1. Thương thay thân phận con tằmKiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ Thương thay lũ kiến li ti Kiếm ăn đc mấy phải đi tìm mồi Thương thay hạc lánh đường mây ,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi Thương thay con cuốc giữa trời ,Dầu kêu ra máu có người nào nghe .2. Thân em như trái bần trôi,Gió dập sống dồi biết tấp vào đâuBài 1 , 2a) Hai bài ca dao này là lời của ai ? Dựa vào đâu...
Đọc tiếp
1. Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn đc mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây ,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời ,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe .
2. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sống dồi biết tấp vào đâu
Bài 1 , 2
a) Hai bài ca dao này là lời của ai ? Dựa vào đâu mà em biết đc điều đó ?
b) Nội dung của mỗi bài ca dao là gì ? Vì sao có thể khẳng định như vậy ?
c) Để thể hiện nội dung ấy , ở mỗi bài , tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh , biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng của chúng .
d) Ở bài 1 , tại sao tác giả không bộc bạch trực tiếp nỗi niềm thương thân mà phải gửi gắm kín đáo qua hình tượng các con vật ?
e) Từ hai bài ca dao này , em hiểu thêm điều gì về cuộc sống của người dân là động nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội xưa ?
BẠN NÀO GIÚP MK NHÉ , MÌNH CẦN GẤP
a) Hai bài ca dao này là lời của người nông dân lao động ( bài 2 có thể là một người con gái). Dựa vào ngữ cảnh.
b) Nội Dung:
Bài 1: Người dân mượn hình ảnh những con vật nhỏ bé để nói về thân phận nhỏ bé yếu đuối cuộc sống vất vả, khổ cực chịu nhiều oan khuất trong xã hội xưa. Mặc dù chăm chỉ, siêng năng nhưng họ bị bòn rút sức lao động. Đó là tiếng kêu ai oán gợi sự xót xa thương cảm.
Bai 2: Bài ca dao gợi nỗi cực khổ cuộc dời chua chát, đắng cay bị xã hội xô đẩy, vùi dập, vô định phải sống cuộc sống khổ cực. Gợi sự cảm thông, chia sẻ.
c) NT:
Bài 1: Điệp ngữ, ẩn dụ
Bài 2: So sánh, ẩn dụ
e) Cuộc sống xưa của người dân vô cùng khổ cực chịu nhiều oan khuất, sống trong cảnh đói nghèo mặc dù người dân rất chăm chỉ siêng năng làm việc. Họ bị xã hội xô đẩy, vùi dập và bị bòn rút sức lao động.