K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 8 2023

Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin trình bày bài thảo thảo luận hôm nay về vấn đề sau: Từ truyện Chí Phèo (Nam Cao), em hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người. 

Chúng ta vẫn nhắc đến Chí Phèo như một truyện ngắn xuất sắc nhất của tài năng nghệ thuật Nam Cao. Cũng từ sáng tác này, chúng ta còn được chứng kiến một điều kì diệu trong cuộc sống - sức mạnh của tình yêu thương con người.

Chí Phèo từng là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Vốn là người thật thà, tốt tính đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Thế nhưng vì sự ghen tuông vô lí của mình, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy, tám năm sau Chí Phèo ra tù nhưng giờ đây hắn không còn là con người như trước. Hắn tìm đến nhà Bá Kiến để trả thù. Hắn trở thành một tên lưu manh, biến chất. Từ cái dáng hình đáng sợ: “trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết. Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những vết chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế, trông gớm chết...”. Đến cách ăn vạ thật đáng sợ: lấy mảnh chai vỡ mà cào vào mặt, vừa cào vừa lăn lộn. Từ một thằng lưu manh, chế độ phong kiến mà đại diện là Bá Kiến đã hoàn thành nốt quá trình tha hoá để biến Chí thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cùng với những chuỗi ngày dài chìm trong men say là những ngày hẳn đã phá đi biết bao ngôi nhà, làm chảy máu và nước mắt của biết bao người lương thiện. Hắn làm tất cả những việc đó trong khi say, hắn không nhận thức được rằng mình đang trượt dài xuống vực thẳm và người ta đang lảng tránh hắn như lảng tránh một con vật đáng sợ nào đó. 

Đọc những trang đầu của Chí Phèo, khó có thể hình dung được sẽ có lúc nhân vật chính của truyện - một con người bao nhiêu năm đắm mình trong men rượu, con qủy dữ của làng Vũ Đại lại có thể thức tỉnh cả phần xác và linh hồn. Khó hình dung hơn nữa khi Chí được đánh thức bởi một mụ đàn bà xấu ma chê quỷ hờn. Và không thể tin nổi khi chính người đàn bà xấu xí ấy lại mang trong mình lòng tốt bình thường mà cả làng Vũ Đại không ai khác có được. Bát cháo hành nóng hổi với những cử chỉ, lời nói thô vụng của thị Nở đã đánh thức trong Chí phần “Người” lương thiện bị vùi lấp lâu nay. Không thể ngờ con người mới hôm qua còn đi đốt nhà, bắt vật, rạch mặt ăn vạ lại có thể tỉnh táo nhận ra nhịp sống thường ngày, có thể khóc, có thể sống dậy những cảm xúc tê dại bấy lâu nay, có thể yêu và khao khát được trở lại cuộc sống lương thiện. Điều đáng nói hơn, đánh thức Chí không phải là sức mạnh của quyền lực từ bá Kiến, cũng không phải là sức mạnh được mang đến từ những người dân làng Vũ Đại mà là lòng yêu thương ngây thơ, thuần phác trong con người Thị.
Thực ra không phải đến Nam Cao, sức mạnh của tình yêu thương con người mới được khai phá. Trước ông, văn học thế giới đã có V. Hugo - nhà văn lãng mạn bậc nhất của Pháp thế kỉ XIX viết hàng loạt các tiểu thuyết ngợi ca lòng thương yêu giữa con người với con người. Tuy nhiên, phải thấy rằng Nam Cao đã nhìn nhận vấn đề đó bằng nhãn quan hiện thực sắc bén và chính điều đó khiến chúng ta tin tưởng rằng sức mạnh của tình yêu thương con người là sức mạnh hiện hữu giữa cuộc đời thực.

Từ câu chuyện thức tỉnh của Chí Phèo, có thể thấy tình yêu thương giữa người với người là sức mạnh có khả năng cảm hoá, giáo dục con người một cách nhanh chóng, mạnh mẽ. Trong thực tế cuộc sống, nhiều lần chúng ta đã bắt gặp sức mạnh đó, ở người thầy hết lòng yêu thương học trò, dù đó là đứa học trò ngỗ ngược, ở người cảnh sát trại giam luôn cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ các phạm nhân cải tạo. Tình cảm yêu thương chân thành đã lay động và kêu gọi thức tỉnh phần lương tri bị vùi khuất phía sau bao tội lỗi, cứu vớt bao con người khỏi sa xuống vực thẳm đau thương. Tình yêu thương đưa thế giới này thoát khỏi bao thảm họa diệt chủng, ươm lại trong con người niềm tin vào tương lai tươi sáng. Có nhiều cách để giành lại hạnh phúc, công bằng cho con người nhưng nếu yêu thương có thể hàn gắn mọi đau thương, xoá mờ mọi tội lỗi thì tại sao chúng ta không nhân nó lên trong mọi trái tim, không phát huy sức mạnh của nó? Có thể làm được điều đó lắm chứ!

