K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mỗi con người chúng ta khi mới sinh ra ai cũng như ai, cùng nằm ở vạch xuất phát nhận thức, chúng ta hoàn toàn bị tác động bởi thế giới khách quan bên ngoài. Dần dần theo thời gian, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà hình thành những tính cách, phẩm chất mang tính cá nhân của mỗi người, ai cũng có tính cách và phẩm chất riêng cho mình và không ai là người hoàn hảo. Tất cả đều cố gắng để trở thành người tốt đẹp, cố gắng loại trừ những thói xấu của mình, một trong những tính xấu mà con người ai cũng nên tránh xa đó chính là sự ích kỷ. Vậy sự ích kỷ hay nói cách khác là tính ích kỷ là gì mà mọi người nên tránh xa? Có thể hiểu, ích kỷ là một biểu hiện của lối sống tiêu cực, người có tính kỷ là người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, nghĩ đến những lợi ích cho mình, luôn so đo, suy tính cốt làm sao để mình được lợi và không bao giờ suy nghĩ đến người khác. Người có tính ích kỉ không chỉ vì lợi ích của mình quên đi lợi ích của người mà còn sẵn sàng chà đạp, tranh giành cướp lấy lợi ích của người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người có tính ích kỷ biểu hiện rất rõ và cụ thể ngay trong những sự việc nhỏ nhất, ví dụ như không quan tâm đến những người thân trong gia đình, vì mình mà bắt mọi người phải làm theo ý muốn của mình. Trong học tập, người ích kỉ là người luôn e dè, ngại giúp đỡ bạn bè, sợ bạn sẽ hơn mình. Khi được bạn nhờ giải bài tập hay học cùng luôn tìm cách từ chối vì sợ mất thời gian học tập của mình, lại sợ rằng bạn sẽ giỏi hơn mình. Người ích kỉ là người chỉ biết đến sự giúp đỡ từ người khác mà không khi nào muốn giúp đỡ ai, không muốn giúp đỡ là vì không muốn vướng vào phiền phức, ngại khó, ngại khổ. Trong quá trình làm việc, tính cạnh tranh trong công việc làm lộ rõ bản chất của người ích kỉ, họ chỉ mong nhận công việc nhẹ nhàng, trốn tránh việc khó và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, sẵn sàng chà đạp lên công sức của người khác để biến thành của mình, cốt vì lợi ích của mình. Trong các mối quan hệ xã hội, người ích kỷ luôn có lòng đố kỵ, ganh ghét với những người hơn mình, dù trong hoàn cảnh nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, ví dụ như gặp người bị tai nạn không có ai giúp đỡ nhưng cũng không xuống giúp vì sợ muộn làm, sợ phiền phức. Những người có tính ích kỉ thường sống rất cô lập, bởi ngoài bản thân mình ra họ không quan tâm đến những người xung quanh, đây là một lối sống tiêu cực và có thể gọi là bệnh ích kỷ. Căn bệnh này rất nguy hại và rất đáng báo động, bởi ích kỷ cũng là bệnh rất dễ mắc phải. Căn bệnh ích kỷ khiến cá nhân con người ngày càng trở nên xấu tính, lòng dạ hẹp hòi và tự mình tách biệt ra khỏi mọi người, sống lâu với căn bệnh ích kỷ sẽ biến con người ta trở nên cô đơn, bị mọi người xung quanh ghét bỏ, xa lánh. Khi họ không quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của người khác, không biết cách cảm thông chia sẻ và giúp đỡ người khác thì đến một ngày, chính họ sẽ là nạn nhân của sự thờ ơ, lãnh đạm đó. Bác sĩ vì đồng tiền trong túi mình mà sẵn sàng thờ ơ mạng sống của bệnh nhân, những quan tham vì tiền mà sẵn sàng tham ô của công, hưởng lợi trên cuộc sống nghèo khổ của nhân dân... Một xã hội ích kỷ là một xã hội suy đồi và xuống cấp, thối nát đạo đức và vô nhân đạo, sẽ chẳng có tình thương nào được hiện diện khi con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Xã hội chỉ toàn người ích kỷ sẽ không có sự đoàn kết, không thể tồn tại và phát triển, đi ngược lại với xu thế phát triển của thế giới. Sống ích kỷ là một lối sống tiêu cực, ảnh hưởng rất xấu đến nhân cách con người, các mối quan hệ giữa con người với nhau và đặc biệt là sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy chúng ta hãy cùng nhau ngăn chặn căn bệnh ích kỷ này, mỗi cá nhân hãy rèn luyện cho mình khả năng chủ động hòa nhập, sẵn sàng giúp đỡ và cảm thông với người khác.

Cổ nhân xưa có câu: Người không vì mình, trời tru đất diệt. Quan niệm ấy thể hiện tinh thần có trách nhiệm đối với bản thân, nhắc nhở mọi người hãy biết tự chăm lo, gìn giữ bản thân mình về mọi mặt. Song, lại có người lạm dụng quan điểm ấy là nguy biện cho lối sống ích kỉ của mình, bởi ích kỉ cũng là sống "vì mình”. Vậy, sống “có trách nhiệm với bản thân” và sống “ích kỉ” khác nhau như thế nào? Con người là sản phẩm hoàn hảo nhất của tạo hoá: Đó là sinh vật duy nhất trên Trái Đất biết tư duy và biết yêu thương. Con người cũng là sản phẩm hoàn hảo nhất của xã hội: đó là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Đứa con được hình thành từ tình yêu thương của cha và của mẹ, đứa con được sinh ra từ khúc ruột cắt đôi của người mẹ sau chín tháng mười ngày mang nặng, sau giây phút “vượt cạn” đớn đau tột bậc,... Với tất cả những ý nghĩa ấy, con người là thứ đẹp đẽ, tuyệt diệu nhất của sự sống. Làm bất kì điều gì có hại cho chính bản thân mình con người đều mang tội với cuộc đời: cha mẹ, họ hàng, tổ tiên,... và chính bản thân mình nữa. Lối sống có trách nhiệm với bản thân nhắc nhở mỗi người phải biết chăm lo đến sự an toàn và phát triển của cá nhân mình về mọi mặt: sức khoẻ, tri thức, nhân cách,... Biểu hiện rõ ràng nhất của lối sống ấy là biết giữ gìn sức khoẻ, làm việc - lao động có chừng mực; trau dồi đạo đức, lối sống, tri thức,… Ích kỉ là chỉ biết mình, chỉ vì lợi ích cho riêng mình mà không biết đến người khác. Tính ích kỉ bộc lộ bản chất hẹp hòi, nhỏ mọn của kẻ tiểu nhân. Người ích kỉ có những hành động, việc làm chỉ chăm chăm nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân mình, thậm chí bất chấp thủ đoạn giày xéo lên công bằng, đạo lí và lợi ích của người khác để có được mối lợi ấy. Đó là những kẻ trong nguy nan một mình trốn chạy bỏ mặc bạn bè, là những kẻ làm ngơ trước nỗi đau của đồng loại mà ăn chặn từng gói mì cứu trợ đồng bào lũ lụt, mà buôn bán phụ nữ, buôn bán ma tuý, hêrôin,... Gần gũi hơn trong đời sống học sinh, sự ích kỉ bộc lộ ngay trong hành vi cóp bài, gian lận khi kiểm tra thi cử. Những hành động sai trái ấy làm lợi cho một người nhưng tạo ra sự bất công đối với những nỗ lực của bao nhiêu người khác. Rõ ràng, sống có trách nhiệm với bản thân ngược lại hoàn toàn với lối sống ích kỉ. Sống có trách nhiệm với bản thân giúp thể lực và đặc biệt giúp nhân cách cá nhân phát triển, sống hoà nhập và có ích với cộng đồng. Nhưng lối sống ích kỉ thì tách cá nhân ra khỏi cộng đồng, biến con người trở thành một ốc đảo cô độc. Mặt khác, lối sống hẹp hòi ấy còn gây hại cho đời sống xã hội. Chính bởi vậy, trong quá trình tập cho mình lối sống có trách nhiệm với bản thân, mỗi người còn cần dẹp bỏ mầm mống của tính ích kỉ trong chính con người mình. “Trước hết cần phải sống cho mình”, quan niệm ấy không sai nếu được hiểu đúng. Thật sai lầm khi cho rằng trước hết cần phải dành cho mình mọi điều tốt đẹp, “sống cho mình” nghĩa là bất chấp mọi cách thức để mang lại quyển lợi cho bản thân. Nên hiểu rằng, “sống cho mình” là sống cho sự hoàn thiện của cái tôi bản ngã. Mục tiêu đầu tiên của cuộc đời là sống để giúp bản thân mình phát triển toàn diện, đúng hướng, được xã hội thừa nhận những giá trị trong nhân cách của bản thân. “Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không. Để gió cuốn đi...”. Tấm lòng mà cuộc đời cần đến ấy, tấm lòng mà gió muốn cuốn bay đi để ươm mầm gieo hạt trên mảnh đất quê hương chính là sự vị tha, bác ái giữa con người... Cuộc đời cần đến những con người biết sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng; cuộc đời phủ nhận sự ích kỉ đang từng ngày từng giờ huỷ hoại những tâm hồn trẻ tuổi.

