Câu 3: Truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) như thế nào?
A. Giết chết tướng giặc Hầu Nhân Bảo.
B. Quân ta đóng cọc, mai phục địch trên sông Bạch Đằng.
C. Trao trả tù binh và đặt lại quan hệ ngoại giao.
D. Quân ta truy kích, tiêu diệt quân Tống.
Câu 4:Cây lương thực chính và chủ yếu của cư dân các quốc gia Đông Nam Á là
A. sắn. B. ngô. C. lúa mì. D. lúa nước.
Câu 5: Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt được đặt ở
A. Hoa Lư (Ninh Bình). B. Mê Linh (Vĩnh Phúc).
C. Cổ Loa (Hà Nội). D. Phong Châu (Phú Thọ).
Câu 6: Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?
A. Đại Việt. B. Đại Nam. C. Đại Ngu. D. Đại Cồ Việt.
Câu 7: Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Cuộc kháng chiến chống Tống đã toàn thắng.
B. Đất nước thái bình, kinh tế phát triển thịnh đạt.
C. Đại Cồ Việt đang bị nhà Tống xâm lược, đô hộ.
D. Nhà Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt.
Câu 8: Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là
A. Ăng-co Vát. B. Ăng-co Thom. C. chùa hang A-gian-ta. D. Thạt Luổng.
Câu 9: Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập vừa làm ruộng ở thời Tiền Lê có tác dụng gì?
A. Giảm được chi phí cho quân đội.
B. Tạo ra những lực lượng quân sự bảo vệ triều đình từ xa.
C. Đảm bảo lực lượng sản xuất nông nghiệp.
D. Vừa đảm bảo sản xuất nông nghiệp, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng.
Câu 10: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ sớm, phổ biến là
A. chữ Hin-đu. B. chữ Hán. C. chữ Phạn. D. chữ tượng hình.
Câu 11: Tại sao nông nô buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản?
A. Nông nô bị đuổi ra khỏi lãnh địa.
B. Nông nô không muốn tiếp tục sản xuất nông nghiệp.
C. Trong các xí nghiệp có điều kiện làm việc tốt hơn.
D. Nông nô bán ruộng đất cho tư sản.
Câu 12: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là
A. các cuộc tranh chấp ngôi báu giữa các tướng lĩnh.
B. chính quyền trung ương suy yếu.
C. nhà Tống xâm lược, triều đình rối loạn.
D. triều đình không có người kế vị.
Câu 13: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở châu Âu là
A. Địa chủ và nông dân. B. Qúy tộc và nông dân.
C. Chủ nô và nô lệ. D. Lãnh chúa và nông nô.
Câu 14: Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của văn hóa Ấn Độ?
A. Tây Âu. B. Bắc Mĩ. C. Bắc Phi. D. Đông Nam Á.
Câu 15: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu gắn với sự ra đời của hai giai cấp nào?
A. Qúy tộc và nô lệ. B. Địa chủ và nông dân.
C. Tư sản và vô sản. D. Lãnh chúa và nông nô.
Nói lần chống quân Tống đợt 1 là tự vệ chứ không phải xâm lược vì:
- Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.
- "Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.
câu 2
Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:
+ Cho quân mai phục ở biên giới.
+ Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.
+ Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt), do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.
Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100 km được đắp bằng đất cao, vững chắc. Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.
Diễn biến:
Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
- Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.
- Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại.
- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.