Nhà thơ Tố Hữu từng viết rằng: Có gì đẹp trên đời hơn thế?Người yêu người, sống để yêu nhau.
Tồn tại và ngày càng phát triển - đó là quy luật của sự sống. Để phát triển, trong cuộc chiến giữa chính và tà, những thế lực phi nghĩa sẽ phổi đầu hàng trước sức mạnh chính nghĩa. Dìm con người chìm đắm trong khổ đau là bóng tối, cái ác. Vậy thì kéo con người lên khỏi bờ vực, đưa con người ra ánh sáng, lương thiện phải là tình yêu thương. Như vậy, sự tồn tại của tình yêu thương, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người là tất yếu, là vô địch. Chúng ta có quyền tin vào sự trường tồn mãi mãi của sức mạnh này. Chừng nào con người còn tồn tại, chừng đó tình yêu thương còn nồng nàn.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý để bài thảo luận được hoàn thiện hơn. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Đề 1:

Con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau. Trong đó, dù ở bất cứ thời đại nào thì chúng ta cũng cần sống với tình yêu thương. Hiểu được điều đó, người nghệ sĩ đã để cho các nhân vật sống với tình yêu thương của mình. Nam Cao với “Chí Phèo” đã giúp người đọc hiểu được sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.

Chí Phèo và Thị Nở đều là những con người khốn khổ dưới đáy xã hội, họ là nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến thối nát, phải chịu những định kiến khắc nghiệt. Tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo diễn ra thật tự nhiên, họ nhìn thấy ở nhau những giá trị tốt đẹp mà định kiến của người dân làng Vũ Đại không thể trông thấy. Tình yêu đã làm cho Chí nhận ra giá trị của cuộc sống, nhận ra sự quan tâm của Thị Nở và muốn làm một người tử tế. Tình yêu đã khiến Thị Nở biết thẹn, biết quan tâm đến Chí. Từ hai cuộc đời, hai thân phận khiếm khuyết, hai trí tuệ mông muội tăm tối của Chí Phèo - Thị Nở, Nam Cao đã để cho họ kết hợp lại như một sự liên kết hoàn hảo để tạo ra một con người mới thống nhất trong sự bừng nở trở lại của một trí tuệ minh triết. Sức mạnh của tình yêu thật kì diệu!

Ta như nhận thấy được rằng, chắc chính mỗi người chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi biết bao nhiêu. Ta dường như cũng lại nhận thấy được cũng chính là người thân yêu mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương cũng được hiểu đó chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi con người chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ thân yêu của chúng ta. Không những thế ta như cũng nhận thấy được cũng chính trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Điều này cũng có thể nhận thấy được rằng chính con người chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm như thật khăng khít đó để có thể mà dành cho nhau.

Tình yêu thương thực sự nó được ví như thật giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa sao cho tường tận được. Ta như nhận thấy được tình yêu thương thực sự trừu tượng đến mức khó hiểu. Tình yêu thương đơn giản đó cũng chính là khi chúng ta mà nhìn đứa trẻ mồ côi như đang lặng lẽ nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn. Và làm sao ta có thể không động lòng khi chúng ta nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán và của cải bị mất mát. Ta như nhận thấy được cũng chính vì tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt qua nhanh chóng. Còn có những người luôn cố gắng cho đi mà không bao giờ nghĩ nhận lại cho riêng mình cả.

Có ai đó đã từng nói rằng “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà nơi lạnh nhất là nơi thiếu tình thương”. Thực sự đây là một câu nói rất ý nghĩa. Tình thương như có thể giúp cho con người chúng ta xua đi mọi những u tối trong cuộc đời. Thay vào đó cũng chính là những tia sáng ấm áp của tình thương.

