K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2017

Hỏi đáp Sinh học

23 tháng 10 2017

- Chức năng dinh dưỡng.
Máu mang trong mình toàn bộ các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Các chất dinh dưỡng được đưa từ ngoài vào qua đường tiêu hoá. Ngoài ra bạch cầu còn vào lòng ống tiêu hoá nhận các chất dinh dưỡng theo kiểu "ẩm bào" và "thực bào", rồi lại vào lòng mạch mang thêm một phần các chất dinh dưỡng cho máu.
- Chức năng bảo vệ.
Máu có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào và cơ chế miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào. Máu cũng có khả năng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu có chảy máu.
- Chức năng hô hấp.
Máu mang 0xy từ phổi tới tế bào và mô, đồng thời máu mang cacbonic từ tế bào và mô tới phổi.
- Chức năng đào thải.
Máu mang các chất sau chuyển hoá, chất độc, chất lạ tới các cơ quan đào thải (thận, bộ máy tiêu hoá, phổi, da ) để thải ra ngoài.
- Chức năng điều hoà thân nhiệt.
Máu mang nhiệt ở phần "lõi" của cơ thể ra ngoài để thải vào môi - Chức năng điều hoà các chức phận cơ thể.
Bằng sự điều hoà tính hằng định nội môi, máu đã tham gia vào điều hoà toàn bộ các chức phận cơ thể bằng cơ chế thần kinh và thần kinh - thể dịch.

25 tháng 11 2021

Tham khảo:

chức năng sinh lí yếu của máu là 

-chức năng hô hấp:máu vận chuyển khí ôxi từ phổi đến tế bào và khí cacbonnic từ mô đến phổi và khí cacbonnic từ phổi ra ngoài môi trường

-chức năng dinh dưỡng máu vận chuyển các chất dinh hưỡng từ ruột non đến các tế bào cung cấp nguyên liệu cho tế bào nói riêng và cơ thể nói chung

-chức năng bài tiết:máu vận chuyển các sản phẩm tạo ra từ quá trinh trao đổi chất như urê , axit uric ... đến thận tuyến mồ hôi để bài tiết ra ngoài

-chức năng điiều hòa thân nhiệt cơ thể :máu mang nhiệt độ cao từ các cơ quan cơ thể đến da,phổi,bóng đâí để thải ra ngoài

-chức năng bảo vệ cơ thể : máu chúa bạch cầu bảo vệ cơ thể bởi các cơ chế sự thực bào,tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên, tiết prôtêin đặc bhiệu phá hủy các tế bào bị nhiễm 

-chức năng điều hòa sự cân bằng nội môi : máu đảm bảo sự cân bằng nước,độ PH và áp suất thẩm thấu cơ thể

-máu đảm bảo tính thông nhất hoạt động của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể

25 tháng 11 2021

TK:

CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA MÁU. ... Máu có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào và cơ chế miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào. Máu cũng có khả năng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu có chảy máu.

21 tháng 12 2021

Tham khảo

 

- Dựa vào hình:

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5). 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).

- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.

 

21 tháng 12 2021

Các cơ quan trong hệ hô hấp: - Đường dẫn khí: + Mũi: Có nhiều lông mũi, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lớp mao mạch dày đặc. + Họng: Có tuyến amidan và tuyến VA chứa nhiều tế bào limpho. + Thanh quản: Có nắp thanh quản có thể cử động để đậy kín đường hô hấp. + Khí quản: - Cấu tạo bởi 15 – 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục. + Phế quản: Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản là nơi tiếp xúc cá phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ. -> Chức năng: Dẫn khí vào ra, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào và bảo vệ phổi. - Hai lá phổi: Lá phổi phải có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy. Đặc điểm: + Bao ngoài 2 là phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch. + Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng lưới mao mạch dày đặc. -> Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài.Tham khảo

Câu 2

 

Khái niệm hô hấp

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

+ Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường

+ Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu

+ Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu

Ý nghĩa của hô hấp: Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể

Các thực nghiệm khoa học ngày nay đã làm sáng tỏ cơ chế của hiện tượng trên : Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng. Sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng trong cơ thể có liên quan với O2 và CO2 (sơ đồ sau).


 

Câu 3

Những biến đổi của thức ăn trong khoang miệng :

- Biến đổi vật lý : Nhờ có hoạt động phối hợp của răng , lưỡi , các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng thành thức ăn mềm , nhuyễn , thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt .

- Biến đổi hóa học : hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ .

Trình bày các thành phần cấu tạo của máu và chức năng các thành phần đó ?

- Gồm : Hồng cầu , bạch cầu ,tiểu cầu ,huyết tương.

- Chức năng : 

+ Hồng cầu : vận chuyển khí \(O_2\) từ phổi đến các mô và nhận lại khí \(CO_2\) từ các mô trở về phổi để thải bỏ.

+ Bạch cầu : tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

+ Tiểu cầu : Làm đông máu , ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm trẻ hóa tế bào nội mạc.

+ Huyết tương : vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể, như glucose, sắt, O, hormon, protein...

30 tháng 10 2021

Trình bày các thành phần cấu tạo của máu và chức năng các thành phần đó ?

- Gồm : Hồng cầu , bạch cầu ,tiểu cầu ,huyết tương.

- Chức năng : 

+ Hồng cầu : vận chuyển khí O2O2 từ phổi đến các mô và nhận lại khí CO2CO2 từ các mô trở về phổi để thải bỏ.

+ Bạch cầu : tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

+ Tiểu cầu : Làm đông máu , ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm trẻ hóa tế bào nội mạc.

+ Huyết tương : vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể, như glucose, sắt, O, hormon, protein...

