Mọi người cho mình biết bất đẳng thức AM-GM được ko?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong toán học, bất đẳng thức AM-GM là bất đẳng thức so sánh giữa trung bình cộng và trung bình nhân của n số thực không âm. Tên gọi đúng của bất đẳng thức này là bất đẳng thức AM-GM. Bất đẳng thức AM-GM là một bất đẳng thức cơ bản kinh điển quan trọng nhất của toán học sơ cấp, vì nó đã có khá nhiều cách chứng minh được đưa ra, hàng chục mở rộng, hàng chục kết quả chặt hơn đăng trên các diễn đàn toán học. Phần này tôi xin giới thiệu một kết quả chặt hơn bất đẳng thức AM-GM khác được suy ra từ chính cách chứng minh mới bất đẳng thức AM-GM (Cauchy - Cô-si).
# Aeri #
C-S với Bunhia là 1 và là 1 trg hợp của Holder dạng 2 số \(\left(a^2+b^2\right)\left(x^2+y^2\right)\ge\left(ax+by\right)^2\)
AM-GM ng` việt gọi là cô si dạng 2 số \(a^2+b^2\ge2ab\)
Mincopski dạng 2 số \(\sqrt{a^2+b^2}+\sqrt{x^2+y^2}\ge\sqrt{\left(a+x\right)^2+\left(b+y\right)^2}\)
* BĐT Cauchy - Schwars = BĐT Bunhiacopxki
- Thông thường :
( a2 + b2 )(c2 + d2 ) \(\ge\left(ac+bd\right)^2\)
Dấu "=" xảy ra tại : \(\dfrac{a}{c}=\dfrac{b}{d}\)
- Tổng quát với các bộ số : a1 , a2 , a3 , ... , an và : b1 , b2 , ... , bn
(a12 + a22 + ... + an2)(b12 + b22 + ... + bn2 ) \(\ge\left(a_1b_1+a_2b_2+...+a_nb_n\right)\)
Dấu "=" xảy ra tại : \(\dfrac{a_1}{b_1}=\dfrac{a_2}{b_2}=...=\dfrac{a_n}{b_n}\)
* BĐT AM-GM
- trung bình nhân (2 số)
với a,b \(\ge0\) , ta luôn có : \(\dfrac{a+b}{2}\ge\sqrt{ab}\) . Dấu "=" xảy ra tại a=b
- Trung bình nhân ( n số )
Với x1 , x1 , x3 ,..., xn \(\ge0\)
Ta luôn có : \(\dfrac{x_1+x_2+...+x_n}{n}\ge\sqrt[n]{x_1x_2.....x_n}\)
Dấu "=" xảy ra khi x1 = x2 =...=xn
-Trung bình hệ số :
Với các bộ số : x1 , x1 , x3 ,..., xn \(\ge0\)và a1, a2 , a3 ,... , an ( a1 , a2 ,..., an) là c1ác hệ số
Ta có : \(\dfrac{a_1x_1+a_2x_2+...+a_nx_n}{a}\ge\sqrt[a]{x_1^{a_1}.x_2^{a_2}.....x_n^{a_n}}\)
Dấu "=" xảy ra khi x1 = x2 = xn
=================
Cái mincopxki t ko biết , ngoài ra còng có BĐT Cauchy - dạng engel => lên googl seach có
Bạn vào link sau tham khảo :
Bất đẳng thức trung bình cộng và trung bình nhân – Wikipedia tiếng Việt
Hk tốt
.
AM-GM là viết tắt của từ arithme and geometric means, nghĩa là trung bình cộng và trung bình nhân, bất đẳng thức AM-GM được phát biểu như sau:
(a1 + a2 + a3 + ...... + an) / n = căn bậc n của (a1*a2*a3*….*an)
Cách chứng minh hay nhất của nó là sử dụng phương pháp quy nạp Cô-si nên nhiều người lầm tưởng rằng Cô-si phát hiện ra bđt này. Tên gọi bđt Cô-si được sử dụng trong hầu hết các tài liệu của VN, sai nhiều quá, thâm niên nên không sửa được, vì vậy chúng ta vẫn quen gọi nó là bđt Cô-si theo như sgk. Tên gọi bđt AM-GM là tên gọi chuẩn được quốc tế sử dụng.
Cũng giống như vậy, bđt ta hay gọi là Bunhiacovski là phát minh của 3 nhà toán học Schwart (Svác), Bunhiacovski và Cauchy (Cô-si), và tên gọi chuẩn quốc tế của nó là bđt Cauchy- Schwart.
Tập số N₀ là kí hiệu thường để chỉ tập các số nguyên không âm, để phân biệt với tập số tự nhiên N. Theo quy ước của IMU, tập số tự nhiên N không chứa số 0, tức là tập số nguyên dương (bằng với tập N* của Việt Nam). Tuy nhiên, ở nước ta, tập số tự nhiên N vẫn bao gồm số 0, vì thế phải “mọc” thêm tập N* ý chỉ tập số nguyên dương.
