2) Xác định và gọi tên các phép liên kết có trong các câu sau:
a) (Đoạn văn câu a bài 1)
b) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
c) Tôi là còn gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một con gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
d) Những người hiền lành thường hay yếu đuối. Muốn các, phải là kẻ mạnh.
e) Một thước núi, một tấc sống của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Nếu họ không nghe, còn có thể sai nó sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, mọt tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phảu tru di!
(Lời của Vua Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư)
f) Tối 11-6, khép lại ngày thi đấu cuối cùng của môn bơi, Nguyễn Thị Ánh Viên tiếp tục thi đấu xuất sắc khi giành HCV thứ 8 của “kình ngư” số 1 Việt Nam ở Seagame 28. Đây cũng là một chiếc HCV thứ 9 của thể thao Việt Nam trong ngày”.
(Theo Đức Anh, Báo BR-VT thứ 6, 12/6/2015)
g) Quê hương của mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
ái dà...là câu liên kết giữa câu nói của u và suy nghĩ của cậu bé
Câu "Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!" có tác dụng chuyển tiếp giữa hai đoạn văn, khép lại nội dung trước, gợi mở nội dung mới.
- Để tạo mối liên kết giữa hai đoạn văn, người ta thường dùng hai phương tiện: từ ngữ liên kết (quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,…) và câu liên kết.