TL
10 tháng 11 2021

* Chức năng các thành phần của máu :

_Máu gồm:
+Các tế bào máu (chiếm 45% thể tích) và có -hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu
+Huyết tương(chiếm 55% thể tích)
và có nước (90%),protein,lipit,glucose,vitamin,muối khoáng,chất tiết,chất thải
_Chức năng của các thành phần:
+Hồng cầu:thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào
+Bạch cầu:có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh
+Tiểu cầu:đễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu
+Huyết tương:duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan

* Cơ chế đông máu :

Cơ chế đông máu: Khi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu vỡ ra giải phóng enzim biến đổi chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông, ngăn không cho máu tiếp tục chảy ra nữa.

10 tháng 11 2021

tham khaor

1) _Máu gồm:
+Các tế bào máu (chiếm 45% thể tích) và có -hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu
+Huyết tương(chiếm 55% thể tích)
và có nước (90%),protein,lipit,glucose,vitamin,muối khoáng,chất tiết,chất thải
_Chức năng của các thành phần:
+Hồng cầu:thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào
+Bạch cầu:có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh
+Tiểu cầu:đễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu
+Huyết tương:duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan

29 tháng 11 2021

Tham khảo

 Máu gồm có 2 thành phần chính:

- Huyết tương ( nguyên liệu quan trọng của cơ thể như glucose, sắt, oxy, hormon, protein….đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, huyết tương sẽ giúp loại bỏ những chất thải từ các tế bào ra khỏi cơ thể)

- Các tế bào máu (gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu)

Có 3 loại tế bào máu:

a. Tế bào hồng cầu: màu đỏ, hình đĩa, không nhân.

Chức năng: vận chuyển khí oxi và cacbonic 

b. Tế bào bạch cầu: gồm 5 loại: bạch cầu lim phô, bạch cầu mônô, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit và bạch cầu trung tính.

Chức năng: tham gia vào hoạt động miễn dịch của cơ thể 

c. Tế bào tiểu cầu: kích thước bé, là những mảnh vụn có nguồn gốc từ tế bào sinh tiểu cầu.

Chức năng: tham gia vào quá trình đông máu

29 tháng 11 2021

TK

 Máu gồm có 2 thành phần chính:

- Huyết tương (chiếm khoảng 55% về thể tích): thành phần chính là nước, chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, chất thải (urê, axit uric…)… 

Chức năng: cung cấp nước, khoáng, vitamin và các chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào trong cơ thể đồng thời vận chuyển các chất thải ra khỏi tế bào sau quá trình trao đổi chất. 

- Các tế bào máu (chiếm khoảng 45% về thể tích)

Có 3 loại tế bào máu:

a. Tế bào hồng cầu: màu đỏ, hình đĩa, không nhân.

Chức năng: vận chuyển khí oxi và cacbonic 

b. Tế bào bạch cầu: gồm 5 loại: bạch cầu lim phô, bạch cầu mônô, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit và bạch cầu trung tính.

Chức năng: tham gia vào hoạt động miễn dịch của cơ thể 

c. Tế bào tiểu cầu: kích thước bé, là những mảnh vụn có nguồn gốc từ tế bào sinh tiểu cầu.

Chức năng: tham gia vào quá trình đông máu

25 tháng 11 2021

Câu 2:Trình bày cấu tạo và chức năng của bộ xương người - Nguyễn Minh Minh

27 tháng 11 2021

Tham khảo:

Máu người có thành phần huyết tương chiếm khoảng 55% huyết tương, và 90% thành phần của huyết tương là nước. 10% còn lại bao gồm các chất khoáng, hormone, điện giải, chất thải và các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nó cũng chứa các chất khí hòa tan như Oxy, Cacbonic và Nitơ.

27 tháng 11 2021

Tham khảo:

Máu người có thành phần huyết tương chiếm khoảng 55% huyết tương, và 90% thành phần của huyết tương là nước. 10% còn lại bao gồm các chất khoáng, hormone, điện giải, chất thải và các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nó cũng chứa các chất khí hòa tan như Oxy, Cacbonic và Nitơ.

 1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế bào?2. Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và nêu chức năng của chúng?3. Bộ xương người chia làm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào?4. Mô tả cấu tạo của một xương dài ? Trình bày cơ chế lớn lên và dài ra của xương? 5. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?6. Nêu thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của...
Đọc tiếp

 

1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế bào?

2. Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và nêu chức năng của chúng?

3. Bộ xương người chia làm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào?

4. Mô tả cấu tạo của một xương dài ? Trình bày cơ chế lớn lên và dài ra của xương? 

5. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?

6. Nêu thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của huyết tương và hồng cầu là gì?

7. Trình bày sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?

8. Trình bày cấu tạo và chức năng của tim người?

9. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không cần nghỉ ngơi?

10. Trình bày sự trao đổi khí ớ phổi và ở tế bào? Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào? Ý nghỉa của hô hấp?

11. Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng?  Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa ?

12. Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?

=============  Giúp hộ em các bác ơi . Mấy câu cũng đc ko cần giải hết.

 

0
24 tháng 7 2023

- Buồng trứng: Sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ.

- Ống dẫn trứng: Đón trứng. Là nơi diễn ra sự thụ tinh. Vận chuyên trứng hoặc hợp tử xuống tử cung.

- Âm đạo: Có tuyết tiết ra chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Tiếp nhận thụ tinh. Là đường ra của trẻ khi sinh.

- Tử cung: Tiếp nhận trứng hoặc hợp tử. Nuôi dưỡng phôi thai.

- Âm hộ: Bảo vệ cơ quan sinh dục.