K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một lần một người bạn của Anhxtanh đến thăm ông khi ông bị ốm và để làm ông khuây khỏa, người bạn ra cho ông 1 bài toán:  - Chúng ta lấy vị trí cuả 2 kim đồng hồ lúc 12 giờ làm ví dụ.Nếu kim giờ và kim phút đổi chỗ cho nhau, ta vẫn có 1 vị trí hợp lí của 2 kim đồng hồ. Nhưng nếu ở 6 giờ chẳng hạn thì sự đổi chỗ 2 kim đồng hồ sẽ dẫn đến 1 vị trí không thể có ở 1 chiếc...
Đọc tiếp

Một lần một người bạn của Anhxtanh đến thăm ông khi ông bị ốm và để làm ông khuây khỏa, người bạn ra cho ông 1 bài toán: 

 - Chúng ta lấy vị trí cuả 2 kim đồng hồ lúc 12 giờ làm ví dụ.Nếu kim giờ và kim phút đổi chỗ cho nhau, ta vẫn có 1 vị trí hợp lí của 2 kim đồng hồ. Nhưng nếu ở 6 giờ chẳng hạn thì sự đổi chỗ 2 kim đồng hồ sẽ dẫn đến 1 vị trí không thể có ở 1 chiếc đồng hồ đúng: kim phút không thể chỉ số 6 trong khi kim giờ chỉ số 12.Vậy có bao nhiêu vị trí của 2 kim đồng hồ mà sự hoán vị của chúng dẫn đến 1 vị trí có thể được trên 1 chiếc đồng hồ đúng ?

 - Đúng, - Anhxtanh đáp - đó là 1 bài toán khá lí thú và không quá dễ. Tôi chỉ sợ là cuộc tiêu khiển không kéo dài được lâu : tôi đã bắt đầu giải bài toán rồi đấy.

  Và , hơi nhổm lên khỏi giường, bằng 1 vài nét gạch , Anhxtanh vẽ trên giấy 1 sơ đồ biểu thị dữ kiện bài toán. Để giải bài toán này, ông đã không cần nhiều thời gian hơn thời gian phát biểu đề bài.

  Bạn hãy giải bài toán trên

0
11 tháng 1 2022

Tham khảo:
“Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa”
Một mùa xuân nữa lại bắt đầu ,hoa đào lại tiếp tục nở rộ nhưng ông đồ đã không còn xuất hiện trên mỗi con phố nữa. Đến đây ta cảm thấy không khí tết tiếp tục tràn trề lan tỏa khắp moi nơi nhưng sao ta cảm thấy không khí này thật thiếu vắng mất mát. Ở đây ngôn ngữ đã được chuyển đổi một cách tinh tế ,ở trên là “ông đồ” thì đến đây chỉ còn là “ông đồ xưa”biến nhân vật vĩnh viễn thành nhân vật một đi không trở lại. Chính những người trước đây luôn tìm đến ông trong mỗi dịp tết thì giờ đây đã không còn chấp nhận ông khiến ông “lỡ hẹn hoa đào”. Trên cái nền của thiên nhiên đã trực tiếp thể hiện tâm trạng con người ,khiến người đọc cảm thấy xót thương cảm thông cho một lố người tài hoa đã bị lãng quên ,giờ đây chỉ còn lại trong miền kí ức. Bài thơ khép lại bằng tiếng gọi hồn thương xót:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ”
Mọi vật vẫn như cũ đào vẫn nở ,phố xá vẫn nhộn nhịp nhưng giờ đây mọi vật đã hoàn toàn thay đổi ,mọi người không còn vây quanh ông đồ thuê viết đồng nghĩa với việc chơi câu đối đã đần bị thay đổi ,mai một. Trước sự thờ ơ của mọi người ông đồ buồn ,nỗi buồn lan sang cả cảnh vật vô tri vô rác để rồi chạm vào lòng người đọc. Những người muôn năm cũ phải chăng là ông đồ ,là những người đã thuê ông viết chữ hay là một thời đã qua nay chỉ còn là quá khứ. Tác giả như bàng hoàng xót xa trước sự lãng quên của người đời. Câu hỏi vang lên như là niềm xót thương trước sự biến mất của một nền văn hóa nho học ,đồng thời tiếc thương cho môt lớp người trong xã hội đã bị thất thế. Nhà thơ không chỉ thể hiện sự luyến tiếc mà còn là sự thức tỉnh mọi người hãy giữ lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đừng để nó phai nhạt theo thời giản rồi không còn nữa

2 tháng 1 2023

tk: I. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: mọi người thường gọi tôi là ông Hai, tôi ở cái làng chợ Dầu từ lúc sinh ra.

