thuyết minh về con chó
giúp mk vs ko sao copy mạng nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tắt tự động. Cơm chín do sức nóng của mâm lửa đặt trong nồi. Vì vậy, nếu không chú ý bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng.
Chọn mua nồi
Khi mua, bạn yêu cầu nơi bán cắm điện để thử các bóng đèn (nấc đun, cạn cơm) để xem xét nồi hoạt động tốt hay không. Yêu cầu mở vít đáy nồi, xem có chỗ nào rỉ sét không. Nhìn đáy nồi nếu thấy không còn bằng phẳng là đồ cũ. Nếu ưng bên trong thì tiếp tục xem bên ngoài có bị trầy xước không. Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, nồi cơm điện Trung Quốc giá rẻ nhưng men chống dính kém bền, chỉ dùng vài ba lần đã bị tróc.
Sử dụng
Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon. Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm. Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch. Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau.
Sửa chữa
Với loại nồi có dây điện trở quấn trên lõi mica (hình vành khăn tròn), khi dây điện đứt có thể nối, thay mới khá dễ. Loại nồi có dạng thanh điện trở, trong ống hợp kim và manhê hỏng, đứt thì phải thay đáy mới. Nồi bị chạm điện, mát vỏ cần ngưng dùng. Nếu dây cháy hay vỡ công tắc nguồn thì phải thay mới. Nếu do ướt bị chạm thì có thể dùng máy sấy tóc làm khô dây hay chỗ bị ướt. Cầu chì bảo vệ nồi có thể bị cháy do phích cắm lỏng hoặc dây dẫn bị chập bên trong, cần kiểm tra kỹ để thay cái mới.
Xuân đã đến khắp muôn nơi, cỏ cây, hoa lá đâm chồi cùng nhau khoe sắc chào đón một năm mới - xuân 2022. Trong không khí đó, ai ai cũng đang mong chờ về quê tận hưởng những ngày Tết đầm ấm bên những người thân trong gia đình cùng trò chuyện và thưởng thức những món ăn quê hương, ôn lại một năm đã qua và chúc nhau một năm mới an lành.
Dù tết chưa đến, nhưng học sinh tại Trường THPT Nguyễn Huệ, đã được sống trong không khí ngày tết của dân tộc tại Hội chợ xuân 2022 do nhà trường cùng toàn thể phụ huynh học sinh tổ chức. Hội chợ xuân 2022 được tổ chức, thực sự là ngày Hội dành tặng cho các bạn học sinh nhân dịp cuối năm, để các bạn có một ngày được vui đùa, được sống trong không khí ngày tết tại chính ngôi nhà thứ 2 của mình - Trường THPT Nguyễn Huệ . Để tổ chức được Hội chợ xuân 2022, trước tiên phải nói đến sự tham gia nhiệt tình và tích cực từ phía phụ huynh học sinh, hiếm có một hoạt động mà phụ huynh học sinh lại tham gia nhiệt tình đến vậy. Kế đến phải kể đến công sức của tập thể cán bộ,giáo viên ,NV nhà Trường. Các cô đã phải chuẩn bị nhiều ngày, tự tay làm nên các chậu hoa, lọ hoa đá cùng các đồ chơi hết sức hấp dẫn từ chính những vật dụng khác nhau để đặt vào gian hàng "Sắc hoa lung linh", ẩm thực dân tộc như thịt sấy, thịt chua, măng ớt, mứt dừa, bánh chưng, xôi các màu được nhuộm từ lá cây với gian hàng "Ẩm thực", "Tết Viêt"… đều được trưng bày tại hội chợ. Có thể nói tất cả các sản phẩm được trưng bày tại hội chợ đều do chính đôi bàn tay khéo léo của chính các bạn học sinh đầy năng động và sáng tạo cùng với các bậc phụ huynh, các thầy cô tạo nên với chất lượng hoàn thiện cao. Và kết quả là Hội chợ đã thành công, các gian hàng đều được bài trí bắt mắt, ấn tượng và có bản sắc riêng. Với khách tham dự đoàn thể thanh niên, học sinh, sinh viên và chính phụ huynh học sinh đều được tận hưởng không khí ngày tết tại quê hương ..........( tự điền nha) . Đây quả thực là một hội chợ ý nghĩa với tôi và gia đình trước kỳ nghỉ đón Tết.
