả nào đó chúng ta nhớ đến người trồng cây. Suy rộng ra, trong cuộc sống, khi con người được hưởng bất cứ thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.

Những hành động thể hiện lòng biết ơn không chỉ khiến cho người nhận cảm thấy hạnh phúc vì thành quả của mình được trân trọng. Mà hành động đó còn thể hiện người đó có nhân cách tốt đẹp. Họ sẽ nhận được tình cảm yêu mến đến từ những người xung quanh. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hành động thể hiện sự biết ơn. Những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ… Nhiều bạn trẻ sau khi đi du học trở về quê hưởng để phát triển sự nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tích cực sáng tạo trong sản xuất, đưa sản phẩm của Việt Nam vào thị trường quốc tế được đón nhận. Đặc biệt là kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước - thứ mà ông cha chúng ta đã phải đánh đổi cả xương máu để giành được… Có đôi khi, lòng biết ơn thể hiện ở cả những hành động vô cùng đơn giản như: lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, chăm chỉ học tập tốt, sống giản dị tiết kiệm, trân trọng bữa cơm mà chúng ta được ăn hàng ngày… cũng thể hiện được sự biết ơn. Dù là hành động lớn lao hay vĩ đại cũng đều thể hiện được thái độ biết ơn của người thực hiện.

Nhờ có lòng biết ơn mà chúng ta biết trân trọng cuộc sống hơn. Từ đó, mỗi người sẽ trở nên sống tích cực hơn, cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những con người lại sống vô ơn, bội bạc. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Đó chính là sự vô ơn đối với những người đã cho các bạn cuộc sống này. Bởi vậy, chúng ta cần tránh xa lối sống này.

 

Quả là, lòng biết ơn đã đem lại cho con người nhiều điều tốt đẹp. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - một lời khuyên đúng đắn về bài học lòng biết ơn.

 

-uống nước nhớ nguồn:

Mọi thành quả hôm nay chúng ta được thừa hưởng đều là do công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu ông cha ta đã vất vả đổ xuống. Bởi vậy, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người đã làm ra chúng. Truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn .

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là Uống nước nhớ nguồn . Tác giả dân gian sử dụng hình ảnh hết sức cụ thể, dễ hiểu uống nước , nguồn để khuyên chúng ta khi uống một ly nước phải nhớ đến nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra. Nhưng một nó không chỉ có nghĩa đen mà trong hình ảnh đó còn ẩn chứa tính biểu tượng, đa nghĩa, đây mới chính là cái đích mà các tác giả dân gian hướng đến. Uống nước tức là ta được hưởng thụ một thành quả nào đó của thế hệ đi trước để lại; Nguồn là những gì người đi trước, ông cha ta đã tạo ra thành quả đó. Như vậy, cả câu tục ngữ nhằm hướng đến một chân lí, một lời khuyên đối với thế hệ sau: khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn như đại dương, hay nhỏ bé như hạt cát thì chúng ta cũng phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.

 Quảng cáo

Chúng ta đều biết rằng mọi thành quả hôm nay chúng ta được hưởng thụ không phải ngẫu nhiên mà có, không phải phép tiên biến ra mà đó là công sức của tất cả thế hệ đi trước để lại cho chúng ta. Để có một hạt cơm thơm ngon là biết bao giọt mồ hôi của bác nông dân rơi trên cánh đồng: Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần . Để có độc lập tự do như ngày hôm nay là biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng hi sinh, đổ máu để giành độc lập cho dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của họ và có những hành động thiết thực báo đáp công ơn đó. Đồng thời, đây cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ từ bao đời nay và thể hiện trong rất nhiều câu tục ngữ khác: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

Quảng cáo

Truyền thống tốt đẹp này đã được các thế hệ lưu giữ và phát huy hàng ngàn đời nay. Trong nhà chúng ta chắc hẳn gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà đã gây dựng nên gia đình, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Ngày mồng mười tháng ba hàng năm cả nước lại hướng về đền Hùng dâng lên hoa thơm, quả ngọt để tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng đã có công gây dựng đất nước. Không chỉ ghi nhớ công ơn với những người đã mất, chúng ta còn có những hành động thiết thực báo đáp công ơn của những vị anh hùng, những người đã giúp dân tộc, đất nước. Những ngôi nhà tình nghĩa khang trang, đẹp đẽ được dựng lên để báo đáp công ơn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, các phong trào đền ơn đáp nghĩa hàng năm với những gia đình, những người có công với Tổ quốc.

Bên cạnh những người luôn có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống này lại có những kẻ vô ơn, không biết ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước, của những người đã giúp đỡ mình. Những kẻ như vậy sẽ bị xã hội tẩy chay, ghét bỏ, sống cô lập. Là một học sinh chúng ta cần phải nêu cao truyền thống tốt đẹp này của dân tộc, biết ơn trước hết là với cha mẹ - người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn trưởng thành bằng cách học tập tốt, nghe lời cha mẹ.

 

Truyền thống uống nước nhớ nguồn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, phản ánh con người Việt Nam là những người ân tình, thủy chung, luôn biết ghi nhớ công ơn và báo đáp với thế hệ đi trước. Truyền thống này cần được giữa gìn và phát huy hơn nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay để không bị vòng xoáy cuộc sống xô bồ làm cho phai nhạt những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.