II. Thân bài

Kể lại tâm trạng của bản thân khi ở nơi tản cư: nhớ làng, phấn chấn khi ở phòng thông tin bước ra.Kể lại tâm trạng của bản thân từ khi nghe được tin dữ: làng Chợ Dầu là Việt gian (Miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận...)Kể lại tâm trạng của bản thân khi nghe được tin cải chính.

III. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của ông Hai đối với làng, với kháng chiến, với Cụ Hồ.

2 tháng 1 2023

tk:

Sáng ngày hôm nay vẫn như mọi ngày, tôi nhâm nhi tách trà mới pha, đọc vài trang báo của ngày mới, ngẫm nghĩ lại thời tuổi trẻ sôi nổi cùng xóm làng của mình, những hồi ức đẹp đẽ nhất ẩn sâu trong tâm trí…

Trưa hôm ấy tôi ở nhà một mình. Vợ con đi bán buôn cả, nên tôi đành ra bờ suối dốc sức mà vỡ một vạt đất, dự sẽ dành trồng vài trăm gốc sắn, sang năm mùa đói vẫn có cái mà ăn. Làm sáng giờ chân tay đã rã rời, nằm vật xuống tấm nệm êm ái, tôi lại suy nghĩ vẩn vơ. Nhung nhớ lắm cái ngày còn sống ở làng, cùng anh em đào đường, khuân đá… Tôi nhớ lắm cái làng Chợ Dầu này, là nhớ tha thiết.

Kiên nhẫn chờ đến khi cái lớn về, tôi vội nhắn nhủ nó vài câu chăm nom nhà cửa đã vội chạy đi, như mọi hôm, tôi đi nghe lỏm thông tin từ người khác. Dọc đường cũng có vài người níu tôi lại hỏi thăm, nói vài câu bông đùa khiêu khích, tôi vội chạy đi. Nghe lỏm hả? Nói ra thì cũng chẳng có gì hay ho lắm đâu, thực làm tôi khổ tâm hết sức ấy chứ. Tôi cũng từng học một khóa bình dân học vụ rồi, nhưng vẫn là không thể tự mình đọc nắm nội dung được, đành ngồi đó vờ đọc mà nghe lỏm người khác đọc. Ghét nhất là thứ người cậy ta đây biết lắm chữ, không đọc ra tiếng cho người khác nghe nhờ mấy. Hôm nay hà cớ chi lại may thế, vớ được anh dân quân đọc to phết, tôi nghe được bao nhiêu là thông tin bổ ích ấy chớ.

 

Tôi háo hức ra khỏi phòng thông tin, lại dặn vợ vài điều, ghé quán làm vài điếu thuốc lào mà thong thả uống chè thưởng gió. Rồi bỗng nhiên nhìn thấy vài người trông không giống dân nơi này, mở miệng, tôi thắc mắc, hỏi han.

Biết được họ ở Gia Lâm lên, còn biết giặc vừa nổ súng từ Bắc Ninh đến Chợ Dầu, như thường lệ, tâm trạng lân lân, tôi lại chép miệng ý khoe mẽ: “ Thế ở Chợ Dầu ta giết được bao nhiêu thằng hở bác ? “. Ngờ đâu câu trả lời lại như mũi giáo gắm thẳng vào nơi sâu tối nhất tâm trí tôi: “ Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa! “. Là tôi nghe lầm thôi mà phải không ? Không thể nào như vậy được. Khăng khăng ý niệm đó, tôi gặng hỏi lại. Câu trả lời lại như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt yêu cầu tôi thức tỉnh, run run tôi đành vờ đứng dậy than to trời nắng nóng, chạy vội về nhà.

