K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2017

Trời khuya vằng vặc sao đêm

Sao đêm lấp lánh trăng soi đầy trời

Trăng tỏa sáng cả bầu trời

Đêm không nằm ngủ vì ngồi ngắm trăng

3 tháng 12 2017

Trời khuya vằng vặc sao đêm

Nơi đây em thức cùng sao sáng ngời.

Sao sáng, sao đẹp tuyệt vời

Cô đơn em khẽ lặng nhìn ngắm sao.

tự nhiên xuất khẩu thành thơ,tự chế kg hay lắk,thông cảm nha bạn<đừng gạch đá,cất đi mà xây nhà>

hehe

21 tháng 1 2018

a) sáo; sao

b) trăng; trắng

15 tháng 9 2021

sao-sáo

chọn câu này pls

19 tháng 10 2021

Chẳng hạn, với ý tưởng gió đi tìm bạn, em có thể đặt nhan đề bài thơ là Bạn của gió và viết cặp lục bát đầu tiên như sau:

Ai là bạn gió, gió ơi

Gió đi tìm bạn, đất trời mênh mông.

- Viết những cặp lục bát tiếp theo. Đọc lên để cảm nhận rõ hơn về vân, nhịp và từ ngữ, hình ảnh trong các dòng thơ. Điều này sẽ giúp em cảm nhận hứng thú và thể hiện được cảm xúc, ý tưởng một cách dễ dàng hơn.

Chẳng hạn, để tiếp nối hai dòng thơ, có thể viết:

Gió đưa con sáo sang sông

Gió lùa tóc mẹ bềnh bồng như mây.

D
datcoder
CTVVIP
7 tháng 12 2023

D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.

18 tháng 1

Chớp lóe nhay nháy, gà gáy thì mưa.

Trăng đã chiếu sáng vằng vặc, cảnh vật xung quanh thật lung linh, huyền ảo.

Trời nắng chang chang, bác nông dân vẫn đi cấy ngoài đồng.

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:(1)    Trăng sáng vằng vặc. (2) Dường như càng về khuya bầu trời càng xanh trong, trăng càng sáng. (3) Con đường đá sỏi rung lên bởi nhịp bàn chân bước. (4) Bỗng một làn gió thổi tới mang theo hơi hướng quen thuộc của đồng bằng, cả hàng quân xôn xao :(5) Đồng bằng ! (6) Tới đồng bằng thật rồi !(Đêm trăng hành quân về đồng bằng- Khuất Quang Thụy)a.      Câu đơn là...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1)    Trăng sáng vằng vặc. (2) Dường như càng về khuya bầu trời càng xanh trong, trăng càng sáng. (3) Con đường đá sỏi rung lên bởi nhịp bàn chân bước. (4) Bỗng một làn gió thổi tới mang theo hơi hướng quen thuộc của đồng bằng, cả hàng quân xôn xao :

(5) Đồng bằng ! (6) Tới đồng bằng thật rồi !

(Đêm trăng hành quân về đồng bằng- Khuất Quang Thụy)

a.      Câu đơn là câu số : …………………                    c. Câu đặc biệt là câu số : …………

b.      Câu  ghép là câu số : ………………                      d. Câu cảm  thán là câu  số : ………

2/  Xác định các phép liên kết có trong đoạn văn : …………………………………………..

1
13 tháng 2 2022

a.      Câu đơn là câu số : 1,3                    c. Câu đặc biệt là câu số : 5

b.      Câu  ghép là câu số : 2,4                   d. Câu cảm  thán là câu  số : 6

2/  Xác định các phép liên kết có trong đoạn văn : Phép nối, phép đồng nghĩa trái nghĩa và liên tưởng

Chúc em học tốt

22 tháng 12 2022

đáp án b nha 

tick mình nha bạn

22 tháng 12 2022

Đ/A        B bạn nhé

8 tháng 11 2019

Chọn đáp án: A

16 tháng 1 2022

Tham khảo:

 Với mỗi ý thích từng người, mỗi mùa lại mang những vẻ đẹp khác nhau. Nếu như xuân mang theo những hạt mưa lất phất bay, thu đến mang theo tiết trời se se lạnh với làn gió heo may, đông về lại với cái rét cắt da cắt thịt thì hè lại gợi về một kí ức một kỉ niệm khó phai trong tâm hồn.

