Câu 1 viết 6-8 câu nhận xét về điểm giống và khác nhau giữa cụm từ ta với ta
Câu 2 viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của trang trong thơ bác
Câu 3 viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em vè cảnh đẹp quê hương đất nước qua bài " qua đèo ngang " của bà Huyện Thanh Quan
Thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi qua. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh bình. Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan yêu đời cho nên tâm hồn Bác lúc nào cũng hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng. Ca dao, dân ca, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… có nhiều bài tuyệt tác nói về trăng. Thơ Đường nổi bật nhất là thơ Lý Bạch, dào dạt ánh trăng. Bác Hồ đã kế thừa tinh hoa thơ ca cổ để viết nên những bài thơ trăng kiệt tác. Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác yêu trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong thơ Bác chiếu sáng một tấm lòng thiết tha, gắn bó đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương. Trăng đã góp phần làm cho thơ Bác thêm đặc sắc. Thơ Bác đã vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã góp phần tạo nên gương mặt, bản sắc và tính thẩm mỹ trong thơ Bác. Cuộc đời không thể thiếu vầng tráng. Đọc thơ trăng của Bác Hồ, tâm hồn mỗi chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi lên phía trước. Chúng ta càng yều thêm cảnh trí non sông. Yêu cái đẹp trong thơ trăng của Bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của Bác. Ước sao đất nước mãi mãi tỏa sáng vầng trăng thanh bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no, hạnh phúc.
Từ "ta" trong bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan là một nỗi buồn cô đơn của người khách ly hương khi đứng trên đỉnh đèo Ngang lúc hoàng hôn, còn ở bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến lại ấm áp tình người và sâu nặng tình bạn. "Ta" của nữ sĩ Thanh Quan mang hàm ý "giữa đất trời bao la chỉ cô quạnh có mình, mình đối diện với chính mình", còn từ "ta" của nhà thơ họ Nguyễn lại có ý nghĩa độc đáo khác: ấy là tình người sâu nặng, bác là tôi, tôi như bác, tuy hai mà một, tuy một mà hai....