Em hãy nêu cảm nhận của em về mùa giáng sinh đã qua.
Giusp mình vs T7 kt rồi!)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
kham khảo
Tiết 1, Bài 1: Học hát: Bài Mái trường mến yêu - Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta - Vũ Thị Điểm
vào thống kê
hc tốt
Thu qua, đông tàn, cánh hoa mai nở vàng đón chào mùa xuân sang… Xuân đến đất trời như bừng sang vì những cành lộc biếc, những đóa hoa rực rỡ và những nụ cười rạng rỡ đón xuân. Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa.Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho mùa xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm.Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, em chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.
Thu qua, đông tàn, cánh hoa mai nở vàng đón chào mùa xuân sang… Xuân đến đất trời như bừng sang vì những cành lộc biếc, những đóa hoa rực rỡ và những nụ cười rạng rỡ đón xuân. Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa.Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho mùa xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm.Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, em chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.
Em tham khảo :
Từ chớm hoa niên đến tuổi bạc đầu, nếu đã được đọc qua, dễ có mấy ai quên được nhân vật “Dế Mèn” trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Yêu thích nhân vật Dế Mèn vì mỗi người có thể soi rọi mình trong hình ảnh ấy: nỗi khát vọng ước mơ và hành động. Dù chỉ được nhân hóa, hình ảnh ấy cứ lồng lộng trong tâm trí người đọc bởi vẻ đẹp trong, ngoài riêng biệt rất thật tính người mà chỉ Dế Mèn mới có, qua bút pháp tuyệt vời của nhà văn Tô Hoài, bậc kỳ tài trong làng văn Việt Nam.Dế Mèn dù dưới hình thức loài vật, sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng đã được nhà văn sử dụng nguyên mẫu thực tế mà ta thường bắt gặp đó đây trong cuộc sống. Mọi người yêu Dế Mèn vì đây là anh chàng dế thanh niên, cường tráng, cả thân hình một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Không chỉ vậy, chàng còn có đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng cáp và nhọn hoắt. Tính ương bướng còn thể hiện bởi cái đầu to và nổi cứng từng tảng cùng cặp râu dài uốn cong, hùng dũng. Dế Mèn thật đẹp dáng so với các nhân vật khác trong truyện hay cùng loài như : Dế Choắt gầy gò, lêu nghêu, Dế Trũi mình dài thườn thượt, anh Dế Cả bệ vệ hay anh Dế Hai gầy khoeo, ốm yếu, ho hen cùng mẹ với Dế Mèn.Vì hoàn cảnh sống độc lập từ bé, theo tục lệ lâu đời của họ nhà Dế, Dế Mèn chỉ ở với mẹ được hai hôm đã phải ra riêng. Thiếu sự chăm bẵm dạy dỗ của gia đình, Dế Mèn đã có hành động quá xốc nổi, ngông cuồng, hiếp đáp chị Cào Cào, anh Gọng Vó, khinh thường Dế Choắt – từ chối không cho thông ngách nhà và còn vô tình tinh nghịch gây ra cái chết thảm thương của người bạn láng giềng. Ân hận đấy, nhưng nào sửa đổi được ngay. Dế Mèn trở về với cái tính tự đắc, tự mãn khi được bọn trẻ tâng xưng. Để rồi chính anh Xiến tóc đã “dạy” chàng bài học nhớ đời, cắn cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu để mãi về sau “trọc trơn lông lốc”.Vẻ đẹp nội tâm đã được định hình và phát triển từ đó. Dần dần thấu hiểu lí lẽ ở đời, trên đường tìm về quê hương xa lắc xa lơ, Dế Mèn gặp chị Nhà Trò, (vốn dòng họ bướm) bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát. Với sức khỏe mạnh mẽ và tài võ thuật, chàng đã hoá giải hiềm khích, giúp chị Nhà Trò xóa nợ và cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Dẫu xa lìa mẹ, hai anh từ bé, Dế mèn vẫn luôn nhớ về gia đình, một lòng hiếu