Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng với những tác phẩm thơ nhẹ nhàng, tình cảm và mang những cảm xúc của người phụ nữ vào những tác phẩm thơ của mình. Nhắc tới bà, chúng ta không thể không nhắc tới những bài thơ mang những tình cảm sâu lắng của những người phụ nữ trong tình yêu và tình thân của con người. Những tác phẩm của bà cũng giống như tiếng nói của toàn thể những người phụ nữ của thời kì đó- một thời kì vất vả với biết bao nhiêu khó khăn đặt lên đôi vai gầy của những người bà, người mẹ, người chị. Và trong số ấy, tác phẩm em yêu thích nhất chính là bài thơ “ Tiếng gà trưa”. Bài thơ đã thể hiện một cách thật nhẹ nhàng và sâu lắng về tình cảm bà cháu của một cô thanh niên đi du kích đã nhớ tới người bà của mình khi đang trên đường đi hành quân.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cục ta
Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh của nhà thơ khi sáng tác “ tiếng gà trưa”. Với những sự gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu thắm thiết. Nhớ nhà, đó là tâm trang rất chung của những người lính trẻ vừa mới bước qua được ngưỡng cửa của tuổi học trò mà đã phải buông cây bút cùng những trang sách để bắt đầu một cuộc sống cầm súng lên bảo vệ quê hương đất nước. Nỗi nhớ nhà ấy không hề xa vời mà được thể hiện một cách vô cùng cụ thể, giản dị. Đó chính là tiếng gà gáy trưa khi người lính trẻ đang dừng chân bên xóm nhỏ đã làm dậy lên cả một miền thương nhớ, làm xao xuyến tấm lòng của những người con người cháu đang mong ngóng được trở về với quê hương.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Điệp từ “ nghe” được nhắc lại liên tiếp tới ba lần như thể hiện nỗi nhớ nhà tha thiết,nồng cháy. Và để rồi, quê nhà đã” được hiện lên một cách rõ nét qua tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ của người nữ chiến sĩ. “tiếng tiếng gà trưa” làm cho cô gái nhớ ngay tới “ ổ rơm hồng những trứng”với những chú gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng đẹp đẽ. Nghệ thuật phối sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh như kết nối rất nhiều với những gam màu sắc tươi sáng và nhẹ nhàng, êm dịu như màu vàng của những cô gà mái, màu trắng của ánh nắng hay những màu hồng của trứng và những màu vàng tươi mát của những chú gà con mới nở..
Những cô gà mái mơ, gà mái vàng cũng chính là những kỉ niệm đã đánh thức những kí ức về người bà thân yêu của tác giả: đó chính là những kỉ niệm về những lần người cháu tò mò xem trộm những quả trứng gà và bị bà mắng yêu” gà đẻ mà mày nhìn\ Rồi sau này lang mặt”. bà nhìn từng quả trứng để đó chắt chịu tất cả chỉ để dành cho người cháu của mình, từng quả trứng hồng là từng nỗi lo của người bà để chắt chịu cuối năm đem bán trứng lấy tiền mua những bộ quần áo mới cho người cháu của mình với biết bao nhiêu niềm mong mỏi.
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Đó là bộ quần áo giản dị, đơn giản cũng không phải là bộ quần áo đẹp nhất nhưng đó lại là bộ quần áo mang đầy những tình cảm của người bà dành cho người cháu của mình với biết bao nhiêu tình thương yêu và lo lắng, săn sóc cho cháu từng chút một. chính điều đó đã tạo nên những hạnh phúc cho người cháu trong những năm tháng của tuổi thơ nghèo khó. Tất cả những kỉ niệm ấy đã được nhà thơ miêu tả một cách nhẹ nhàng và cũng đầy tài tình biết bao.
Ôi cái quần chéo co
ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Chỉ những câu thơ đơn giản ấy nhưng lại như đi sâu vào trong tâm tư của người đọc một cách tự nhiên nhất mà không phải ai cũng có thể làm được.
Tiếng gà trưa
Mang bao niềm hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Những hình ảnh của tuổi thơ như lần lượt hiện về, những điều đó đã làm cho người cháu càng cảm thấy yêu quê hương đất nước của mình hơn. Và nhờ có đó chúng ta mới có thể hiểu được, bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ những tình cảm và những hình ảnh đẹp của quê hương mình, của những người thân yêu của mình.. Điều đó như càng giúp chúng ta cố gắng chiến đấu, tiến lên về phía trước.
Nhờ có những câu thơ nhẹ nhàng mà mang nặng những tình cảm bà cháu mà bài thơ đã trở thành một trong nhưng bài thơ hay nhất về tình bà cháu trong thời kì kháng chiến cứu nước. Những hình ảnh của người bà như còn đọng lại mãi trong lòng của những người đọc không chỉ hôm nay mà còn mai sau.
Tiếng "Bà" là một tiếng gọi rất dỗi bình dị, giản đơn nhưng lại chan chứa đầy tình yêu thương. Từ thuở nhỏ, hình ảnh người bà đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong lòng mỗi người. Bà hiền hậu ôn tồn dạy bảo con cháu, người bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng, người bà chở che trước những trận đòn của ba,... Tất cả hình ảnh đó là một phần tuổi thơ tôi.
