Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Chú mèo không có miệng
Cuộc sống của người Nhật rất tất bật. Trong thời đại công nghiệp, máy tính và tên lửa, người lớn đi làm, trẻ em đi học, cứ thế hàng ngày, hàng tuần… Họ ít có thời gian để ý đến nhau. Cuộc sống tẻ nhạt, nhưng có lẽ họ không cảm thấy vậy, vì họ còn quá bận rộn với công việc hàng ngày.
Một cô bé sống trong một gia đình điển hình như vậy. Bố mẹ đi làm thì cô bé đến trường, rất ít khi gặp nhau. Cô muốn nói chuyện nhưng không biết nói với ai. Chẳng ai có thì giờ ngồi nghe cô nói. Bạn bè cũng cuống quýt với những ca học, một số thì mải mê với trò chơi điện tử hiện đại với hình ảnh ảo ba chiều như thật. Cô bé cảm thấy cô đơn và thu mình vào vỏ ốc. Nhưng cô cũng không được yên, vì cô rất bé nhỏ và nhút nhát nên hay bị những đứa trẻ lớp trên trêu chọc, giật cặp sách, giật tóc, đôi khi cả đánh nữa.
Một buổi chiều, khi bị nhóm bạn lớp trên lôi ra làm trò đùa, cô buồn bã đi ra công viên gần nhà, ngồi trên ghế đá và khóc. Khóc một lúc, cô ngẩng lên thì thấy một ông già đang ngồi cạnh mình. Ông già thấy cô ngẩng lên thì hỏi:
– Cháu gái, tan học rồi sao không về nhà mà lại khóc?
Cô bé lại òa lên tức tưởi:
– Cháu không muốn về nhà. Ở nhà buồn lắm, không có ai hết. Không ai nghe cháu nói!
– Vậy ông sẽ nghe cháu!
Và cô bé vừa khóc vừa kể cho ông già nghe tất cả những uất ức, những buồn rầu trong lòng bấy lâu nay. Ông già cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời nhận định. Ông chỉ nghe. Cuối cùng, khi cô bé kể xong, ông bảo cô đừng buồn và hãy đi về nhà.
Từ đó trở đi, cứ tan học là cô bé vào công viên ngồi kể chuyện cho ông già nghe. Cô thay đổi hẳn, mạnh dạn lên, vui vẻ lên. Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống.
Cho đến một hôm, cô bé bị một bạn trong lớp đánh. Vốn yếu đuối không làm gì được, cô uất ức và nóng lòng chạy đến công viên để chia sẽ cho vơi bớt nỗi buồn tủi. Cô bé vội vã, chạy qua đèn đỏ…
***
Ngày biết tin cô bé mất, vẫn trong công viên, vẫn trên chiếc ghế đã mà cô bé hay ngồi, có một ông lão lặng lẽ đốt một hình nộm bằng giấy. Đó là món quà mà ông muốn đưa cho cô bé ngày hôm trước, nhưng không thấy cô bé đến. Hình nộm là một con mèo rất đẹp, trắng trẻo, có đôi tai to, mắt tròn xoe hiền lành, nhưng không có miệng. Ông già muốn nó ở bên cạnh cô bé, mãi lắng nghe cô mà không bao giờ phán xét.
Từ đó trở đi, trên bàn học của mỗi học sinh Nhật thường có một búp bê hình mèo không có miệng – Chú mèo hiện nay đã mang hiệu “Hello Kitty” (bạn đã bao giờ để ý mèo Hello Kitty không hề có miệng?) – chú mèo được làm ra với mục đích lắng nghe tất cả mọi người.
Tôi không biết “sự tích” Hello Kitty này có thật hay không. Tôi cũng không phải nhà quảng cáo cho thương hiệu ấy. Tôi chỉ biết mỗi lần nhìn hình chú mèo Hello Kitty là một lần tôi được nhắc nhở phải biết lắng nghe người khác – thực sự lắng nghe.
1. Nếu em là cô bé trong câu chuyện, em sẽ làm gì để bố mẹ thay đổi và cả nhà đều cảm thấy hạnh phúc?
(1) Thời gian:Nửa đêm
(2)
- Cảnh dân làng hộ đê thật thảm thương:
- Thời gian gần một giờ đêm.
- Mưa càng lúc càng to, mực nước sông càng dâng cao: mưa tầm tã trút xuống... nước cứ cuồn cuộn bốc lên.
- Cảnh dân làng hộ đê vất vả, mệt nhọc: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre... lướt thướt như chuột lột. Không khí nhốn nháo, căng thẳng: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi...
Cảnh cho thấy sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước.
- Một bên là cảnh quan phủ cùng bọn nha lại ung dung bài bạc ngay trong khi bọn chúng đi "hộ đê".
+ Địa điểm: trong đình cao ráo, an toàn.
+ Không khí, quang cảnh: "tĩnh mịch", "trang nghiêm", "nhàn nhã", "đường bệ", "nguy nga", "đèn thắp sáng trưng" (phản ánh uy thế của viên quan phủ với nha lại, tay sai).
+ Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi "hộ đê" sang cả, quý phái: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, ...
Bài sống chết mặc bay à
-"trời đông giá tuyết rơi" làm nổi bật " cô bé đầu trần chân đi đất"
- " ngoài đường phố lạnh buốt và tối đen" làm nổi bật " cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn"
-" cô bé đói vì cả ngày chưa ăn gì" đối lập " trong phố sực mùi ngỗng quay"
=> nhằm nêu bật tình cảnh tội nghiệp, đáng thương của cô bé vừa rét vừa đói vừa khổ