thảo mẹ già và nhường nhịn anh, chẳng màng bất đồng ý kiến. Trên bước đường phiêu linh, Dế Mèn kết bạn cùng Dế Trũi, tình anh em thủy chung sâu sắc. Có lúc Trũi mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, chàng nhiều lần ngửa mặt vào không, gọi to tên em thảm thiết. Thế mới biết cuộc sống Dế Mèn cần phải có bạn bè, thân thích, dẫu phải chia tay nhưng đi đến đâu cũng không có cảm giác lẻ loi, cô độc và luôn thấy lòng vui, đầm ấm vì bây giờ có bạn, có bè, có người giúp đỡ chung quanh.Nhưng thật sự, người đọc nhớ mãi đến “Dế Mèn” bởi sự phát triển về tính cách. Thuyết phục được độc giả, bởi sự thay đổi về tính cách hoàn thiện dần dần và cũng có khi lập lại cái tính nết nghịch ngợm, kiêu căng, hợm hĩnh, coi trời bằng vung để phải đôi lần ân hận không nguôi về cái chết của Dế Choắt và gây thương tật cho bọn dế khác trong những lần tỉ thí trên võ đài bạn trẻ. Nhưng rồi, chúng ta lại cười tán thưởng bởi cái tâm hồn thuần hậu, “giữa đường dẫu thấy bất bình chẳng tha” trước tình cảnh của chị Nhà Trò yếu ớt khi bị bọn Nhện kéo bè ức hiếp, đòi nợ cũ.Với tính cách đó, dường như ai cũng thích đi du lịch, chẳng phải riêng chỉ Dế Mèn. Cái thú giang hồ xê dịch mãi: đi để nhìn, để ngắm, để nghe, để tích lũy vốn sống, thỏa chí tang bồng. Chẳng thể ở yên một chỗ, dù cậu ta yêu biết mấy cái bờ ruộng, góc đầm nước quê hương; đôi lần trở về thăm thú, chàng vẫn khát khao trước viễn cảnh thiên nhiên mênh mông, bát ngát. Khát khao đất trời, núi non, sông biển, gió mây; lại thèm tiếng nỉ non hay ồn ả của những người bạn chung quanh; thèm cả một bầu trời biêng biếc ráng chiều khi tìm chốn dừng chân lãng tử đôi ngày trên chuyến đường viễn du xa ngát. Nỗi khát khao cứ kéo dài vô tận khi chàng về thăm quê nhà ít lâu, nằm duỗi chân qua khe cỏ ấu, trông thấy mảnh trời xanh như ước vọng đời mình, cứ muốn tiếp tục bay xa, xa mãi.Qua các chuyến lữ hành, tính cách con người trong Dế Mèn tốt đẹp hơn lên, biết ân hận khi dại dột, biết mưu trí để tìm đường thoát hiểm, biết hiếu cùng mẹ, anh, biết thủy chung cùng bè bạn, không ngại nguy khó giúp người cô thế hay trên đường tìm bạn. Cứ lên đường! Lên đường! Mỗi bước chân giúp chàng đổi thay tính cách. Mỗi sớm, mỗi chiều lại được gặp một cảnh vật mới. Lúc nào cũng mong đi tới một nơi xa lạ, nao nức, bồi hồi được thấy trời xanh, ánh sáng vàng những nắng.Ôi, người đọc gần với Dế Mèn là thế, yêu thích Dế Mèn vì được gởi gắm tâm trạng hoài bão của mình qua gót chân phiêu lãng. Theo bước chân chàng, tâm hồn ta rộng mở. Sau mọi trải nghiệm buồn vui, thành bại ở đời, qua các chuyến phiêu du, ta lại cùng Dế Mèn hăm hở bày cuộc chơi khác. Chính cái say sưa đó, với cách nhìn lạc quan về thế giới đã đem lại cho người đọc đôi nét bâng khuâng, mềm mại cõi lòng.Những sinh hoạt đời thường, cách đấu tranh sinh tồn của Dế Mèn bình dị mà ấm áp bời lòng nhân hậu và ý chí dấn thân, cái xấu trở nên tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn. Qua hình ảnh Dế Mèn, người đọc như được thấy chính mình, nỗi ước vọng khát khao trong cuộc sống; yêu thích, muốn mong được tìm hiểu nhiều điều mới mẻ. Và đó cũng là niềm tha thiết được đi, được bơi, được thỏa chí tang bồng thoát khỏi cái vỏ bọc an nhiên, làm kiềm hãm sự phát triển, đa dạng của vẻ đẹp muôn màu cuộc sống. Đi cũng là học – Hỡi các bạn học sinh của tôi ơi, mình cũng sẽ đồng hành cùng Dế Mèn tìm đến chân trời bao la của trí tuệ để được đổi thay tính cách và số phận. Chỉ thay đổi được hoàn cảnh khi biết ước mơ và hành động. Chắc chắn Dế Mèn mãi mãi là người bạn định hướng thủy chung của thế hệ tuổi thơ Việt Nam và thế giới.