18 tháng 4 2016

“Ăn chơi đua đòi” là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, trong các tầng lớp xã hội. Nó đã và đang diễn ra xung quanh ta, nhất là ở lớp trẻ và đặc biệt là học sinh. Đó là một  “thói” xấu, rất đáng trách.

    Thói ăn chơi đua đòi rất xấu, thường là lối sống của những người bắt chước nhau, trong đó có các bạn học sinh của chúng ta. Các bạn này thường hay chưng diện, mặc đồ “mốt”, chạy xe “xịn”, mang giầy dép “xịn”, tóc nhuộm đủ màu lòe lẹt để chói con mắt mọi người. Quái dị hơn nữa là một số bạn học sinh nam còn bấm lổ tai để đeo hoa tai, rồi lại xăm mình, xăm tay, xăm đủ mọi thứ nhằm làm thêm nổi bật ... đáng trách hơn nữa là các bạn lại đi vênh váo, nghêu ngao ngoài đường, chẳng tôn trọng ai cả, rồi cũng tự xưng “ta đây là đại ca, là anh hùng” nữa chứ! Thật là nực cười!

    Các bạn thường hay la cà các quán chơi bi da cá độ, cờ bạc, hút chích, tụ tập với bọn xấu bên ngoài làm đủ mọi việc. Học hành thì chẳng ra gì luôn gây gỗ với các bạn trong lớp, trong trường gây mất trật tự, nề nếp. Nghiêm trọng hơn là các bạn vô lễ với thầy cô, hổn xược với ba mẹ nữa chứ!

Nhưng, tại sao các bạn lại nông nổi đến thế? Chắc có lẽ, các bạn ỷ mình là “quý tử”, “tiểu thư”, con ông này, bà nọ, chức cao vọng trọng nên các bạn cứ thỏa thích ăn chơi, chẳng cần nghĩ gì cả. Mặc khác, do các ông bố, bà mẹ cứ nuông chiều, dẫn đến hậu quả. Hoặc do các bạn bị bạn bè xấu dụ dỗ, lôi kéo mà sa ngã.

    Nếu kéo dài tình trạng này, các bạn sẽ sa ngã mà bỏ học, lười lao động; sinh ra các thói quen như trộm cắp, cướp giật, nghiện ngập, rồi tù tội ... làm cho gia đình mang tiếng xấu xa, ê chề.

