K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2021

a, Ôi! Lâu không gặp cô ấy, tôi nhớ cô ấy vô cùng

b, Con yêu và biết ơn mẹ rất nhiều!

c, Ôi! Quê mình có dòng  sông đẹp quá!

d, Mình nhớ bạn nhiều lắm!

e, Loài hoa này có mùi hương thật tuyệt vời!

4 tháng 4 2021

tham khảo dàn ý

Mở bài

Giới thiệu về nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả Tế Hanh. Từ đó nêu lên tình yêu quê hương của bản thân em.  

Dẫn dắt được vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ

Thân bài

Giải thích khái niệm tình yêu quê hương đất nước 

- Là tình yêu của chúng ta với quê hương, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Đó là tình cảm gần gũi nhưng cũng là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của người

- Tình cảm thương nhớ quê hương của tác giả Tế Hanh  

    + Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả

    + Nhà thơ tái hiện lại bức tranh quê hương tươi đẹp, sống động về vùng quê ven biển miền Trung

- Tình yêu quê hương của mình gắn liền với tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, người thân… những điều bình dị gắn với cuộc sống thường nhật  

- Nêu biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương

- Nêu trách nhiệm bản thân

Tình yêu của thế hệ trẻ ngày nay được thể hiện:

- Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng trở thành người làm chủ đất nước, tương lai

- Xây dựng ý thức về độc lập dân tộc

KB: Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là tình cảm đẹp, nâng đỡ con người  

Trình bày rõ ràng, khoa học, bố cục mạch lạc, biết cách vận dụng thao tác lập luận  

8 tháng 10 2016

Phân tích:

Bài ca dao số 3 là tâm trạng, nỗi niềm cúa người con gái đi lấy chồng xa. Với lời lẽ giản dị, mộc mạc tác giả dân gian đã thề hiện nỗi buồn đau, xót xa, sâu lắng không biết chia sẻ cùng ai của cô gái. Thành công đó, một phần quan trọng là nhờ vào các hình ảnh, thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm cua nhân vật. - Tâm trạng ấy gắn liền với thời gian buối chiều: “chiều chiều” gợi sự đoàn tụ, trở về của các sự vật. Còn với người con gái trong bài ca dao thì “chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ. - Tâm trạng đó còn được gắn với thời gian cụ thể: “ngõ sau” gợi lên một không gian vắng lặng, heo hút. Người con gái đứng ở ngõ sau gợi ta nghĩ đến canh ngộ và thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến với bao nỗi niềm không có ai chia sẻ. - Tâm trạng của người con gái mang nặng nỗi đau trong mình với bao tâm sự: nồi buồn đau, nồi nhớ ngập tràn. Điều đó được thề hiện rõ qua hành động “đứng ngõ sau”, “trông về quê mẹ”. Hành động đó là cả một nỗi nhớ về quê hương, nỗi buồn đau về thân phận.

 

 
22 tháng 10 2016
Đây là câu ca dao phản ánh tâm trạng nhớ nhung, buồn khổ của người con gái lấy chồng xa xứ. Ngày ngày, cứ đến lúc chiều buông là cô lại thổn thức gạt thầm nước mắt: Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều! Câu ca dao chọn không gian và thời gian của buổi chiều để làm nền cho nỗi nhớ bởi nó thường khơi gợi lòng người nghĩ tới sự trở về và đoàn tụ. Không gian yên ắng, bàng bạc khói sương, mọi vật từ từ chìm vào bóng tối… dễ làm chạnh lòng kẻ xa quê. Ta thử hình dung ra cảnh đời và số phận của người con gái trẻ lần đầu xa mẹ, xa nhà, đi làm vợ, làm dâu nơi đồng đất xứ người. 

Ngày xưa, nông thôn Việt Nam sống khép kín theo kiểu làng xã. Mỗi làng, mỗi xã là một thế giới riêng biệt. Có người suốt đời không bước chân ra khỏi lũy tre làng. Bởi vậy cho nên con gái lấy chồng làng khác có nghĩa là chấp nhận nỗi biệt li dằng dặc, khó biết ngày trở lại. Thêm vào đó là sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến như quan niệm Nữ nhân ngoại tộc hay Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử… Tất cả những điều bất công ấy biến cuộc đời phụ nữ thành một chuỗi dài buồn khổ, sầu thương.

Chúc bạn học tốt!

Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con...
Đọc tiếp

Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con sông quê hương với niềm tự hào , yêu mến .Tính từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát vẻ đẹp của dòng sông : xanh đậm, đẹp, hiền hoà, thơ mộng. - Câu thơ thứ hai sử dụng nghệ thuật ẩn dụ : mặt sông như một tấm gương khổng lồ. Nghệ thuật nhân hoá : những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang nghiệng mình soi tóc trên mặt nước trong như gương làm cho dòng sông trở nên xinh đẹp, duyên dáng biết bao! - Câu thơ thứ 3 sử dụng nghệ thuật so sánh “ tâm hồn tôi” ( khái niệm trừu tượng) được so sánh với “ buổi trưa hè” ( khái niệm cụ thể). Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bổng cũng như tình yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng, nồng nhiệt trong lòng nhà thơ. Câu thơ thứ 4: Từ láy “ lấp loáng” tạo nên vẻ sáng, vẻ đẹp, cho dòng sông, dưới ánh sáng mặt trời dòng sông lấp loáng như dát bạc. -> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả được vẻ đẹp của dòng sông quê hương và tình cảm trong sáng của nhà thơ đối với dòng sông quê hương trong hoàn cảnh xa cách. b. Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) c. Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) d. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ... Sẽ không lớn nổi thành người. (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở mỗi khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. - So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thi e. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Bầm ơi – Tố Hữu) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. 2 Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, rất mực yêu thương con.

2
10 tháng 5 2021

bn fan Meowpeo à

7 tháng 12 2022

sex

12 tháng 10 2017

Có nhiều cách để cảm nhận . Bạn tham khảo nhé !

      Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỷ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Ca dao cổ truyền có nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều:

Chiều chiều xách giỏ hái rau

Chiều chiều ra đứng bờ sông...

Chiều chiều là giai diệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người đọc, người nghe.

Câu thơ thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều: Song xa vò võ phương trời - Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng hay Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận). Trong bài ca dao trên cũng nói đến buổi chiều. Thời gian cứ lặp đi lặp lại ngõ sau chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là chiều chiều khi cơm nước xong xuôi thì mới quạnh hiu. Sự lặp đi lặp lại âm thanh ấy cũng chính là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỷ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nếu như theo phong tục xưa Gái thập tam nam thập lục thì cô gái đi lấy chồng từ thuở mười ba. Mười ba năm ấy sống bên mẹ hiền cô vẫn chỉ là đứa con bé bỏng được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ nơi quê người đất khách lòng cô lại chẳng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già. với mái tóc bạc phơ tựa cửa ngóng đứa con xa. Sao mẹ ơi mẹ chẳng:

Có con thì gả chồng gần

Có bát canh cần nó cũng đem cho.

  Vậy là chỉ đến khi không được sống trong sự nuông chiều của cha và sự săn sóc yêu thương của mẹ, khi những hạnh phúc trìu mến ấy mất rồi người con mới thấm thía hết sự ngọt ngào khi bên mẹ.

Ca dao nói ít mà gợi nhiều. Chỉ hai từ quê mẹ mà gợi ra cho người đọc một trường liên tưởng vô cùng lớn. Người con xa quê trông về quê mẹ mà lòng day dứt khôn nguôi. Bốn tiếng ruột đau chín chiều diễn tả nỗi nhớ da diết đó. Tục ngữ, thành ngữ có chín nhớ mười thương thì ca dao có ruột đau chín chiều buổi chiều nào cũng nhớ về quê mẹ, trông hướng nào cũng thấy tê tái, xót xa. Càng nhớ, người con lại càng thương, nỗi buồn cứ như vậy tăng lên gấp bội. Dường như nỗi nhớ ấy, sự cô đơn ấy không có giới hạn, có lẽ trong những lúc như vậy đứa con xa mơ ước nhiều lắm.

Ước gì giờ đây đang nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, để tận hưởng cái giây phút mơn man khắp da thịt trong đôi bàn tay dịu hiền, muốn ngồi bên mẹ để trò chuyện, tâm sự để đếm từng sợi tóc pha sương theo tháng ngày. Bỗng xa xa, khoan nhặt tiếng chim kêu chiều:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỷ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy.

12 tháng 10 2017

bn ở đôu z

b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm...
Đọc tiếp

b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.

c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.

d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt?tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười câu hỏi hồn nhiên ,ngây thơ của các em

e) bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ ,cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê hương ?

g)tình cảm ,cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào?

3
29 tháng 10 2016

bài j bạn????????????????????????????