Ta cũng tìm được một người bà như vậy Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, nó đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, nhiều cảm xúc đọng lại trong lòng tôi về tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ xa nhà. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động và nhớ nhà. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
Bài thơ cũng đã gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu sống trong tình yêu thương bình dị của người bà. Những lần bị bà la, những lời mắng chân thật, giản dị mà chan chứa tình thương của bà. Bà chăm sóc đàn gà, mong sao cuối năm bán gà mua quần áo mới cho cháu, cái ước muốn giản đơn vậy thôi và dù ống quần rộng, áo trúc bâu thì người cháu cũng không chê vì hiểu được tình yêu thương và sự vất vả mà bà đã dành cho mình. Người chiến sĩ trong bài không chỉ là chiến đấu cho tổ quốc, mà còn là vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tiếng gà trưa là một âm thanh giản dị mà lại gần gũi, quen thuộc, nó làm âm vang kỉ niệm, gợi nhớ những kỉ niệm đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ đã làm tôi xúc động, tôi chỉ có thể nói rằng bài thơ này quá hay!
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng với những tác phẩm thơ nhẹ nhàng, tình cảm và mang những cảm xúc của người phụ nữ vào những tác phẩm thơ của mình. Nhắc tới bà, chúng ta không thể không nhắc tới những bài thơ mang những tình cảm sâu lắng của những người phụ nữ trong tình yêu và tình thân của con người. Những tác phẩm của bà cũng giống như tiếng nói của toàn thể những người phụ nữ của thời kì đó- một thời kì vất vả với biết bao nhiêu khó khăn đặt lên đôi vai gầy của những người bà, người mẹ, người chị. Và trong số ấy, tác phẩm em yêu thích nhất chính là bài thơ “ Tiếng gà trưa”. Bài thơ đã thể hiện một cách thật nhẹ nhàng và sâu lắng về tình cảm bà cháu của một cô thanh niên đi du kích đã nhớ tới người bà của mình khi đang trên đường đi hành quân.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cục ta
Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh của nhà thơ khi sáng tác “ tiếng gà trưa”. Với những sự gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu thắm thiết. Nhớ nhà, đó là tâm trang rất chung của những người lính trẻ vừa mới bước qua được ngưỡng cửa của tuổi học trò mà đã phải buông cây bút cùng những trang sách để bắt đầu một cuộc sống cầm súng lên bảo vệ quê hương đất nước. Nỗi nhớ nhà ấy không hề xa vời mà được thể hiện một cách vô cùng cụ thể, giản dị. Đó chính là tiếng gà gáy trưa khi người lính trẻ đang dừng chân bên xóm nhỏ đã làm dậy lên cả một miền thương nhớ, làm xao xuyến tấm lòng của những người con người cháu đang mong ngóng được trở về với quê hương.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Điệp từ “ nghe” được nhắc lại liên tiếp tới ba lần như thể hiện nỗi nhớ nhà tha thiết,nồng cháy. Và để rồi, quê nhà đã” được hiện lên một cách rõ nét qua tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ của người nữ chiến sĩ. “tiếng tiếng gà trưa” làm cho cô gái nhớ ngay tới “ ổ rơm hồng những trứng”với những chú gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng đẹp đẽ. Nghệ thuật phối sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh như kết nối rất nhiều với những gam màu sắc tươi sáng và nhẹ nhàng, êm dịu như màu vàng của những cô gà mái, màu trắng của ánh nắng hay những màu hồng của trứng và những màu vàng tươi mát của những chú gà con mới nở..
Những cô gà mái mơ, gà mái vàng cũng chính là những kỉ niệm đã đánh thức những kí ức về người bà thân yêu của tác giả: đó chính là những kỉ niệm về những lần người cháu tò mò xem trộm những quả trứng gà và bị bà mắng yêu” gà đẻ mà mày nhìn\ Rồi sau này lang mặt”. bà nhìn từng quả trứng để đó chắt chịu tất cả chỉ để dành cho người cháu của mình, từng quả trứng hồng là từng nỗi lo của người bà để chắt chịu cuối năm đem bán trứng lấy tiền mua những bộ quần áo mới cho người cháu của mình với biết bao nhiêu niềm mong mỏi.
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Đó là bộ quần áo giản dị, đơn giản cũng không phải là bộ quần áo đẹp nhất nhưng đó lại là bộ quần áo mang đầy những tình cảm của người bà dành cho người cháu của mình với biết bao nhiêu tình thương yêu và lo lắng, săn sóc cho cháu từng chút một. chính điều đó đã tạo nên những hạnh phúc cho người cháu trong những năm tháng của tuổi thơ nghèo khó. Tất cả những kỉ niệm ấy đã được nhà thơ miêu tả một cách nhẹ nhàng và cũng đầy tài tình biết bao.
Ôi cái quần chéo co
ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Chỉ những câu thơ đơn giản ấy nhưng lại như đi sâu vào trong tâm tư của người đọc một cách tự nhiên nhất mà không phải ai cũng có thể làm được.
Tiếng gà trưa
Mang bao niềm hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Những hình ảnh của tuổi thơ như lần lượt hiện về, những điều đó đã làm cho người cháu càng cảm thấy yêu quê hương đất nước của mình hơn. Và nhờ có đó chúng ta mới có thể hiểu được, bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ những tình cảm và những hình ảnh đẹp của quê hương mình, của những người thân yêu của mình.. Điều đó như càng giúp chúng ta cố gắng chiến đấu, tiến lên về phía trước.
Nhờ có những câu thơ nhẹ nhàng mà mang nặng những tình cảm bà cháu mà bài thơ đã trở thành một trong nhưng bài thơ hay nhất về tình bà cháu trong thời kì kháng chiến cứu nước. Những hình ảnh của người bà như còn đọng lại mãi trong lòng của những người đọc không chỉ hôm nay mà còn mai sau.