    Học được một điều hay, rèn được một tính tốt là rất khó, nhưng đua đòi ăn chơi nhất định sẽ sa ngã. Câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” và lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ: “chọn bạn mà chơi” là một bài học rất bổ ích để bạn tu dưỡng, sửa đổi tính tình. Các bạn hãy quay đầu lại, tìm lại những gì đã đánh mất, làm những gì chưa làm và nhận những lỗi lầm, thiếu sót của mình với mọi người. Các bạn phải sống sao cho giống với mỗi người, mỗi học sinh trong trường ta. Ở đây, các thầy cô và các bạn thân của bạn sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Và gia đình cũng sẽ rộng lòng tha thứ cho bạn tìm lại mái ấm ngày nào.

Nói tóm lại, ăn chơi đua đòi, là một thói xấu. Ăn ngon mặc đẹp, ai cũng muốn, nhưng phải hợp lý, hợp thời, hợp cảnh. Xung quanh ta có biết bao tấm gương sáng và đẹp về con người mới, cách sống mới. Hình ảnh những học sinh giỏi ở trường ta, quê hương ta đã nêu lên cho ta bài học quý giá để những người học sinh đàn em chúng ta noi theo.

18 tháng 4 2016

Hà Như Thủy ơi, đoạn văn ngắn thôi mà, nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn, lời văn rất hay và mình cũng tham khảo được vài ý!!!!!!!!!!! Cảm ơn Hà Như Thủy nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!

10 tháng 2 2022

Ta biết đó, nếu chúng ta muốn bản thân mình thành công, đều phải đi cả một chặng đường dài, đều diễn ra cả một quá trình. Thế nên muốn thành công không chỉ dựa vào sự cố gắng học hỏi mà còn phải có tính kỉ luật. Kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người. Tính kỉ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong công việc và thành công trong cuộc sống. Nhờ có tính kỉ luật mà chúng ta mới có thể tập trung làm việc, tận dụng hết khả năng của mình, vượt qua các khó khăn trên con đường dẫn tới thành công. Không những vậy, tính kỉ luật còn giúp ta quản lí thời gian một cách chặt chẽ, định rõ mục tiêu hướng tới và tập trung tất cả để có thể hoàn thành một cách tốt nhất. Nhờ có tính kỉ luật mà nó giúp chúng ta không rời bỏ mục tiêu mình đề ra và sẽ càng ngày càng hứng thú với mục tiêu mình đề ra. Nhiều người có tính kỉ luật sẽ được mọi người kính trọng, tin tưởng và giúp đỡ. Bởi thế họ thường sẽ có nhiều gặt hái thành công trong cuộc sống. Qua đó, chúng ta cần thấy rằng kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người chúng ta.  Tính kỉ luật sẽ giúp đỡ bạn trong cuộc sống.

10 tháng 2 2022

:(

30 tháng 9 2021

Tham khảo

Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.

30 tháng 9 2021

Mình cảm ơn ạ

 

23 tháng 12 2020

Nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng là một họa sĩ nghèo, cuộc sống bấp bênh. Mùa đông năm ấy cô bị mắc bệnh viêm phổi và đã gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân trên tường ở bên ngoài cửa sổ. Cô nghĩ: Bao giờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc ta lìa đời. Nhưng Xiu - người bạn cùng phòng và cụ Bơ-men - họa sĩ già ở lầu trên, biết được ý định ấy của Giôn-xi nên đã tìm cách khiến cô muốn sống trở lại. Cụ Bơ-men đã thức suốt đêm mưa tuyết để vẽ chiếc lá trên tường, chiếc lá giống như thật khiến Giôn-xi cảm thấy: chiếc lá qua đêm mưa tuyết vẫn kiên cường bám trụ, hà cớ gì ta lại từ bỏ cuộc sống này? Và cô lại vui vẻ và có ý chí đấu tranh với bệnh tật. Như vậy, Giôn-xi quả thật đáng trách khi cô có ý định từ bỏ cuộc sống . Nhưng nhờ tình yêu thương giữa con người, tính nhân đạo trong mỗi con người mà những người xung quanh đã vực dậy tinh thần, ý chí trong cô. ...