R+ là tập các số thực dương (quy ước IMU). Trong trường phái toán châu Âu (tiêu biểu là Pháp), nó có thể để chỉ tập các số thực không âm.
C là tập các số phức. (cái này miễn bàn)
Cái này thì tùy nơi nha bạn. Nhưng nếu làm bài chuyên thì cứ chơi cái này thoải mái, tại vì nguyên tắc làm bài chuyên là được dùng bất cứ kiến thức gì, miễn là làm được bài thì thôi. Còn nếu thi đề thường thì chỉ được dùng những BĐT quen thuộc thôi nha bạn
I don't now
mik ko biết
sorry
......................
1. \(2ab\le\frac{\left(a+b\right)^2}{2}\le a^2+b^2\) ( \(\forall a;b\))
2. \(\frac{a}{b}+\frac{b}{a}\ge2\)( \(\forall a;b>0\))
3. \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\ge\frac{4}{a+b}\)\(\left(a;b>0\right)\)
4. \(\frac{1}{ab}\ge\frac{4}{\left(a+b\right)^2}\) \(\left(a;b>0\right)\)
5. \(\left(a^2+b^2\right)\left(c^2+d^2\right)\ge\left(ac+bd\right)^2\)
6. \(a^2+b^2+c^2\ge ab+bc+ca\)
7. \(3\left(a^2+b^2+c^2\right)\ge\left(a+b+c\right)^2\)
8. \(\left(a+b+c\right)\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\ge9\) \(\left(a;b;c>0\right)\)
9. \(\frac{a^2}{x}+\frac{b^2}{y}\ge\frac{\left(a+b\right)^2}{x+y}\)\(\left(x;y>0\right)\)
10. \(\frac{a^2}{x}+\frac{b^2}{y}+\frac{c^2}{z}\ge\frac{\left(a+b+c\right)^2}{x+y+z}\) \(\left(x;y;z>0\right)\)
Trong toán học, một bất đẳng thức (tiếng Anh:Inequality) là một phát biểu về quan hệ thứ tự giữa hai đối tượng. (Xem thêm: đẳng thức)
- Ký hiệu {\displaystyle a<b\!\ } có nghĩa là a nhỏ hơn b
- Ký hiệu {\displaystyle a>b\!\ } có nghĩa là a lớn hơn b.
Những quan hệ nói trên được gọi là bất đẳng thức nghiêm ngặt; ngoài ra ta còn có
- {\displaystyle a\leq b} có nghĩa là a nhỏ hơn hoặc bằng b
- {\displaystyle a\geq b} có nghĩa là a lớn hơn hoặc bằng b.
- {\displaystyle |a|\geq a} có nghĩa là |a| lớn hơn hoặc bằng a.
Người ta còn dùng một ký hiệu khác để chỉ ra rằng một đại lượng lớn hơn rất nhiều so với một đại lượng khác.
- Ký hiệu a >>b có nghĩa là a lớn hơn b rất nhiều
Các ký hiệu a, b ở hai vế của một bất đẳng thức có thể là các biểu thức của các biến. Sau đây ta chỉ xét các bất đẳng thức với các biến nhận giá trị trên tập số thực hoặc các tập con của nó.
Nếu một bất đẳng thức đúng với mọi giá trị của tất cả các biến có mặt trong bất đẳng thức, thì bất đẳng thức này được gọi là bất đẳng thức tuyệt đối hay không điều kiện. Nếu một bất đẳng thức chỉ đúng với một số giá trị nào đó của các biến, với các giá trị khác thì nó bị đổi chiều hay không còn đúng nữa thì nó được goị là một bất đẳng thức có điều kiện. Một bất đẳng thức đúng vẫn còn đúng nếu cả hai vế của nó được thêm vào hoặc bớt đi cùng một giá trị, hay nếu cả hai vế của nó được nhân hay chia với cùng một số dương. Một bất đẳng thức sẽ bị đảo chiều nếu cả hai vế của nó được nhân hay chia bởi một số âm.
Hai bài toán thường gặp trên các bất đẳng thức là
- Chứng minh bất đẳng thức đúng với trị giá trị của các biến thuộc một tập hợp cho trước, đó là bài toán chứng minh bất đẳng thức.
- Tìm tập các giá trị của các biến để bất đẳng thức đúng. Đó là bài toán giải bất phương trình.
- Tìm giá trị lớn nhất,nhỏ nhất của một biểu thức một hay nhiều biến. Đó gọi là tìm cực trị.