Học sinh trả lời đúng ý ghi. (1 điểm)
Có thể theo 1 số gợi ý sau:
- Gu-li-vơ rất to lớn và dũng cảm.
- Gu-li-vơ rất yêu thích hoà bình.
Tham khảo :
“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”
Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.
Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!
Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.
Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.
Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.
Tham khảo
“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”
Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.
Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!
Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.
Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.
Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.
Một mùa Giáng Sinh nữa lại về trong náo nức muôn nơi. Người lớn bận bù đầu, mong kết thúc những công việc cuối năm, hoặc tất bật, lo sắm sửa cho gia đình. Trẻ con nôn nóng, thấp thỏm mong đợi quà của già Santa. Mình vốn không sinh ra và lớn lên với phong tục mừng ngày ra đời của Thiên Chúa, một trong những lễ lớn nhất hành tinh. Tuy không phải người theo đạo và không đi nhà thờ, nhưng mình vẫn thích Giáng Sinh, chỉ đơn giản vì cái không khí nhộn nhịp lúc chờ đón nó, những cây thông xanh và sự đoàn tụ.
Cảm nhận về không gian trước ngày lễ được bộc lộ qua nhiều tầng tâm trạng: vui, buồn, phấn chấn, hồi hộp, căng thẳng, lo âu, náo nức, thư giãn, xúc động, mệt mỏi... Khởi đầu bằng hàng loạt những bản nhạc, những ca khúc Giáng Sinh được phát sóng dồn dập trên các kênh đài. Thoạt đầu mới nghe, rất hay, rộn ràng và hào hứng. Sau một thời gian nghe đi nghe lại, chúng trở nên nhàm và có phần khiến nhiều người khó chịu, sốt ruột muốn phát cáu...
Nhưng đến lúc nhìn thấy những chiếc bánh qui được trang trí hết sức dễ thương sau khi nướng, đang tỏa mùi thơm mời mọc khắp nhà, hay ngào ngạt tỏa ra từ các cửa hàng bánh, cái không khí hồ hởi ấy của Giáng Sinh lại dâng đầy lồng ngực. Thôi thì đủ các thức ngon lành, hấp dẫn, mang hương vị đặc trưng của một mùa, mà suốt năm, người ta hằng mong chờ được hít hà trong sự thèm thuồng.
Phố đông càng thêm huyên náo, cầu đường tắc nghẽn, cửa hàng chật như nêm. Những gánh hát rong nghiệp dư, những nghệ sĩ kéo vĩ cầm nơi góc phố chơi những bản nhạc du dương, bay bổng, để rồi bị chìm nghỉm trong tiếng nhạc chói tai, phát ra từ những cửa hàng trang hoàng lộng lẫy đèn màu và biển quảng cáo. Trai gái khoác vai, nắm tay; gia đình và người thân gặp gỡ trên sân ga, bến tàu điện, bến phà... ôm hôn nhau thắm thiết.
Bưu điện làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ, sao cho kịp vận chuyển hàng đống bưu phẩm và vô vàn những tấm thiệp, những cánh thư. Không biết lũ trẻ nhà A. bây giờ lớn bằng ngần nào để chọn bít tất cho chúng? Bà chị chồng đã có bộ đồ trộn xa-lát này chưa? Trời, đã có ai nhớ để đi đón vợ chồng chú B. năm nay sang thăm không nhỉ?... Tờ danh sách những thứ cần làm, cần mua sắm cứ thế dài dần theo mỗi cái gạch đầu dòng, nhằng nhịt những vết tẩy xóa.
Nhà nhà bày biện, trang hoàng thật rực rỡ và đẹp mắt. Những ống giấy gói quà nhiều màu sắc, giấy trang kim, và hàng thác những dải băng lụa các cỡ được mang về. Ngoài những chậu hoa trạng nguyên lá đỏ thắm, những trái bí ngô màu cam to tướng, được cắt tỉa và cài cắm bằng những bông hoa hướng dương, thược dược, cúc kép cánh dài, hoa đầu rùa, vô số lá kim, những cành bông lau mềm mại màu tím nhạt xen lẫn những nhánh lúa mì mập mạp vàng ươm và những trái bắp ngô có hạt tím thẫm, trông thật độc đáo, hài hòa và ngộ nghĩnh, chứng tỏ sự cầu kỳ của chủ nhân, tạo cho khu phòng khách một cảm giác đặc biệt, chỉ có trong ngày lễ.