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!
Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng e-mail vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi phải không bạn!
=))) Tớ làm nhưng cậu nên thêm ý vào để bài văn dc hoàn chỉnh ạ
A/Mở Bài
- Dẫn dắt các vấn đề có liên quan đến bút bi
- Giới thiệu đối tượng (bút bi) = cách gọi tên...
B/Thân Bài
1/Nguồn gốc xuất xứ
- Nguồn gốc từ Phương Tây
-Dược đưa vào nước ta vào khoảng năm 70,80 của thế kỉ XX
2/Mô tả đối tượng + tả bao quát + cấu tạo + công dụng
- Dài khoảng 1gang tay , đường kính 1cm
- Phần ngoài bút là ống = nhựa , bảo vệ ruột bút
-Phần ruột là ống thon dài chứa mực
-Đầu bút có viên bi dùng để....
-Gần đầu bút có miếng su tăng độ nhám
- Gắn bên nắp bút là cây gài dùng để gài vào sách vở tránh rơi mất
3/Công dụng
-Thường dc dùng rộng rãi trong trường học và sổ sách giấy tờ công ty
- Là sự lựa chọn phổ biến của h/sinh liện nay
4/Cách sử dụng
( cái này tham khảo =) tự vt nhé)
C/Kết bài
-Tầm q trọng của bút bi
-nêu cảm xúc của bạn
Tham khảo:
I, MỞ BÀI
- Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Gươm lớp 9.
Ví dụ:
Mở bài số 1: Nếu bạn đã từng đặt chân đến thủ đô của đất nước Việt Nam, hẳn bạn đã từng tham quan Hồ Gươm - khung cảnh vô cùng nổi tiếng về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như về lịch sử. Nào, hãy để tôi giới thiệu với bạn về khu danh lam thắng cảnh này nhé.
Mở bài số 2: Mỗi người đều có một khung cảnh bản thân mình yêu thích. Có thể với bạn đó là khung cảnh biển xanh cát trắng, có thể với bạn đó là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi rừng núi… Nhưng là người con của dải đất cong cong hình chữ S này, hẳn ai cũng đều yêu thích khung cảnh cổ kính nơi Hồ Gươm đầy dấu ấn lịch sử.
II, THÂN BÀI
* Nguồn gốc của Hồ Gươm là gì? Vị trí ở đâu?
- Nguồn gốc:
- Vị trí: Hồ Gươm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm nên khá dễ tìm. Không chỉ vậy, Hồ Gươm ở vị trí kết nối khá nhiều con phố cổ, thuận tiện trong việc tìm kiếm của du khách và người dân.
* Khung cảnh Hồ Gươm như thế nào?
=> Hồ Gươm là một quần thể di tích khá rộng lớn, bao gồm nhiều di tích lịch sử khác nhau.
* Ý nghĩa của Hồ Gươm ra sao?
* Hiện trạng của Hồ Gươm và hành động nên làm?
III, KẾT BÀI
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Gươm.
1. Mở bài
– Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
– Đó là một địa danh thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt.
2. Thân bài
a) Vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm
– Hồ Guơm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.
– Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.
– Hồ có nhiều tên gọi:
+ Hồ Tả Vọng
+ Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh)
+ Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Iloàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm. (Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy).
b) Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm
– Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.
– Có rùa quý sông trong hồ.
– Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.
c) Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm.
Quần thế di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:
– Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Ván Siêu tu bổ, xây dựng).
+ Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh).
+ Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).
– Cầu Thô Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.,
– Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc. Đền được xây theo kiểu kiên trúc mới. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau. Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…
– Tháp Rùa: được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh. Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.
3. Kết bài
– Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.
– Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng.
– Thế hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
– Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng. Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước.
I. Mở bài: giới thiệu loài cây em yêu
Tôi lớn lên bên rặng tre già của làng, chính vì thế mà tôi rất yêu lũy tre làng. Tre đem lại cho tôi một cảm giác thân thương và quen thuộc. có lẽ, tre là cây mà tôi yêu nhất.