Thật tuyệt vời biết bao nhiêu vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi ngày trong mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẽ cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống sẽ thật đẹp biết bao nhiêu khi có tình thương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Đề 2:

Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông khám phá thiên nhiên trên phương diện thẩm mỹ, khám phá con người trên phương diện tài hoa nghệ sĩ. Vận dụng điều đó, nhà văn đã viết tác phẩm “Chữ người tử tù”, văn bản đã gợi cho người đọc những suy nghĩ về cái “đẹp” và cái “thiện” trong cuộc sống.

Con người và những vẻ đẹp Người bao giờ cũng là trung tâm cảm hứng của văn học lãng mạn, chữ của Huấn Cao thực chất là sự lí giải một góc tâm hồn Huấn Cao, là lời ca tụng cái đẹp Con Người trong hoàn cảnh tưởng chừng chỉ tồn tại những điều xấu xa. Xem Huấn Cao là nhân vật đại diện cho cái Tài – cái Đẹp – cái Thiên Lương theo quan niệm Nguyễn Tuân cũng cần phải xét đến vai trò của viên quản ngục và thầy thơ lại. Bởi, cái đẹp chỉ thật sự có ý nghĩa khi có người biết thưởng thức. Đó cũng là một khía cạnh chủ đề của tác phẩm mà nhà văn muốn thông qua những nhân vật của mình phát biểu. Sẽ không ai biết đến Huấn Cao vào những thời khắc khốc liệt nhất của đời ông nếu như không có những người như quản ngục, thơ lại. Hai nhân vật này cùng Huấn Cao làm nên “ba đốm sáng đặc biệt” trên nền hiện thực tăm tối. Từ đó, gợi cho người đọc suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái “đẹp” và cái “thiện” trong cuộc sống.

Cái đẹp là biểu trưng cho một giá trị, đáp ứng nhu cầu khát vọng sống của con người, đem lại cho con người cảm xúc tích cực và thôi thúc con người sáng tạo. Cái đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó phản ánh và đánh giá những hiện tượng của hiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người một cảm giác khoái lạc về mặt thẩm mỹ biểu hiện dưới hình thức cảm tính đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện xem chúng là những hiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất. Cái đẹp hiện ra thiên hình vạn trạng với tính chất khác nhau. Nghệ thuật là nơi tập trung cao nhất mối quan hệ của con người đối với hiện thực. Nếu con người bao giờ cũng sáng tạo theo quy luật của cái đẹp thì nghệ thuật chính là nơi tập trung cao nhất của quy luật này. Mặt khác, cái gì đẹp thì luôn luôn gắn liền với cái tốt, cái thiện (do đó mà chúng ta thường gắn liền thành hai chữ ‘tốt đẹp’).

Theo nghĩa triết học, Thiện là “điều tốt về phạm vi đạo đức, là lý tưởng thỏa mãn ý chí con người, cũng như chân thỏa mãn lý trí và mỹ, thỏa mãn tình cảm”. Mạnh tử thì cho rằng “Ai cũng có lòng thương người… Nếu thình lình thấy một đứa nhỏ sắp ngã xuống giếng, ai cũng có lòng bồn chồn thương xót”. Đó là minh chứng cho một trong tứ đoan (mầm thiện) gồm: lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thị phi.

Cuộc sống luôn gắn liền buộc chặt cái đẹp và cái thiện. Nếu thiếu đi một trong hai cuộc sống sẽ dần trở nên vô nghĩa. Mỗi người cần phải khám phá cuộc sống bằng con mắt thẩm mỹ và trái tim rung cảm với đời.

Trong văn học, cái đẹp và cái thiện cũng luôn đi liền với nhau. Một trong những nhiệm vụ của nhà văn, nhà thơ là tái hiện lại cuộc sống vào trang sách, phát hiện cái đẹp và thâm nhập những mảnh đời. Bởi “văn học luôn gắn liền với cái đẹp và cái thiện”. Nhờ đó ta tìm ra chân lý, cho ta lòng yêu cuộc sống và biết đồng cảm, yêu thương. Nói như Gamzatov thì nhà thơ, nhà văn đã góp phần nuôi dưỡng cái đẹp trong mỗi chúng ta, làm nên diện mạo đẹp đẽ của thế giới. “Tuy nhiên, nhiều tác phẩm văn học lại miêu tả cái xấu, cái ác”.

Tóm lại, chúng ta không thể tách rời cái đẹp và cái thiện. Bởi “suy cho cùng cái đẹp là đứa con ruột của đời sống. Hư vô tuyệt đối không có gạch đá và vôi vữa, không có hạnh phúc lẫn bi ai, thì lấy gì để mà làm chất liệu tạo hình nên cái gọi là “Cái đẹp”?”(Miên Di).

12 tháng 11 2017

Nhân vật Huấn Cao:

- Hình tượng nhân vật Huấn Cao có tính cuốn hút về nhân cách, tài năng, khí phách anh hùng ngang tàng, một con người mang nét đẹp của khí chất ngang tàng

- Con người sống hiên ngang, đầy tự trọng

+ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ

+ Những người chọc trời quấy nước chỉ đếm trên đầu ngón tay

- Chí lớn không thành, coi thường cái chết, cường quyền

+ Chống lại triều đình, bị bắt giam nhưng không hề sợ cái chết

+ Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng

- Khinh bỉ kẻ đại diện cho cường quyền

+ Khí phách hiên ngang giữa ngục tù

+ Khinh bỉ những kẻ cầm quyền thị oai, tàn nhẫn

- Là người yêu cái đẹp, tạo ra cái đẹp

+ Tài hoa khi viết thư pháp

+ Dành sự tài hoa cho người tri kỉ

- Hình ảnh cao đẹp, uy nghi của Huấn Cao khi cho chữ quản ngục

+ Viết chữ vốn thanh cao

+ Hình ảnh kì vĩ của người tù đeo gông, chân vướng xiềng xích tô đậm nét chữ >< hình ảnh co ro của thầy thơ lại, run run bưng chậu mực khúm núm, tay vái tạ

⇒ Hình tượng Huấn Cao phản ánh tư tưởng nghệ thuật của tác giả về cái đẹp: thiên lương cao cả tỏa sáng chính nơi bóng tối và cái ác ngự trị.

22 tháng 10 2016

Tình bạn là tình cảm thiêng liêng của con người trong xã hội. Ngoài tình cảm gia đình thì tình bạn là thứ tình cảm quan trọng, có sức ảnh hưởng và nâng đỡ mỗi chúng ta trên đường đời. Trong cuộc sống, không ai là không có bạn cả. Người nào càng có nhiều bạn bè thì người đó càng hạnh phúc và có cơ hội thành đạt cao. Các cụ có câu:”Giàu vì bạn, sang vì vợ” là ở lẽ đó.Người bạn hèn nhát là người sẽ đến bên ta khi ta thành công và bỏ mặc ta khi ta lâm vào nguy khó (khi ta thành công, có quá nhiều"bạn" chúng ta ko thể phân biệt rõ ràng được)
- Kẻ thù là người mà chúng ta luôn phòng bị và sẵn sàng chiến đấu với
=> Chúng ta luôn đề phòng kẻ thù vì trước mặt chúng ta, họ đã thể hiện rõ bản chất còn với những người bạn hèn nhát thì ko. Chúng ta ko những ko đề phòng mà luôn tin tưởng ở họ => Chúng ta dễ dàng gặp thất bại một khi những người bạn hèn nhát kia bán đứng chúng ta

22 tháng 10 2016

Tình bạn là tình cảm thiêng liêng của con người trong xã hội. Ngoài tình cảm gia đình thì tình bạn là thứ tình cảm quan trọng, có sức ảnh hưởng và nâng đỡ mỗi chúng ta trên đường đời. Trong cuộc sống, không ai là không có bạn cả. Người nào càng có nhiều bạn bè thì người đó càng hạnh phúc và có cơ hội thành đạt cao. Các cụ có câu:”Giàu vì bạn, sang vì vợ” là ở lẽ đó.Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có hạnh phúc khác chăng nữa.Hãy mang lại hạnh phúc cho người khác, bạn sẽ hưởng hạnh phúc. Hãy mang lại sự bình an cho người khác bạn sẽ hưởng sự bình an. Mang lại sự đau khổ cho người khác, bạn sẽ nhận lại sự đau khổ.Đừng bao giờ thổ lộ hết với bạn bè vì có ngày họ có thể biến thành thù nên nhân đó sẽ hại anh. Cũng đừng bao giờ đối xử tàn tệ với kẻ thù đến độ họ không thể trở thành bạn anh vào một ngày nào đó.

12 tháng 1 2022

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, em đã cảm nhận được sự yêu thương, tình cảm vô giá mà bố mẹ dành cho em. Không những thế, khi đến tuổi đi học, em lại được đón nhận một tình cảm đáng quý từ thầy cô. Thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai của em.
Bây giờ em đã là học sinh lớp 5- lớp cuối cấp, cũng là lớp lớn nhất trường. Trong suốt hơn bốn năm học, em đã gặp gỡ biết bao thầy cô giáo nhưng không hiểu sao lúc nào trong tâm trí em cũng hiển hiện hình ảnh của cô hiệu phó. Cô tên là Trần Thị Ngọc Ngân. Cô có dáng người cao, thân hình thon thả cùng với mái tóc ngắn bồng bềnh, óng mượt. Đôi mắt của cô trìu mến nhìn chúng em cùng với nụ cười tỏa nắng. Làn da của cô trắng, mịn màng rất đẹp.
Ở câu lạc bộ năng khiếu, cô là người dạy chúng em phân môn Luyện từ và câu và Cảm thụ văn học. Mỗi khi cô giảng bài, em rất thích thú vì được nghe giọng nói truyền cảm, trầm ấm của cô. Những buổi sáng thứ hai đầu tuần, cô đến trường với bộ áo dài thướt tha. Đứng trên bục lễ đài, cô nhận xét kĩ lưỡng tình hình trường lớp trong tuần rồi ân cần dặn dò, chỉ bảo chúng em từng li từng tí với ánh mắt, cử chỉ đầy tình cảm thân thương. Cô như là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ đất Việt.
Em rất yêu cô. Em và các bạn cố gắng làm cho cô vui lòng, mong muốn để lại cho cô những ấn tượng đặc biệt trước khi lên cấp hai.
Đối với em, niềm hạnh phúc lớn là được cắp sách đến trường, được sống trong vòng tay ấm áp của các thầy cô và nhất là được nghe những lời khuyên bảo, giảng dạy ngọt ngào của cô. Em sẽ luôn trân trọng tình cảm đáng quý đó và sẽ không làm điều gì để cô phải phiền lòng.
Không chỉ riêng cô, tất cả các thầy cô trong mái trường mến yêu này đều là những người cha, người mẹ thứ hai của em. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ cho chúng em bay xa, bay cao đến một tương lai tươi sáng. Thầy cô như những người lái đò, đưa từng thế hệ học sinh cập bến bờ tri thức vô tận. Chúng em sẽ luôn nỗ lực học tập và rèn luyện đạo đức, không để những nỗi thất vọng hiện lên khuôn mặt của các thầy cô.

12 tháng 1 2022

cho mình hỏi cái bài này có đúng với cái yêu cầu người thắp lên ngọn lửa linh hồn không vậy

20 tháng 1 2021

 

 

A. GIẢI THÍCH

1. Tiền bạc mua được tất cả

Trong xã hội, các giá trị được lưu hành qua sự trao đổi thì đôi khi đồng tiền có thể nói là có sức mạnh vạn năng.

-     Tiền là thước đo giá trị sản phẩm và cũng là thước đo sức mạnh, thế lực của con người.

-     Tiền là phương tiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong đời sống thường ngày.

-     Nếu được đầu tư đúng, tiền bạc sẽ tạo điều kiện phát triển về mọi mặt: văn hóa, trí tuệ, giao tiếp xã hội, làm tăng uy tín của con người

2. Tiền bạc không mua được hạnh phúc

-     Hạnh phúc đích thực không thể là một sản phẩm để mua bán. Hạnh phúc chân chính phải xuất phát từ nỗ lực cá nhân, được nảy nở từ lòng nhân ái, được nuôi dưỡng từ tình yêu thương.

-     Hạnh phúc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hạnh phúc trong tình yêu gia đình, bạn bè, hạnh phúc trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày và hạnh phúc là đấu tranh (Các Mác). Như vậy hạnh phúc đúng nghĩa được xây dựng trên những giá trị mang ý nghĩa tinh thần cao quý, có tính tự nguyện, không thể ép buộc để trao đổi.

-     Cho nên, hạnh phúc không thể mua được bằng tiền bạc. “Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc, mà chỉ góp phần vào hạnh phúc” như một câu châm ngôn phương Tây khẳng định.

B. BÀN LUẬN

1. Cần thấy được tính hai mặt của đồng tiền.

-     Mặt tích cực là đồng tiền làm cho cuộc sống thêm phong phú, kích thích sự sáng tạo, nỗ lực cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống. Đồng tiền cũng là thước đo năng suất lao động, thể hiện trình độ lao động của con người.

-     Mặt tiêu cực là nếu lấy đồng tiền làm mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho tiền bạc, cuộc sống rơi dần vào bi kịch và có thể mất dần nhân tính, trở nên xấu xa, tàn bạo.

2. Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào sự giàu nghèo, tiền bạc nhưng tuyệt nhiên không phải cứ có tiền là có hạnh phúc và ngược lại, không hẳn người nghèo không có hạnh phúc bằng kẻ giàu có.

Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cố gắng lao động, vươn lên làm giàu một cách chính đáng cho mình và cho xã hội để bản thân và mọi người có điều kiện sống hạnh phúc. Nhưng quan trọng hơn là ta cần phải tạo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

C. BÀI HỌC

1. Hạnh phúc là một báu vật do con người tạo nên, không thể mua bán. Cho nên ước vọng lớn nhất của con người là xây dựng được cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Ta cần ý thức sâu sắc mối quan hệ giữa đồng tiền và hạnh phúc: tiền bạc chỉ là một phương tiện góp phần tăng thêm hạnh phúc, chứ không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của cuộc đời.

2. Cuộc sống có ý nghĩa đích thực là cuộc sống có đời sống tinh thần phong phú, có khát vọng sáng tạo và cống hiến cho đời, có tình cảm nhân ái, hài hòa về vật chất và tinh thần.

20 tháng 1 2021

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc.

II. Thân bài:

* Giải thích:

- Tiền bạc mua được tất cả

+ Trong xã hội, các giá trị được lưu hành qua sự trao đổi thì đôi khi đồng tiền có thể nói là có sức mạnh vạn năng.

+ Tiền là thước đo giá trị sản phẩm và cũng là thước đo sức mạnh, thế lực của con người.

+ Tiền là phương tiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong đời sống thường ngày.

+ Nếu được đầu tư đúng, tiền bạc sẽ tạo điều kiện phát triển về mọi mặt: văn hóa, trí tuệ, giao tiếp xã hội, làm tăng uy tín của con người

- Tiền bạc không mua được hạnh phúc

+ Hạnh phúc đích thực không thể là một sản phẩm để mua bán. Hạnh phúc chân chính phải xuất phát từ nỗ lực cá nhân, được nảy nở từ lòng nhân ái, được nuôi dưỡng từ tình yêu thương.

+ Hạnh phúc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hạnh phúc trong tình yêu gia đình, bạn bè, hạnh phúc trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày và hạnh phúc là đấu tranh (Các Mác). Như vậy hạnh phúc đúng nghĩa được xây dựng trên những giá trị mang ý nghĩa tinh thần cao quý, có tính tự nguyện, không thể ép buộc để trao đổi.

+ Cho nên, hạnh phúc không thể mua được bằng tiền bạc. “Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc, mà chỉ góp phần vào hạnh phúc” như một câu châm ngôn phương Tây khẳng định.

* Bàn luận:

- Mặt tích cực là đồng tiền làm cho cuộc sống thêm phong phú, kích thích sự sáng tạo, nỗ lực cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống. Đồng tiền cũng là thước đo năng suất lao động, thể hiện trình độ lao động của con người.

- Mặt tiêu cực là nếu lấy đồng tiền làm mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho tiền bạc, cuộc sống rơi dần vào bi kịch và có thể mất dần nhân tính, trở nên xấu xa, tàn bạo.

- Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào sự giàu nghèo, tiền bạc nhưng tuyệt nhiên không phải cứ có tiền là có hạnh phúc và ngược lại, không hẳn người nghèo không có hạnh phúc bằng kẻ giàu có.

- Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cố gắng lao động, vươn lên làm giàu một cách chính đáng cho mình và cho xã hội để bản thân và mọi người có điều kiện sống hạnh phúc. Nhưng quan trọng hơn là ta cần phải tạo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

* Bài học:

- Hạnh phúc là một báu vật do con người tạo nên, không thể mua bán. Cho nên ước vọng lớn nhất của con người là xây dựng được cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Ta cần ý thức sâu sắc mối quan hệ giữa đồng tiền và hạnh phúc: tiền bạc chỉ là một phương tiện góp phần tăng thêm hạnh phúc, chứ không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của cuộc đời.

- Cuộc sống có ý nghĩa đích thực là cuộc sống có đời sống tinh thần phong phú, có khát vọng sáng tạo và cống hiến cho đời, có tình cảm nhân ái, hài hòa về vật chất và tinh thần.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.