Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau...
Đọc tiếp
Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như có trách tôi; nó kêu ư ử nhìn tôi, như nuốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
(Trích sgk Ngữ văn 8 - Tập Một/ trang 42)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)
b. Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu ngắn gọn. (0,5 điểm)
c. Xác định 2 từ tượng hình, 2 từ tượng thanh trong đoạn văn bản trên. (1,0 điểm)
Câu 2: Xác định thành phần trợ từ, thán từ, được dùng trong đoạn văn và cho biết ý nghĩa sử dụng.(1,5 điểm)
Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Dấu ngoặc kép trong câu được dùng để làm gì? (1,5 điểm)
“Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như có trách tôi; nó kêu ư ử nhìn tôi, như nuốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Lâu lâu, cái Tí chừng cũng hiểu những nỗi đau của mẹ, nó không khóc nữa. Lan lau sạch nước mắt, nó chạy đến chỗ cái Tỉu, cúi đầu tận mặt con này nó hôn mỗi má mấy cái và nó lại mếu.
- Tỉu ở nhà nhé! Tỉu ở nhà với anh Dần nhé! Chị phải đi đây. Chị phải sang ở với cụ Nghị bên kia đây. Từ rày trở đi chị không được ẵm Tỉu nữa. Bao giờ Tỉu lớn, Tỉu sang bên ấy tìm chị, Tỉu nhé !
( Ngô Tất Tố, trích Tắt đèn)
Các từ in đậm trong các câu thuộc kiểu từ loại nào? Chúng biểu thị ý nghĩa gì?
- Các từ in đậm là tình thái từ
=> Ý nghĩa : Biểu thị sắc thái tình cảm
Câu 2. Đặt 6 câu ghép, chỉ ra mối quan hệ giữa các vế trong hai câu vừa đặt?
- Tiền có thể nhiều, bạn bè cũng có thể nhiều nhưng cha mẹ chỉ có một
=> Quan hệ tăng tiến
- Để làm gương cho các em, thằng anh phải thực hiện trước.
=> Quan hệ mục đích
- Tuy nó nhỏ nhưng nó nhanh.
=> Quan hệ tương phản, đối lập
- Duyên không những xinh mà còn đảm đang.
=> Quan hệ bổ sung
- Vì nhà nghèo nên nó phải bỏ học.
=> Quan hệ nguyên nhân kết quả
- Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn sẽ vượt qua kì thi sắp tới.
=> Quan hệ giả thiết- kết quả
Câu 2 .
- Tôi đi học thì nó cũng đi học .
=> QH đồng thời
- Tuy gia đình khó khăn nhưng Lan học rất giỏi .
=> QH tương phản .
- Vì trời mưa to nên tôi đi học muộn .
=> QH nguyên nhân - kết quả .
- Nếu bạn chắm chú lắng nghe cô giảng bài thì bạn sẽ iếp thu hiệu quả hơn .
=> QH điều kiện - kết quả .
-Trời càng mưa , gió càng thổi mạnh.
=> QH tăng tiến .
-