 

-bảo vệ môi trường:

Cuộc sống của con người chúng ta hiện nay đang ngày càng được cải thiện và nâng cao cùng với sự phát triển của xã hội, tuy nhiên, chúng ta mới chỉ quan tâm đến sự phát triển mà chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của môi trường và bảo vệ môi trường đối với cuộc sống. Môi trường sống là nơi con người sinh ra, tồn tại và phát triển, gắn liền với tất cả các hoạt động sống của con người, môi trường có tốt thì cuộc sống của con người mới được đảm bảo, vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường theo định nghĩa khoa học là "Một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó". Theo cách hiểu nôm na, môi trường là không gian sống của con người và sinh vật; môi trường sống của con người là toàn bộ những không gian tự nhiên, nhân tạo xung quanh chúng ta cung cấp các yếu tố tối thiểu phục vụ cuộc sống. Mọi sự thay đổi của môi trường đều ảnh hưởng trực tiếp đến con người và mọi tác động của con người cũng ảnh hưởng ngược trở lại môi trường. Môi trường mang lại cho chúng ta bầu không khí để thở và duy trì sự sống, mang lại không gian sinh sống và làm việc cho các hoạt động sống, sản xuất.

Môi trường tạo ra những nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu cho sinh hoạt và sản xuất của con người, bên cạnh đó lại là nơi chứa đựng và đồng hóa mọi chất thải từ hoạt động của con người. Tuy nhiên, cũng chính vì phục vụ cho con người quá nhiều mà con người lại không bảo vệ nên môi trường ngày càng suy thoái và ô nhiễm. Khi môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, bầu không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, đất nhiễm hóa chất, tất cả đều không thể phục vụ cuộc sống. Bên cạnh đó, khi môi trường suy thoái đi sẽ mất đi nguồn nguyên liệu cho sản xuất, nền kinh tế khó phát triển. Nguy hại hơn đó là khi môi trường đã không còn khả năng chứa đựng và đồng hóa chất chải của con người, nghĩa là con người đã thải ra môi trường quá mức, vượt quá giới hạn của môi trường, sẽ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái.

Nhận thức rõ ràng được tác hại của việc ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của việc phải bảo vệ môi trường, con người chúng ta hãy ý thức gìn giữ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý, xử lý chất thải trước khi đưa ra ngoài môi trường, nghiêm cấm các hoạt động làm ô nhiễm môi trường. Môi trường chính là mái nhà chung của con người, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ ngôi nhà của chúng ta, nếu không bảo vệ chúng ta sẽ tự hủy hoại đi ngôi nhà của mình và rồi sẽ không còn nhà để ở, để tồn tại và sinh sống.

Như vậy, môi trường thực sự rất quan trọng đối với cuộc sống của con người, không chỉ mang tính ảnh hưởng, môi trường là nhân tố quyết định đến sự sống còn của loài người. Chất lượng môi trường sẽ phản ánh chất lượng cuộc sống và tương lai của con người, vì vậy hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

- Chúng ta không nên sống "ăn trái chặt gốc" nếu không sẽ không ai muốn giúp đỡ chúng ta khi ta gặp khó khăn 

- Hãy dạy con cháu chúng ta "Muốn ăn quả chín, nhớ ơn người trồng"

giải thích nghĩa của các câu thành ngữ sau:  1. Ăn bánh trả tiền   2. Ăn bánh vẽ   3. Ăn bát cháo chạy ba quãng đồng   4. Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi   5. Ăn bát cơm đầy nhớ ngày gian khổ   6. Ăn bát cơm nhớ công ơn cha mẹ   7. Ăn bát mẻ nằm chiếu manh   8. Ăn Bắc nằm Nam   9. Ăn bất thùng chi thình  10. Ăn bậy nói càn  11. Ăn bền tiêu càn  12. Ăn biếu ngồi chiếu cạp điều  13. Ăn biếu ngồi chiếu hoa ...
Đọc tiếp

giải thích nghĩa của các câu thành ngữ sau:

  1. Ăn bánh trả tiền
   2. Ăn bánh vẽ
   3. Ăn bát cháo chạy ba quãng đồng
   4. Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi
   5. Ăn bát cơm đầy nhớ ngày gian khổ
   6. Ăn bát cơm nhớ công ơn cha mẹ
   7. Ăn bát mẻ nằm chiếu manh
   8. Ăn Bắc nằm Nam
   9. Ăn bất thùng chi thình
  10. Ăn bậy nói càn
  11. Ăn bền tiêu càn
  12. Ăn biếu ngồi chiếu cạp điều
  13. Ăn biếu ngồi chiếu hoa
  14. Ăn bòn dòn tay ăn mày say miệng
  15. Ăn bóng nói gió
  16. Ăn bốc ăn bải
  17. Ăn bơ làm biếng
  18. Ăn bớt bát nói bớt lời
  19. Ăn bớt cơm chim
  20. Ăn bún thang cả làng đòi cà cuống
  21. Ăn bữa hôm lo bữa mai
  22. Ăn bữa sáng dành bữa tối
  23. Ăn bữa sáng lo bữa tối
  24. Ăn bữa trưa chừa bữa tối
  25. Ăn cá bỏ lờ
  26. Ăn cá nhả xương ăn đường nuốt chậm
  27. Ăn cái rau trả cái dưa
  28. Ăn cám trả vàng
  29. Ăn càn nói bậy
  30. Ăn canh không chừa cặn

2
5 tháng 3 2022

tách nhỏ ra nhé bạn

5 tháng 3 2022

dài thế

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#