Về đến nhà vẫn không khỏi nghe được những lời cay nghiệt của làng xóm, tôi thương thầm lũ trẻ nhà mình. Chúng là trẻ con của làng Việt gian rồi…

Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác thường ngày, làm cho căn nhà bỗng chốc trở nên yên ắng, lạnh lẽo. bọn trẻ cũng im thin thít, không dám đùa giỡn như mọi hôm. Nghĩ lại thì cũng không đúng lắm vì ai trong làng cũng là những người yêu nước thề chống giặc mà. Hơn nữa ai đi bịa chuyện làm gì. Rồi một hồi tôi lại nghĩ đến tương lai của làng Chợ Dầu này, liệu có ai chịu buôn bán với làng Việt gian chứ?

Mấy ngày sau đó tôi đều giam mình trong nhà, tự thân xấu hổ, tủi nhục. Tôi tâm sự cùng con giải bày nỗi lòng. Cuối cùng, tôi cũng quyết định không về làng nữa. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tôi quyết một lòng theo kháng chiến, theo cụ Hồ, một lòng với đất nước. Mình không làm được gì tốt đẹp cho đất nước thì cũng đừng làm chuyện gì tồn hại.

Tôi ôm nỗi lòng suy nghĩ thâu đêm, càng nghĩ càng thấy tủi nhục và căm phẫn. Dù quyết ủng hộ cụ Hồ, Ủng hộ kháng chiến nhưng giờ ai cũng ghét người làng chợ Dầu thì biết phải đi đâu. Trong lúc tột cùng bế tắc thì một buổi sáng sớm, ông chủ tịch xã gọi tôi lên báo tin. Thì ra tất cả đều láo cả, tất cả là lừa dối, là hành động phá hoại lòng tin của kẻ thù. Làng Chợ Dầu không chỉ không phải Việt gian mà còn tích cực tham gia kháng chiến chống giặc cứu nước, tôi như một lần nữa được sống lại. Tôi vô cùng mừng rỡ hăm hở đi đính chính lại, tiếp tục vinh quang mà nói về cái làng mà tôi yêu quý nhất. Cho đến nay tôi vẫn duy trì thói quen đó, như cách tôi kể cho bạn nghe về câu chuyện của mình trong ngày hôm nay.

20 tháng 10 2021

Ông giáo làng nghèo khổ cũng bị dồn vào mức đường cùng không có lối thoát. Câu chuyện của Lão Hạc – một hàng xóm của tôi phải bán con chó vàng yêu quý và phải tìm đến cái chết khiến tôi day dứt mãi. Ôi, một kiếp người! Lão Hạc ở gần nhà nên tôi hoàn toàn thấu hiểu hoàn cảnh của lão góa vợ lão sống cảnh gà trống nuôi con vì không đủ tiền cho con cưới vợ con lão phấn chí đi đồn điền cao su khiến lão day dứt đau đớn nhiều lần khóc vì thương con nhớ con. Lão làm thuê kiếm sống, bòn tiền vườn dành dụm cho con nhưng rồi lão ốm một trận hai tháng mười tám ngày tiêu gần hết số tiền, có con chó vàng bầu bạn cũng phải tính đến chuyện bán nó. Nhưng tôi nghe lão nói nhiều lần vẫn chưa thấy bán. Làm quái gì một con chó mà lão băn khoăn quá thế nhỉ. Thế rồi một hôm Tôi vừa sang đến sân nhà tôi lão đã thông báo ngay

 

Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ! Tôi vừa hỏi cho có chuyện thì lão bật khóc: Mặt lão… xưa, cụ Nguyễn Khuyến đã từng viết: "Tuổi già hạt lệ như xương Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan?" Tuổi già nước mắt thường lẫn vào trong nỗi đau kìm nén thế mà lão Hạc khóc như con trẻ. Phải chăng nỗi đau đã vỡ òa thành những giọt nước mắt, Lão cho rằng mình đã lừa một con chó. Tấm lòng lão nhân hậu quá! Tâm hồn lão mới thánh thiện làm sao!

