K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì để cân bằng thân nhiệt? - Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt? - Chế độ ăn uống giữa mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào? - Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng? -Để chống rét, chúng ta phải làm gì? -Vì sao nói rèn luyện thân thể cũng là...
Đọc tiếp

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì để cân bằng thân nhiệt?
- Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt?
- Chế độ ăn uống giữa mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
- Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?
-Để chống rét, chúng ta phải làm gì?
-Vì sao nói rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh ?
-Việc xây nhà ở, công sở... cẩn lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng chống lạnh?
- Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?
-Trình bày các cơ chế điều hòa thân nhiệt trong cúc trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét?
-Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần chú ý những điểm gì?

-Một trong những biện pháp chữa cảm nóng là: xông. Tại sao?.

1
29 tháng 12 2017

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì để cân bằng thân nhiệt?.

Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió mồ hôi tiết ra nhiều, khó bay hơi nên mồ hôi chảy thành dòng, nhiệt khó thoát đi được ta cảm thấy bực bội, khó chịu.

- Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt?.

Rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt:

Da là cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt.
Khi trời nóng và lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
Khi trời lạnh mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm tỏa nhiệt.
Khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run).
Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt của da đều là phản xạ.

- Chế độ ăn uống giữa mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?.

Chế độ ăn uống ở mùa hè và mùa đông khác nhau:

+ Chế độ ăn uống mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước.
+ Chế độ ăn uống ở mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo.

- Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?.

Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:
+ Đội nón (mũ) khi ra nắng.
+ Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.
+ Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.

Để chống rét, chúng ta phải làm gì?.

Trời lạnh cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.

Vì sao nói rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh ?.

Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

Việc xây nhà ở, công sở... cẩn lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng chống lạnh?.

Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau:

Hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.

- Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?.

Trồng cây xanh cũng là ruột biện pháp chống nóng vì trồng cây xanh tạo bóng mát.

Trình bày các cơ chế điều hòa thân nhiệt trong cúc trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét?.

Cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp:
+ Trời nóng: mao mạch ở da dãn ra giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi giúp giảm nhiệt cơ thể. Khi trời oi bức; mồ hôi chảy thành dòng.
+ Trời lạnh: mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co giúp giảm tỏa nhiệt. Nếu lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run).

Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần chú ý những điểm gì?.

Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần chú ý:

+ Phòng cảm nóng: khi trời nóng bức, độ ẩm không khí cao mà sự tỏa nhiệt và thoát mồ hôi của cơ thể không thực hiện được thì thân nhiệt tăng cao tức ta bị cảm nóng.

Vì vậy để tránh cảm nóng ta cần phải:

Chống nóng bằng cách phải đội nón khi ra nắng. Không chơi ngoài nắng gắt (trưa hè).
Tạo điều kiện cho cơ thể thoát nhiệt: uống nước đầy đủ, quạt vừa phải, mặc quần áo thoáng mát...
Sau khi đi ngoài nắng về tránh tắm nước lạnh ngay, ngồi mơi gió lùa, quạt quá mạnh... cơ thể bị giảm nhiệt đột ngột, chưa thích ứng kịp cũng gây cảm (trúng gió).
+ Phòng cảm lạnh: Cơ thể phải được giữ ấm nhất là cổ, ngực, chân.

Một trong những biện pháp chữa cảm nóng là: xông. Tại sao?.

Xông cơ thể bằng hơi nóng của nước lá cây (xả, dầu gió, hành, tỏi, bưởi,...) làm cơ thể thoát nhiều mồ hôi - giúp giải nhiệt - mau hết cảm nóng.

14 tháng 1 2021

haybanhqua

19 tháng 11 2017

- Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

- Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp, tỏa nhiệt qua da và sự bốc hơi qua ra mồ hôi.

- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

- Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt khi trời nóng hoặc lao động nặng; có khả năng giúp cơ thể giữ nhiệt khi trời lạnh.

 

- Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì? - Nhiệt độ cơ thể ở người khoẻ mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh thay đổi như thế nào? - Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì? - Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào? - Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời...
Đọc tiếp

- Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

- Nhiệt độ cơ thể ở người khoẻ mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh thay đổi như thế nào?
- Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?

- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?

- Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởi gai ốc?

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

- Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt.

- Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

- Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng? - Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

- Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?

- Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?

- Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?

5
1 tháng 1 2018

Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và trời lạnh đều là 37°C

+ Khi trời lạnh, nhiệt toả ra mạnh làm cơ thể mất nhiệt nên mạch máu ở da co lại làm giảm lượng máu qua da giúp giảm bớt sự mất nhiệt ( phản xạ )

+ Khi trời nóng, cơ tăng toả nhiệt bằng cơ chế phản xạ dãn mao mạch -> tăng lượng máu qua da ( nóng -> đỏ mặt)

Nếu nhiệt độ môi trường xấp xỉ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể thì sự toả nhiệt trực tiếp không được thực hiện mà cơ thể thực hiện cơ chế tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể ( để 1 lít nước bay hơi cần 540 Kcal

26 tháng 12 2017

câu 1

người ta đo thân nhiệt để biết nhiệt độ trong cơ thể cao hay thấp

4 tháng 1 2017

- Vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn vì lớp ngoài cùng của da là tầng sừng gồm những tế bào chết hóa sừng xếp sít nhau và rất dễ bong ra.

- Da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước là do dưới da có các mô liên kết chắt chẽ với nhau và có các tuyến tiết chất nhờn.

- Khi trời quá nóng mao mạch dưới da dãn ra dẫn đến tiết mồ hôi. Khi trời quá lạnh, các mao mạch dưới da co lại dẫn đến cơ chân lông co lại.

- Lớp mỡ dưới da chứa chất dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

- Tóc tạo lớp đệm không khí chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ

- Lông mày ngăn nước và mồ hôi xuống mắt.

Cơ chế điều hòa

- Trời oi bức: Mồ hôi tiết nhiều, mang theo nhiệt ra khỏi cơ thể

- Trời lạnh rét: Mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít, làm giảm sự tỏa nhiệt qua da

- Trời nóng: Mao mạch da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều tạo điều kiện cho da truyền nhiệt ra ngoài môi trường.

Đặc điểm 

- Đặc điểm giúp da điều hòa thân nhiệt: do có các mao mạch ở lớp bì, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ nên khi vào các thời tiết bất kì thì các cơ quan này sẽ hoạt động một cách phù hợp để điều hòa thân nhiệt.

- Đặc điểm của da thực hiện chức năng bảo vệ: Do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và sắc tố giúp da thực hiện chức năng bảo vệ.

4 tháng 8 2021

A

4 tháng 8 2021

Có thể coi như Mặt Trời như một quả cầu bằng chất lỏng có mật độ rất lớn, bao quanh là một bầu khí quyển rất dày. Quả cầu ấy được nung nóng sáng nên gọi. là quang cầu. Nhiệt độ trong lõi quang cầu cỡ vài chục triệu độ. Nhiệt độ của lớp mặt ngoài quang cầu cỡ 6000 K. Nhiệt độ của bầu khí quyển, tuy rất cao, nhưng vẫn thấp hơn nhiệt độ của quang cầu.Khi có nhật thực...
Đọc tiếp

Có thể coi như Mặt Trời như một quả cầu bằng chất lỏng có mật độ rất lớn, bao quanh là một bầu khí quyển rất dày. Quả cầu ấy được nung nóng sáng nên gọi. là quang cầu. Nhiệt độ trong lõi quang cầu cỡ vài chục triệu độ. Nhiệt độ của lớp mặt ngoài quang cầu cỡ 6000 K. Nhiệt độ của bầu khí quyển, tuy rất cao, nhưng vẫn thấp hơn nhiệt độ của quang cầu.