II. Thân bài: thuyết mình về cây tre
1. Nguồn gốc cây tre:
- Cây tre đã có từ lâu đời, gắng với truyền thống lịch sử xa xưa của dân tộc
- Tre mọc khắp đất nước Việt Nam từ miền núi đến đồng bằng.
- Không ai biết tre có tự bao giờ
2. Phân loại tre:
- tre Đồng Nai
- nứa
- mai
- vầu Việt Bắc
- trúc Lam Sơn
- tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên
- lũy tre thân thuộc đầu làng
3. đặc điểm của tre:
- tre có thể sống trên mọi loại đất
- ban đầu, tre là một búp măng nhỏ rồi lớn dần thành tre
- thân tre thẳng, dài và gầy guộc, thân tre rỗng ở ruột, các nhánh tre có gai nhọn
- lá tre mỏng màu xanh
- rễ tre là rễ chum
- cả đời tre chỉ ra hoa một lần và khi ra hoa là tre sẽ chết đi
4. tác dụng của tre:
a. Trong lao động:
- Tre giúp ích cho người nông dân trong việc tạo ra công cụ lao động: cuốc, rìu,…
- Làm công cụ sản xuất cho con người.
b. Trong sinh hoạt:
- lũy tre là nơi trú mát của người nông dân khi đi làm mệt mỏi, là nơi lũ trẻ chjay nhảy nuô đùa, là nơi trai agis hẹn hò,….
- Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
- Tre gắn bó với con người qua bao đời:
+ thời xưa, tre được sử dụng làm nhà, vách tường khi chưa có gạch đá như bây giờ
+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…
+ Tre gắn với niềm vui nho nhỏ tuổi già: điếu cày tre.
+ Tre làm ra các trò chơi tư tre như: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…
c. Trong chiến đấu:
- Tre là đồng chí, găn bó với chiến sĩ ta như: giáo, mác, chông,….
- Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
- Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
- Tre hi sinh để bảo vệ con người
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về loài cây em yêu
- E rất thích cây tre
- Tre gắn bó với bao thế hệ con người Việt.
trường e zào mùa hè hổng có ai, vắng tanh như cái nghĩa địa, có mỗi bác bảo zể thui àk
Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.
Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.
Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.
Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cĩng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.
Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.
Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân.
Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.
Mình thử vào câu hỏi tương tự rồi nhiều lắm cũng có câu của bn nữa
Gia đình em có nuôi một con cún rất khôn, và nó đã trở thành một "cảnh sát viên nhỏ tuổi" coi nhà rất giỏi. Hôm ấy cả nhà em đi ngủ. Trời tối đen như mực. Cún con nằm bên ngoài cửa để canh gác. Bỗng cả nhà choàng tỉnh giấc vì tiếng sủa liên hồi. Em lắng tai nghe, hình như lẫn trong tiếng chó sủa là tiếng vịt kêu. Bố em liền cầm đèn pin mở cửa ra ngoài xem sao. Em ở trong nhà hơi sợ nhưng vì tò mò nên cũng đứng ở cửa căng mắt nhìn ra. Nhưng chuồng vịt ở tít gần bờ ao nên em không nhìn thấy gì. Bỗng em nghe tiếng mẹ kêu lớn: "Trộm! Trộm!". Rồi tiếng chân thình thịch, tiếng người xôn xao, ồn ào. Nhưng tên trộm đã tẩu thoát. Bố em bảo may có con chó báo động, nếu không thì mất hết ba chục con vịt.
Qua "chiến công" này, em càng yêu quý cún con vì sự thông minh, ngoan ngoãn, dễ thương của nó.
“Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt Đó là chú mèo ba xin được ở nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.
Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavi loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.
Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.
Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.
Em rất quý Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.
Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là “linh cẩu”.
Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam.
Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám.
Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.
Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.
Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.
Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có bộ phận tiêu hóa rất tốt.Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.
Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay,… nơi xảy ra sự cố.
Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh “dại”. Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.
Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.
Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được.