Mục lục
- 1Các tính chất
- 1.1Tính chất bắc cầu
- 1.2Tính chất liên hệ đến phép cộng và phép trừ
- 1.3Tính chất liên hệ đến phép nhân và phép chia
- 1.4Áp dụng một hàm đơn điệu vào hai vế của một bất đẳng thức
- 1.5Kiểu ký hiệu ghép nối(Bất đẳng thức kép)
- 2Các bất đẳng thức nổi tiếng
- 3Xem thêm
- 4Tham khảo
Các tính chất[sửa | sửa mã nguồn]
Bất đẳng thức có các tính chất sau:
Tính chất bắc cầu[sửa | sửa mã nguồn]
Tính chất bắc cầu của bất đẳng thức được phát biểu như sau:
- Với mọi số thực a, b,c:
- Nếu a > b và b > c thì a > c
- Nếu a < b và b < c thì a < c
Tính chất liên hệ đến phép cộng và phép trừ[sửa | sửa mã nguồn]
Tính chất liên quan đến phép cộng và phép trừ được phát biểu như sau:
Phép cộng và phép trừ với cùng một số thực bảo toàn quan hệ thứ tự trên tập số thực. Nghĩa là
- Với mọi số thực a, b và c:
- Nếu a > b thì a + c > b + c và a - c > b - c
- Nếu a < b thì a + c < b + c và a - c < b - c
Tính chất liên hệ đến phép nhân và phép chia[sửa | sửa mã nguồn]
Tính chất liên quan đến phép nhân và phép chia được phát biểu như sau:
Phép nhân (hoặc chia) với một số thực dương bảo toàn quan hệ thứ tự trên tập số thực, phép nhân (hoặc chia)với một số thực âm đảo ngược quan hệ thứ tự trên tập số thực. Cụ thể:
- Với mọi số thực a, b và c:
- Nếu c là một số dương và a > b thì a × c > b × c và a/c > b/c
- Nếu c là một số dương và a < b thì a × c < b × c và a/c < b/c
- Nếu c là một số âm và a > b thì a × c < b × c và a/c < b/c
- Nếu c là một số âm và a < b thì a × c > b × c và a/c > b/c
Áp dụng một hàm đơn điệu vào hai vế của một bất đẳng thức[sửa | sửa mã nguồn]
Từ định nghĩa của các hàm đơn điệu (tăng hoặc giảm) ta có thể đưa hai vế của một bất đẳng thức trở thành biến của một hàm đơn điệu tăng nghiêm ngặt mà bất đẳng thức kết quả vẫn đúng. Ngược lại nếu ta áp vào hai vế của một bất đẳng thức dạng hàm đơn điệu giảm nghiêm ngặt thì lúc ấy ta phải đảo chiều bất đẳng thức ban đầu để được bất đẳng thức đúng.
Điều đó có nghĩa là:
- Nếu có bất đẳng thức không nghiêm ngặt a ≤ b (hoặc a ≥b) và
- f(x) là hàm đơn điệu tăng thì f(a) ≤ f(b) (hoặc f(a)≥f(b)) (không đảo chiều)
- f(x) là hàm đơn điệu giảm thì f(a) ≥ f(b) (hoặc f(a)≤f(b))(đảo chiều)
- Nếu có bất đẳng thức nghiêm ngặt a < b (hoặc a > b) và
- f(x) là hàm đơn điệu tăng nghiêm ngặt thì f(a) < f(b) (hoặc f(a)>f(b)) (không đảo chiều)
- f(x) là hàm đơn điệu giảm nghiêm ngặt thì f(a) > f(b) (hoặc f(a)<f(b)) (đảo chiều)
Kiểu ký hiệu ghép nối(Bất đẳng thức kép)[sửa | sửa mã nguồn]
Ký hiệu a<b<c có nghĩa là a < b và b < c và do tính chất bắc cầu ta suy ra a < c. Dễ thấy rằng, cũng bằng các tính chất ở phần trên, chúng ta có thể cộng/trừ cùng một số vào ba số hạng này, hay nhân/chia cả ba số hạng này với cùng một số khác không và tùy vào dấu của số nhân/chia đó mà ta có đảo chiều bất đẳng thức hay không. Nhưng cần thận trọng vì bạn chỉ có thể làm điều đó với cùng một số, tức là a < b + e < c tương đương với a - e < b < c - e.
Tổng quát hơn, kiểu ký hiệu ghép nối này có thể dùng với một số bất kỳ các số hạng: chẳng hạn a1 ≤a2 ≤...≤an có nghĩa là ai≤ai+1 với i = 1,2,...,n-1. Theo tính chất bắc cầu, điều này tương đương với ai≤aj với mọi 1≤i≤j≤n.
Đôi khi, kiểu ký hiệu ghép nối được dùng với các bất đẳng thức có chiều ngược nhau, trong trường hợp này phải hiểu đây là việc viết ghép các bất đẳng thức riêng biệt cho hai số hạng kế cận nhau. Cho ví dụ, a < b > c ≤ d có nghĩa là a < b, b > c và c ≤d. Thường trong toán học, người ta ít xài kiểu ký hiệu này và trong ngôn ngữ lập trình, chỉ có một ít ngôn ngữ như Python cho phép dùng ký hiệu này.
mình copy trên google nè:Bất đẳng thức này ở VN gọi là bđt Cô-si (Cauchy) còn ở Mỹ gọi như trong tựa bài, hay gọi tắt là AM-GM inequality (arithmetic mean - geometric mean)