Chắc hẳn mỗi người khi nhắc tới hè là nghĩ ngay tới cái nắng . Mùa hè là mùa của nắng, nó không yếu ớt như mùa đông, không khô hanh như mùa thu mà trái lại nó chói chang, gay gắt, nó rọi chiếu vào từng cành cây cảnh vật chan hòa sắc nắng. Nó làm cho mọi cảnh vật dường như đều được khoác trên mình chiếc áo màu vàng. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi không một gợn mây. Khi có những tia nắng tinh nghịch của mùa hè chiếu xuống thì vạn vật dường như cũng đang dần dần hay đổi. Những cây phượng đỏ rực như một mâm xôi gấc với những tán lá rộng đang che mát cho con đường. Dưới sắc nắng ấy thì màu đỏ càng trở nên tươi tắn và đẹp hơn. Trên cành cây là những chú ve kêu râm ran tạo nên một bản giao hưởng tuyệt vời- âm thanh không thể thiếu như báo hiệu hè về.Mùa hè cũng là mùa của sự chia xa mái trường quen thuộc, mùa học sinh được nghỉ ngơi thư giãn sau bao ngày vất vả.

Nhà thơ Tế Hanh trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” đã từng nói:

“ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Rất đậm hương và rộn tiếng chim ”

Quả đúng như thế , mùa hè còn là mùa của hoa thơm trái ngọt. Những trái mít căng đầy khi nó sắp chín ta vỗ vào thì sẽ thấy tiếng kêu bộp bộp, rồi khi bổ ra thì thơm phức cả nhà ăn thật ngon miệng. Mùa của những trái na chín ngọt trông thật thích mắt. Càng thích biết bao khi được tận tay hái những trái na mang vào để ăn. Từng hương vị của mỗi loại quả như hòa quyện vào nhau tạo nên những hương vị đặc trưng riêng của mùa hè.

Mùa hè còn là mùa thu hoạch của các bác nông dân sau một vụ mùa vất vả. Cánh đồng mùa này như được khoác trên mình chiếc áo màu vàng óng  . Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt . Trên lá còn đọng lại những giọt sương long lanh , dưới ánh nắng mặt trời như những viên kim cương tuyệt đẹp. Xa xa là những cậu bé mục đồng đang thổi sao vi vu vi vu cùng với những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ, có những chú trâu thì nằm hả hê khi đã no căng bụng. Trên những thửa ruộng thấp thoáng những người mẹ, người chị đang cặm cụi gặt lúa cùng với những giọt mồ hôi một phần vì vất vả nhưng cũng thể hiện niềm vui khi đang gặt hái được những thành quả sau một quá trình lao động vất vả. Bên cạnh những mảnh ruộng đã thu hoạch xong là những đàn cò trắng cũng đang miệt mài kiếm ăn. Hè đã thực sự bao trùm nên cả quê hương xinh đẹp bởi sắc vàng óng ả.

Mùa hè trên quê hương tôi là thế đấy. Tuy gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy cảm xúc trong tâm trí tôi, là một phần không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ tôi

dàn ý đó 

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt đượcnội dung cơ bản sau. Công việc của những người thầy, người cô vô cùng vất vả, khó nhọc. Đểcó được những bài giảng hay, cuốn hút, thầy cô đã phải : đổ mồ hôi côngsức, thức bao đêm thâu, miệt mài soạn giáo án để lên lớp dạy học sinh. - Thầy cô là người nâng đỡ, chắp cánh, tiếp bước cho từng thế hệ họcsinh; giúp học sinh đạt được ước mơ, khát vọng của mình.- Từ đó, chúng ta thấu hiểu, biết ơn công lao to lớn, sự hi sinh thầm lặngcủa thầy cô đối với bản thân mình.

Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/8234642-de-va-n-6-hsg-ca-p-huye-n-huye-n-lu-c-nam.htm

30 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người được biết đến không chỉ với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng, mà còn với vị trí của một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong số những tác phẩm Bác để lại, bài thơ “Rằm tháng giêng” là một tác phẩm nổi bật để lại trong lòng người đọc nhiều suy tư sâu sắc.

Năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Sau khi họp xong thì đêm cũng đã khuya. Hình ảnh ánh trăng sáng lan tỏa khắp không gian núi rừng rộng lớn. Cùng với sự giao hòa của cảnh vật và con người. Chính bức tranh đầy thơ mộng ấy khơi gợi cảm hứng để Bác sáng tác bài thơ này:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

Câu thơ mở đầu gợi ra cho người đọc hình dung về một đêm rằm tháng giêng, ánh trăng đúng lúc tròn và sáng nhất. Ánh trăng dường như sáng đến độ có thể thắp sáng vạn vật. Để rồi cả “sông xuân”, “nước xuân”, “trời xuân” cũng lẫn màu ánh trăng. Từ “xuân” được điệp lại đến ba lần gợi ra một không gian thật rộng lớn. Từ “tiếp” gợi cho người đọc hình dung ra hình ảnh bầu trời và mặt đất dường như không còn khoảng cách để rồi như hòa hợp lại thành một. Trong thơ ca cổ, những hình ảnh “giang, thủy, nguyệt, thiên” vốn đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào thơ Bác lại làm nổi bật nên một bức tranh đầy hiện đại mang vẻ tươi sáng, rực rỡ và tràn đầy sức sống của vạn vật.

 

Để rồi, đến khi con người xuất hiện thì bức tranh ấy lại càng tuyệt đẹp. Giữa màn sương khói mờ ảo, con người hiện ra trong công việc “đàm quân sự” - một công việc quan trọng, có liên quan đến sự sống còn của dân tộc. Trên con thuyền bồng bềnh nơi sông nước sương khói mờ ảo kia không phải là những người ẩn sĩ trong thơ ca xưa khi tìm về với chốn thiên nhiên để tránh khỏi những thị phi của cuộc đời giống như trong thơ của Cao Bá Quát:

“Thế sự thăng trầm quân mặc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu”

(Việc thế thăng trầm anh chớ hỏi
Mênh mông khói sóng chiếc thuyền câu)

Mà đó là hình ảnh của những người chiến sĩ cách mạng đang bàn bạc việc quân, việc nước. Khi khắc họa hình ảnh này, Bác đã làm nổi bật lên tâm hồn cao đẹp của những chiến sĩ cách mạng - họ là những con người yêu nước, thương dân, một lòng kiên trung với cách mạng. Công việc quan trọng của quốc gia lại được bàn bạc trên con thuyền giữa dòng sông khói tỏa mịt mù cũng gợi lên một hình ảnh độc đáo lại nên thơ. Chỉ đến khi công việc bàn bạc đã xong xuôi, người chiến sĩ mới giật mình nhận ra đêm đã quá khuya. Ánh trăng lúc này giống như đang lùa vào thuyền, vào hồn nhà thơ vấn vít. Trăng dâng đầy lai láng trên con thuyền của người chiến sĩ cách mạng khiến con thuyền để “bàn quân sự” giờ đây vụt biến thành con thuyền thơ đầy ảo mộng. Hình ảnh dường như đã lay động tâm hồn nhà thơ. Khi công việc nước đã xong xuôi, Người mới có thời gian ngắm nhìn thiên nhiên bằng một trái tim say mê nhất. Cảnh tượng thiên nhiên khiến tâm hồn thi sĩ rung động, bồi hồi.

Như vậy, bài thơ “Rằm tháng giêng” đã bộc lộ được tình yêu thiên nhiên cũng như lòng yêu nước sâu sắc của nhà thơ. Đồng thời, qua đó Bác cũng gửi gắm một niềm tin chiến thắng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.