Thành phố như sống dậy giữa tiếng cười và lời chúc tụng. Đêm đêm, từng tốp các nhóm ca hát địa phương rủ nhau đến từng gia đình của khu phố, gõ cửa hát tặng chủ nhà những bài hát Giáng Sinh. Chuyên nghiệp hơn thì thường tụ tập nơi trung tâm đài phun nước của thị trấn hoặc thành phố, ăn vận những bộ quần áo dân gian hết sức đẹp đẽ, biểu diễn ngoài trời. Các phòng ăn lung linh đèn chùm pha lê và ánh nến sáng trưng. Cơ man nào là đèn và những cây nến tẩm hương thơm được thắp lên. Những bộ đồ bằng bạc được đem ra lau chùi cẩn thận, bóng loáng. Khăn trải bàn là lượt tinh tươm, mà chỉ ít hôm nữa, sẽ được bày trên đó những bộ bát đĩa bằng men sứ sang trọng, mỏng manh, đắt tiền, mặc cho sáp từ những ngọn nến vàng và bạc tha hồ chảy thành từng vệt dài như nhũ đá.
Người thân gặp nhau mừng rỡ, ngỡ ngàng, sau bao xa cách, để rồi tất cả cùng òa lên vui nhộn với những câu chuyện tưởng chừng không dứt. Hình nộm Người Tuyết đã đắp xong. Những cỗ xe do tuần lộc kéo, chễm chệ trên mái nhà phủ dày sương tuyết. Ống khói lò sưởi phả hơi nghi ngút để giữ ấm. Hương quế từ nước táo nóng tỏa đi khắp phòng. Những bà nội trợ đảm đang bận tíu tít, lật đật giở nhanh từng công thức của các món ăn truyền thống thịnh soạn, nóng sốt.
Món thịt lợn ‘ham’ bỏ lò thơm phức, được tẩm ướp trong nhiều giờ, ngọt mềm nơi đầu lưỡi bởi vị mật ong, thảo quả và hạt hồi. Xa-lát rau pi-na với lê xắt lát, trên rắc hạt thông nướng ngọt bùi và pho mát bào mỏng. Khoai lang đỏ nướng mềm, tẩm xi-rô và bơ tan chảy ròng ròng, ăn với kem đánh bông trắng xốp. Khoai tây nghiền, dẻo quánh với nước xốt sánh như mật. Đậu hạt nấu với ngô, cà rốt, nấm và thịt ba chỉ xông khói. Sâm-banh, vang trắng, vang đỏ thuộc những vùng chiết rượu nổi tiếng. Rồi món tráng miệng bánh nướng nhân táo, nhân bí đỏ, nhân chanh, nhân sô-cô-la dùng với kem va-ni, trà nóng và cà phê...
Chỉ lúc đó, Giáng Sinh mới thật sự đến gần. Mình chợt nhớ tới câu nói của một người, và thấy nó chí lý nhất trong lúc này: “Cảm giác về những thứ cuối cùng mình được sở hữu, không thích bằng cảm giác lúc mình đang thiêu đốt, ước ao, mong có nó!”.
Mặc dù việc chuẩn bị cho ngày lễ là một trong những điều thích nhất của Giáng Sinh, cây thông Noel đối với mình được coi như một biểu tượng không thể thiếu. Từ lúc đi chọn cây, mua cây, cho đến cái thú được ngầm cảm nhận sự nhoi nhói, gai người khi những chiếc lá kim sắc nhọn, đâm trong lòng bàn tay, nhựa thông trong như hổ phách, dinh dính, mùi thông ngai ngái, tươi mát, dễ chịu một cách khó tả; tất cả đều thật tuyệt vời.
Một năm, gia đình mình quyết định đón Giáng Sinh trong căn nhà gỗ thuê ở vùng có tuyết, tạm xa cái nắng hanh khô, tươi tắn, nhuộm vàng mảnh vườn nhỏ sau nhà mỗi khi quá chiều. Mùa đông nơi xứ tuyết có vẻ đẹp dịu dàng, bình dị. Chẳng tìm đâu được những chùm hạt nhỏ xíu lốm đốm trên cành, đỏ ối như quả anh đào và những tán lá vàng do mùa thu gửi lại. Trời đông và tuyết trắng có chung một vùng sáng bạt ngàn, nhẹ nhàng, hơi u ám với chỉ một màu xanh của cây lá, trải dài trong các cánh rừng, trên các sườn đồi núi phủ đầy tuyết.
