K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2017

1. Nguyên nhân sâu xa.

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.

2. Nguyên nhân trực tiếp.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.

- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.

- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.

- Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.

Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.

2 tháng 12 2017

1. Nguyên nhân sâu xa. - Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa. - Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề...)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để "phục thù".

2. Nguyên nhân trực tiếp. - Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt ...

7 tháng 4 2018

a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

   - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

   - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.

   - Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

   b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

   * Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác.

   * Chứng minh nhận định

   - Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít. 

   + Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít). 

   + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng. 

   - Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 

    => Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này. 

30 tháng 11 2017

-Vì nhận thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô, Hít-Le quyết định tấn công các nước Châu Âu trước.

-Nguyên nhân sâu xa: là do những mâu thuẫn mới về quyền lợi, thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm gay gắt.

-Nguyên nhân trực tiếp: Hình thành hai khối đối địch: khối phát xít gồm Đức-Italia-Nhật Bản và khối Anh-Pháp-Mĩ.

Các nước lớn có trách nhiệm ngăn những cuộc chiến tranh và tránh những cuộc chiến tranh đó lan đến các nước nhỏ.

5 tháng 12 2017

-Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đc tiến hành từ thời gian nào ?

14 tháng 9 2023

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu:

+ Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882

+ Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.

\(\Rightarrow\) Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

* Nguyên nhân trực tiếp

- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng trong những năm 1912 - 1913 đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Lợi dụng sự kiện: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi, giới cầm Áo - Hung đã tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),..

\(\Rightarrow\) Đầu tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu:

+ Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882

+ Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.

=> Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

* Nguyên nhân trực tiếp

- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng trong những năm 1912 - 1913 đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Lợi dụng sự kiện: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi, giới cầm Áo - Hung đã tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),..

=> Đầu tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

7 tháng 12 2017

Đáp án B

5 tháng 9 2019

* Nguyên nhân sâu xa

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước. 

- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt. 

- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới. 

* Duyên cớ

- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh. 

b. Từ những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại nhiều hậu quả nặng nề:

+ Khoảng 1.5 tỷ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương. 

+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống... bị phá hủy. 

+ Chi phí cho chiến tranh của các nước đế quốc tham chiến lên tới 85 tỉ USD. 

* Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình

- Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ độc lập, hòa bình của đất nước,… 

- Tích cực tham gia những phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương, cũng như cả nước và quốc tế,… 

Ví dụ: tham gia vào cuộc thi UPU quốc tế lần thứ 47 (năm 2018) với đề tài chống chiến tranh,…

3 tháng 1 2019

Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, nhưng các nướcMĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc chiến tranh.

- Vì thái độ cụ thể của các nước này: + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo "chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu, không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.

+ Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản, nênkhông liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xítđể đổi lấy hoà bình.

+ Tại Hội nghị Muyních (9-1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và Phápđã kí một hiệp định trao vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức, để đổi lấy sự cam kết củaHítle về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.

- Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít (phe trục), các nước Mĩ, Anh và Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa còn có hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít

11 tháng 10 2019

Đáp án A

2 tháng 11 2019

Đáp án B

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “trẻ” (Anh, Pháp) và đế quốc “già” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) về vấn đè thuộc địa. Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập nhưng không giải quyết triệt để vấn đề thuộc địa. Mâu thuẫn này vẫn còn tồn tại giữa các nước đế quốc. Tiếp đó, một cuộc chiến tranh thế giới mới lại tiếp tục nổ ta đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

=> Nguyên nhân sâu xa chung của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai là do sự mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa