Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ,một nhà chung thân
Câu 3: Nhận xét về cách diễn tả hai câu ca dao đầu của bài
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất trong đời sống con người. Vì thế trong kho tàng văn học dân gian đã có biết bao tiếng hát, lời ru, câu chuyện… khuyên nhủ mọi người hãy xây dựng tình cảm gia đình đầm ấm, thuận hòa. Một trong những lời khuyên được lưu truyền rộng rãi là:
Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần.
Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi để lời khuyên dễ đi vào lòng người. Ai chẳng biết tay, chân là những bộ phận trên cùng một cơ thể con người. Tuy mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ khăng khít, bổ sung, hỗ trợ cha nhau. Anh em trong gia đình cũng vậy. Tuy mỗi người là một cá nhân riêng biệt nhưng đều cùng cha mẹ sinh ra, cùng chơi, cùng học, cùng lớn lên dưới một mái nhà. Vì thế, quan hệ anh em là quan hệ gắn bó máu thịt với nhau.
Vậy anh em phải cư xử với nhau thế nào cho đúng? Người xưa khuyên nhủ: Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Anh em ruột thịt phải thương yêu, giúp đỡ nhau trên mỗi bước đường đời.
Rách, lành là hình ảnh tượng trưng cho hai hoàn cảnh sống khác nhau. Rách là cảnh sống khó khăn, khổ sở; còn lành là cảnh sống thuận lợi, sung túc. Hợp nghĩa lại, rách lành chỉ chung mọi cảnh ấm no hay nghèo đói. Khi đói khi no, lúc đủ lúc thiếu, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì anh em ruột thịt cũng phải thương yêu, hỗ trợ lẫn nhau, không so đo tính toán thiệt hơn. Hoàn cảnh sống có thể thay đổi nhưng tình nghĩa anh em lúc nào cũng phải thắm thiết, bền chặt. Nếu như tình cảm anh em là thứ tình cảm tự nhiên thì sự đùm bọc lẫn nhau cũng là việc làm tự nhiên, tất yếu.
Đùm bọc có nghĩa lằ giúp đỡ, che chở, chia sẻ cho nhau mọi nỗi buồn vui, mọi điều sướng khổ với tất cả tình cảm thương mến chân thành. Câu ca dao đưa ra một cách cư xử hợp tình hợp lí trong quan hệ anh em. Đây cũng là một chuẩn mực đạo đức để đánh giá phẩm chất con người.
Đùm bọc, đỡ đần còn là trách nhiệm mỗi người anh, người em trong gia đình. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện về tình anh em thắm thiết qua Sự tích trầu cau. Hai anh em sinh đôi họ Cao mồ côi cha mẹ, dắt nhau đên học ở nhà thầy đồ họ Lưu. Thấy họ nhường nhau bát cháo duy nhất, cô con gái thầy đồ cảm động và tình nguyện làm vợ người anh. Thế rồi chỉ vì một sự hiểu lầm mà người em xấu hổ phải ra đi Người anh ân hận bỏ nhà đi tìm em… Tình anh em sâu nặng đã khiến trời đất cảm động, biến anh thành cây cau, em thành hòn đá, mãi mãi bên nhau trong tục ăn trầu của người Việt. Bên cạnh việc ca ngợi tình anh em thắm thiết trong truyện Trầu cau, nhân dân ta cũng lên án người anh tham lam độc ác trong truyện Cây khế và dành cho hắn kết cục bi thảm là phải bỏ xác dưới đáy biển sâu.
Bài học đạo đức từ câu ca dao trên thật sâu xa, thấm thía. Ngày nay, bài học đó vẫn giữ nguyên ý nghĩa giáo dục vì trong cuộc sống vẫn còn những cảnh tượng ngang trái, đau lòng, đi ngược lại đạo lí làm người.
bài ca dao này nói về tình anh em trong 1 nhà phải đoàn kết , yêu thương , đùm bọc nhau như vậy mới khiến cho cha mẹ vui lòng
chúc bạn hok tốt
THAM KHẠN NHé BẠN
Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:
"Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."
Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:
Yêu nhau như thể tay chân
Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.
Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.
Ngày nay khi xã hội phát triển tình cảm anh em có những ảnh hưởng của xã hội. ngày càng nhiều những vụ án, những vụ xung đột của anh em ruột với nhau. Không ít vụ án anh em vi tranh chấp tài sản mà sát hại nhau, thậm chí chỉ vì mâu thuẫn nhỏ cũng có thể hại cả gia đình người anh em của mình. Phải chăng đạo đức xã hội đã xuống cấp, hay giá trị đạo đức đã thay đổi? Đó chỉ là một bộ phận những người có nhận thức kém trong xã hội, vì lợi ích trước mắt mà hành động nông nổi, để lại hậu quả đáng tiếc cho người thân của mình.
Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.
a, Những câu ca dao về tình cảm gia đình
b, Từ đồng nghĩa, ba mẹ, cha mẹ
c, So sánh
d, Nội dung: Anh em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
Tham khảo:
Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.
Em tham khảo:
Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.
Cách diễn tả của câu ca dao rất gần gũi, thân thương. Đi từ hình ảnh quen thuộc của tình nghĩa anh em trong gia đình, một tình cảm thiêng liêng luôn đỏ cháy dù mọi hoàn cảnh. Bằng những từ ngữ đơn giản nhưng qua câu ca dao đã thấy được một tình anh em khăng khít cùng một nhà, luôn thân thiết, giúp đỡ lẫn nhau.
cảm ơn bạn nhiều