Khi có nhật thực toàn phần, Mặt Trăng che khuất toàn bộ quang cầu của Mặt Trời mà không che khuất được phần khí quyển của Mặt Trời. Nếu lúc đó thu quang phổ Mặt Trời, ta sẽ được quang phổ gồm một dãy những vạch màu trên một nền tối. Vị trí của những vạch màu này trùng khớp với vị trí của những vạch tối mà ta nói ở câu a). Quang phổ mà ta thu được lúc này là quang phổ gì ? Hãy giải thích sự tạo thành nó.

1
5 tháng 6 2019

Khi có nhật thực toàn phần, vì đường kính góc của đĩa Mặt Trăng bằng đường kính góc của đĩa Mặt Trời nên Mặt Trăng sẽ che khuất toàn bộ ánh sáng từ quang cầu đến Trái Đất. Do đó, quang phổ liên tục của quang cầu sẽ mất đi. Chỉ còn ánh sáng đi từ phần khí quyển Mặt Trời, bao quanh đĩa Mặt Trời, chiếu đến Trái Đất. Lúc đó, nếu chụp quang phổ, ta sẽ được: quang phổ phát xạ của các khí trong khí quyển Mặt Trời. Đó là vì nhiệt độ của lớp khí quyển vẫn rất cao và khí quyển này vẫn phát sáng. Các vạch quang phổ phát xạ này có vị trí trùng khớp với vị trí của các vạch hấp thụ trong quang phổ nêu ở câu a) vì chúng cùng do các nguyên tử khí trong khí quyển Mặt Trời tạo ra.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét:

+ Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn để tăng sự tỏa nhiệt, tăng tiết mồ hôi,...

+ Khi trời lạnh, mao mạch dưới da co lại, co cơ chân lông để giảm sự tỏa nhiệt, nếu lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run),…

- Lợi ích của những phản ứng trên: Những phản ứng trên giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, giúp cho thân nhiệt được duy trì ổn định quanh mức bình thường đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể.

11 tháng 11 2019

Đáp án D

C1. Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đồi ? Tại sao phải làm như thế ? Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.1. Biết nhiệt lượng ngọn lửa đèn cồn truyền cho nước tỉ lệ với thời gian đun. C2. Từ thí nghiệm trên có thể kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và...
Đọc tiếp

C1. Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đồi ? Tại sao phải làm như thế ? Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.1. Biết nhiệt lượng ngọn lửa đèn cồn truyền cho nước tỉ lệ với thời gian đun.

C2. Từ thí nghiệm trên có thể kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật?

C3. Trong thí nghiệm này phải giữ không đổi những yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào?

C4. Trong thí nghiệm này phải thay đổi yếu tố nào ? Muốn vậy phải làm thế nào?

C5. Từ thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ?

C6. Trong thí nghiệm này những yếu tố nào thay đổi, không thay đổi ?

 

1
29 tháng 4 2017

C1. Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đồi ? Tại sao phải làm như thế ? Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.1. Biết nhiệt lượng ngọn lửa đèn cồn truyền cho nước tỉ lệ với thời gian đun.

Bài giải:

Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau; khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.

C2. Từ thí nghiệm trên có thể kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật ?

Bài giải:

Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

C3. Trong thí nghiệm này phải giữ không đổi những yếu tố nào ? Muốn vậy phải làm thế nào ?

Bài giải:

Phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước.

C4. Trong thí nghiệm này phải thay đổi yếu tố nào ? Muốn vậy phải làm thế nào ?

Sau đây là bảng kết quả thí nghiệm làm với hai cốc, mỗi cốc đựng 50 g nước, được lần lượt đun nóng bằng đền cồn trong 5 phút, 10 phút (H.24.2). Hãy tìm số thích hợp cho các ô trống ở hai cột cuối bảng 24.2.

Bài giải:

Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.

C5. Từ thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì về mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ ?

Bài giải:

Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

C6. Trong thí nghiệm này những yếu tố nào thay đổi, không thay đổi ?

Bài giải:

Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau.