Hướng dẫn soạn bài: Sau phút chia li
Câu 1. Đoạn trích được làm theo thể song thất lục bát, có đặc điểm:
- Do người Việt Nam sáng tạo.
- Bốn câu thành một khổ
- Hai câu 7 chữ (song thất)
- Hai câu 6 – 8 (lục bát)
- Số lượng khổ thơ không hạn định.
- Hiệp vần :
- Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới
- Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
- Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.
Câu 2. Nỗi sầu chia li của người vợ đã được tác giả diễn tả bằng biện pháp đối lập, sử dụng điệp từ và gợi tả không gian.
- Tác giả dùng nghệ thuật đối đáp :
Chàng – thiếp
Đi < – đối nghịch – > về
Cõi xa mưa gió < – hai thế giới – > buồng cũ chiếu chăn
(nơi gian khổ, sóng gió, cách biệt (lãnh lẽo, cô đơn, Bão táp vò võ một mình)
- Gợi tả bằng không gian
Chàng tuôn mây biếc thiếp
Trải ngàn núi xanh
= > Đó là màu của tâm tạng, bức tường thành của sự ngăn cách. Bức tường đó là không gian vô cùng của vụ trụ « Người vừa chia cách đã như bặt âm vô tín ».
Câu 3.
- Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn.
- Cách dùng phép đối ‘còn ngoảnh lại – hãy trông sang’’ thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách.
- Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn ‘cố’’ ‘ngoảnh lại – trông sang’’ để mong được nhìn thấy nhau.
- Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.
Câu 4.
- Qua khổ thơ 4, nỗi sầu đó được tiếp tục dâng lên tột độ, trải đầy khắp cả không gian bao la của vũ trụ.
- Các điệp từ ‘cùng trông’’ mà ‘cùng chẳng thấy’’ diễn tả sự éo le của hoàn cảnh, sự tuyệt vọng của ngóng trông.
- Màu xanh của ngàn dâu có ý nghĩa : vừa là màu xanh của hiện thực vừa là màu xanh của tâm trạng = > Mọi địa điểm Tiêu Tương, Hàm Dương bị xóa mờ, hình hài chàng thiếp cũng bị xóa mờ, chỉ còn lại những ngàn dâu nối nhau ‘xanh xanh’’ rồi ‘xanh ngắt’’, xanh đến rợn ngợp, nhức nhối, choán tất cả vũ trụ.
Câu 5. Lưu ý ở đây câu hỏi yêu cầu chúng ta tìm điệp ngữ chứ không tìm điệp từ. Có 2 kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ :
- Điệp ngữ cách quãng :
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Tác dụng : Gợi lên sự xa cách của không gian.
- Điệp ngữ đầu – cuối : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới :
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Tác dụng : Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.
Câu 6.
- Toàn bộ đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó là nỗi buồn sâu thẳm và vô tận.
- Nỗi sầu này tập trung thể hiện cao nhất ở câu cuối. Câu hỏi tu từ, ‘hỏi nhưng chính là đã trả lời về nỗi sầu đã tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp’’ chứ không nhằm mục đích so sánh ai sầu hơn ai.
- Chữ ‘sầu’’ trong câu cuối kết đúc lại trở thành khối sầu thương nặng trĩu trong lòng người chinh phụ.
- Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết, sâu lắng.