Thời gian ở đây trôi qua chậm rãi như người con gái đẹp soi gương. Gió bấc nổi lên xám như chì thổi bay các bông tuyết. Những thân cây ủ rũ, cong queo, trụi hết lá. Những cành thông nặng trĩu từng tảng tuyết lớn, óng ánh tựa kim sa. Những giọt nước đọng thành băng trong veo, tròn xoe như xâu chuỗi hạt thủy tinh tí hon, long lanh trên khung cửa sổ bằng gỗ sồi. Đi sâu mãi vào rừng, càng thấy mình nhỏ bé trước thiên nhiên bát ngát, thanh bình, trắng xóa. Mình nằm xoài trên tuyết, giang rộng hai tay, khua nhịp nhàng lên xuống, mơ về các thiên thần, và vẩn vơ nhớ lại câu chuyện Bà Chúa Tuyết.
Chợt giật thót người, cười rinh rích, vì tuyết xộc vào giày, buốt hết mấy đầu ngón chân. Cái lạnh sắc ngọt, giòn tan, len lén chui qua từng lớp áo ấm. Nhưng có hề hấn gì đâu, vì cuối cùng, cây thông ‘hoàn hảo’ nhất đã được tìm thấy, đẵn xuống, buộc vào xe kéo về. Nó hoàn hảo vì cả nhà cùng chọn lựa. Thời khắc trang trí cây thông lại mở ra từng trang ký ức từ ngày xửa ngày xưa cho đến tận bây giờ. Những món đồ xinh xẻo, nho nhỏ, được cẩn thận gìn giữ qua năm tháng, giờ được mang ra treo như những bảo vật vô giá.
Gắn liền với chúng là kỷ niệm, là những câu chuyện của gia đình đang dần sống lại trong không gian ngày lễ. Nhớ năm xưa, ông bố để râu trông nghịch quá. Ngày cô con gái út cất tiếng khóc chào đời, cũng là ngày ông mới chịu cạo râu nhẵn nhụi từ đó. Cô con gái lớn ửng hồng đôi má khi nhìn lại khung ảnh xinh xinh của mình thời còn đi học mẫu giáo. Con búp bê gỗ, những quả lê bằng nhung đỏ có viền vàng chỉ bạc, chú hề nhồi bông, khi mình đã tự tay trang trí cho cây thông đầu tiên trong đời...
Tất cả giờ đã xa quá, bao mùa đông đến rồi lại đi còn gì? Cây thông Noel thật sự là món quà đặc biệt của tự nhiên ban tặng cho con người trong ngày lễ. Khi màn đêm buông xuống trong rừng, không gì thú bằng được quây quần uống nước quả nóng bên lò sưởi với ánh lửa bập bùng, làm râm ran hai má, nghe những thanh củi nổ tí tách, cời tàn lửa cho nó bay lên như sao sa và nhấm nháp hạt dẻ nướng. Trẻ con ngủ gà gật trong lòng các bà mẹ. Chúng mơ màng về miền thế giới thần tiên qua những câu chuyện cổ tích được nghe kể lại.
Xin dành một khoảnh khắc yêu thích nữa của mình về Giáng Sinh cho phần này. Sáng sớm tinh mơ của ngày lễ quan trọng ấy, khi tất cả vẫn đang ngon giấc, mình thường lén dậy một mình, chạy ra ngoài phòng khách, hít một hơi thật sâu cái trong lành, thanh khiết của mùi lá thông buổi sáng. Sau đó thả mình xuống xô-pha, lim dim cuộn tròn trong tấm chăn len ấm áp, cảm từng nhịp thở của mọi vật xung quanh.
Không gian yên ắng trong thời gian lắng đọng. Âm thanh duy nhất lúc bấy giờ, chỉ còn lại sự yên lặng tuyệt đối. Nó muốn kéo dài trong bao lâu tùy thích, cho đến khi những âm i i đầu tiên vang lên bên tai. Đó là lúc tất cả sắp thức dậy, bừng lên khí thế Giáng Sinh. Có tiếng trẻ con bật ra khỏi giường, ùa đi tìm những ông bố, bà mẹ hãy còn đang ngái ngủ, giục giã lay họ dậy. Mùi cà phê thơm nức mũi từ nhà bếp bay ra cùng tiếng lanh canh chuẩn bị cho bữa ăn sáng.