Tôi định mời lão ăn khoai luộc uống nước chè tươi, một niềm vui dung dị, tìm lời an ủi lão. Rồi lão cũng nguôi ngoai nhưng từ chối lời mời của tôi. Bởi lão muốn nhờ tôi mấy việc. Việc thứ nhất là trông hộ mảnh vườn cho con trai việc thứ hai là gửi ba mươi đồng bạc lo ma sợ phiền lụy bà con lối xóm. Ôi tấm lòng của lão Hạc không chỉ dành cho con mà còn rất giàu lòng tự trọng. Đó là vẻ đẹp đáng quí ẩn dấu dưới vẻ bề ngoài tưởng như gàn dở lẩn cẩn. Từ sau hôm ấy lão Hạc sống mòn chế được món gì thì ăn món đấy. Tôi ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão biết vợ tôi không ưa nên lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Một lần nữa tôi càng kính trọng hơn lòng tự trọng của lão. Nhưng Binh Tư kể chuyện Lão Hạc xin bả chó đánh trộm chó. Trời ơi lão Hạc lại đổ đốn như thế này sao? Vì miếng ăn vì cái đói mà lão tha hóa biến chất ư? Một con người đã khác vì một con chó đã nhịn ăn để có tiền lo ma mà giờ đây đói ăn vụng túng làm liều như thế này ư, tôi đau đớn và thất vọng quá.

 

Bỗng có tiếng xôn xao bên nhà lão Hạc tôi vội chạy sang tôi không thể tin nổi: Lão Hạc dùng bả chó để tự tử. Ôi một cái chết đau đớn dữ dội vật vờ, lão tru tréo bọt mép, sùi ra hai mắt lăn sòng sòng thỉnh thoảng lại giật nảy người lên một cái, một cái chết thương tâm quá! Thì ra từ lúc bán con chó vàng lão đã bán đi niềm hi vọng sống âm thầm chuẩn bị cho mình cái chết. Phải chăng đó là cái chết vì con để chấm dứt kiếp sống mòn, để tránh tha hóa biến chất để khẳng định lương tâm trong sạch? Hỡi ơi lão Hạc! Lão đã ra đi như thế này ư? Đó là kiếp người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không có lối thoát. Xã hội này đen bạc quá! Là người trí thức tôi phải làm gì để góp phần xóa bỏ xã hội bất nhân này xây dựng cuộc sống này. Đó là câu hỏi khiến tôi day dứt và khao khát hành động.

13 tháng 3 2022

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

13 tháng 3 2022

Em cảm ơn ạbanh

Một ông vua đã già có ba vị hoàng tử. Biết mình đã gần đất xa trời, ông muốn tìm trong số các con của mình ai la người thông minh tài trí hơn cả để truyền ngôi lại. Một hôm ông cho mời 3 người con cua mình cùng tất cả các quan lại trong triều đến trước một bãi sa mạc rộng lớn và tuyên bố:"Ta biết mình đã già, không còn sống được bao lâu nữa, nay ta muốn truyền ngôi lại cho một...
Đọc tiếp

Một ông vua đã già có ba vị hoàng tử. Biết mình đã gần đất xa trời, ông muốn tìm trong số các con của mình ai la người thông minh tài trí hơn cả để truyền ngôi lại. Một hôm ông cho mời 3 người con cua mình cùng tất cả các quan lại trong triều đến trước một bãi sa mạc rộng lớn và tuyên bố:

"Ta biết mình đã già, không còn sống được bao lâu nữa, nay ta muốn truyền ngôi lại cho một trong 3 hoàng tử nếu ai có thể đi được một vòng quanh sa mạc này. Mỗi người sẽ có 3 con lạc đà và 2 người tuỳ tùng, nhưng lượng nước mà mỗi người mang được chỉ đủ dùng cho nửa chặng đường."
Sau một thời gian suy nghĩ, hoàng tử út đã thực hiện đúng yêu cầu cua nhà vua và được vua cha truyền ngôi trong sự khâm phục của mọi người.
Các bạn có biết hoàng tử út đã đi như thế nào không?

2
10 tháng 4 2015

chắc hoàng tử út biết lạc đã có thể triệt ra nước uống được nên cậu đã vừa dùng nước đấy cho mình uống và còn lacda cũng uống và cả 2 tùy tùng

6 tháng 3 2016

chắc vậy!!