Nhưng không! Cả gia đình đang tập trung ngoài phòng khách trong bộ đồ ngủ, ngắm nhìn cây thông đẹp nhất họ cùng nhau trang trí và vô số những món quà bày xung quanh, do già Santa đêm qua đã giữ lời hứa. Trẻ con hăm hở xé toang không thương tiếc những mảnh giấy bọc và vung vãi ruy-băng khắp nơi. Gương mặt mọi người với nụ cười ngời sáng trong tiếng suýt xoa, tấm tắc, cảm ơn, bình phẩm, í ới khoe nhau những món quà mình vừa nhận.
Không khí sôi nổi đó kéo dài mãi quanh bàn ăn trong tiếng dao dĩa chạm nhau lách cách. Bánh mì hạt ngũ cốc, bánh kẹp kiểu Anh nướng bơ, mứt cam và mứt quả sung do nhà tự làm, xúc xích chấm mù tạt, thịt hun khói, thịt ba chỉ cháy cạnh kêu xèo xèo trong chảo, các món trứng khác nhau và khoai tây vỏ đỏ, xắt khúc áp chảo vàng rộm, rắc thêm rau mùi tây và hạt cần, ăn với xốt chua ngọt.
Sau bữa điểm tâm hậu hĩnh đó, cả nhà rủ nhau băng rừng đi dạo, chơi những trò thể thao trên tuyết, hoặc đi tản bộ dưới khu phố vắng tanh, cửa hàng đóng im ỉm. Các vị lớn tuổi hơn, thường thích quây quần trong nhà, trò chuyện và xem lại những bộ phim cổ điển về Giáng Sinh. Đến tối, cả gia đình lại được thưởng thức tài nội trợ khéo léo của một bà cô nào đó từ xa đến thăm, qua món cá nấu bảy vị khác nhau, ngon đến khó lòng từ chối.
Đôi khi mình tự hỏi, không biết những điều kỳ diệu do con người tạo ra hay do các Đấng Tối Cao ban tặng nhỉ? Chỉ biết rằng những giây phút quí báu được cùng gia đình vui đùa, sum họp diễn ra quá ngắn ngủi và hiếm hoi. Những ông bố, bà mẹ sẽ già đi theo năm tháng. Những đứa trẻ sẽ lớn nhanh như thổi. Tuổi ấu thơ của chúng, chẳng bao lâu sẽ qua đi như một giấc mơ. Nhưng tất cả sẽ luôn nhớ về những đêm Giáng Sinh của gia đình, những cây thông xanh, những món quà từng mơ ước, những lúc quây quần hạnh phúc bên ánh lửa, dưới mái nhà yên ấm và những bữa tiệc vui, bất luận ngày mai sẽ thế nào.
Nhớ những dịp Tết Nguyên Đán, những nụ hoa đào đua nhau nở trong giá rét. Những chồi non lấp ló nhú ra từ những cành quất, be bé, xinh xinh, một màu xanh dịu mắt. Mưa bay lắc rắc khắp các nẻo đường. Cỏ cây, hoa lá đội đất vươn lên mặc gió bấc. Nhớ những chiếc bánh chưng vuông vắn, bố gói lá dong xanh màu lá thông. Nhớ lúc nhộn nhịp đi sắm Tết. Nhớ bắp ngô nướng bên bếp lửa hồng, cái đêm bắc nồi luộc bánh. Nhớ mùi vị miếng bánh đầu tiên bố mới nén xong, mẹ đem ra bóc, ngon đến tê cứng quai hàm. Đâu đó, vang lên tiếng pháo đì đùng của trẻ nhỏ trong ngõ vắng. Nhớ mùi nước thơm mẹ nấu cho con gái gội đầu...
Những lúc như thế, chẳng còn đâu sự ngăn cách giữa tế nhị hay vô ý, khôn ngoan hay vụng dại... Không còn khái niệm của sự phải trái, đúng sai. Chỉ còn lại tình yêu, hạnh phúc và sự thứ tha.
- m v luôn á hả Nhi -.-