30 tháng 10 2016

v cj potay vj k còn sách

18 tháng 1 2022

Tham khảo:

Chẳng nơi đâu có thể bằng quê hương . Vì nó ấm áp và luôn chào đón ta khi ta quay trở về . Nó đẹp và thơ mộng chẳng nơi nào bằng . Buổi sáng mùa hè như bao trùm cả xóm, ông mặt trời đỏ chói như lòng đỏ trứng gà đang dần nhô lên khỏi mặt đất . Tiếng gà trống cùng với tiếng có sửa của những chú chó như báo hiệu buổi sáng đã tớ trên cánh đồng quê em .Vào mùa hạ, tiếng đặc trưng nhất mà mỗi đứa trẻ đều nghe đó chính là tiếng ve kêu.Vào buổi sáng, ông mặt trời vừa ló dậy mà các bác nông dân đang rủ nhau ra đồng gặt lúa . Ai ai cũng mĩm cười như đón chào một ngày làm việt vui vẽ . Nhưng hạt lúa chính mọng đang ngày càng một lớn, mùi thơm của lúa như mùi sữa bay khắp làng xóm. Cánh đồng như tấm thảm vàng trải khắp cánh đồng.Những hạt nắng như rắc đều trên cánh đồng lớn .Những hạt gạo như được gói trong những chiếc bao có màu vàng óng . Sắp được tách ra khỏi vỏ . Và giờ ông mặt trời đã nhô cao lên . Những lũ trẻ cùng nhau vui đùa trên cánh đồng vàng chói . Chúng ca hát làm vang khắp xóm .Vào mùa hạ, tiếng đặc trưng nhất mà mỗi đứa trẻ đều nghe đó chính là tiếng ve kêu.  Màu vàng của lúa không gắt gỏng mà rất diệu dàng êm ả .Những hạt gạo như được gói trong những chiếc bao có màu vàng óng . Sắp được tách ra khỏi vỏ.Các bác nông dân còng lưng gặt lúa .Ôi! Nhưng gọt mồ hôi lăng dài trên đôi má đỏ ửng của các bác nông dân . Nhưng ai cũng vui vì vụ lúa hôm nay rất tốt . Đó chính là những hình ảnh về quê hương đất nước tôi đang sống . Em cảm thấy yêu quê hương đất nước của chúng ta vì những anh hùng đã ngả xuống vì đất nước tươi đẹp . Trở nên đáng sông hơn .

18 tháng 1 2022
 

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương có ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

CâuCâu 1:1:Đoạn văn trên dử dụng phương thức biểu đạt chính nào ??

 ⇒⇒Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: Biểu cảm

Câu2:` Tìm phép điệp ngữ có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của phép điệp ngữ ấy.

⇒⇒điệp ngữ: quê hương.

 Phép điệp ngữ có tác dụng làm cho khung cảnh ở quê thêm gần gũi và sinh động hơn nhấn mạnh để làm nội nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh về quê hương.

CâuCâu 3:3:Theo em tác giả của bài thơ này muốn nhắn gửi chúng ta điều gì thông qua bài thơ trên.

⇒⇒Nói lên lời khuyên chân thành của tác giả gửi gắm tới người đọc . Cho chúng ta thấy được giá trị , tầm quan trọng của quê hương - ảnh hưởng đến việc hình thành mỗi con người . Dù đi nơi nào , hay đến nơi đâu thì mỗi người chúng ta vẫn luôn khao khát , nhớ mong về quê hương . Nó không hề xa hoa mà vô cùng giản dị , nó cho con người một sự bình yên thư thái đến tận cùng trái tim

21 tháng 10 2016

Bài j ?

22 tháng 10 2016

Bài gì bạn???????

5 tháng 3 2022

Khi gặp lại người bn thân lâu năm thì em chẳng thấy vui buồn nữa vì nó nợ em 50k vẫn chưa giả và nó toàn ăn trực

5 tháng 3 2022

c) Trời ơi! Bạn tôi, lâu lắm mới gặp!

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha...
Đọc tiếp

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha hương, bắt gặp một đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. Bài thơ chính là tiếng lòng nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy âu lo.

cam-nghi-khi-hoc-xong-tinh-da-tu-ly-bach

Cảm nghĩ của em sau khi học xong “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch-Văn lớp 7

Bài thơ được lấy cảm hứng từ một đêm trăng nơi đất khách quê người và một nỗi nhớ quê da diết không thể diễn tả thành lời. Cảm xúc bỗng nhiên ùa về miên man theo ánh trăng, đan xen vào đó là sự trằn trọc và thao thức khi ánh trăng rọi qua khung của sổ:

Đầu giường ánh trăng roi

Ngỡ mặt đất phủ sương

(Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương)

Nhắc đến Lí Bạch, người ta thường nghĩ đến cảnh thưởng rượu dưới trăng, tức cảnh sinh tình; nhưng hoàn cảnh này lại khác hẳn. Hai câu thơ đầu có đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng. Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả có thể thấy. Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ măt đất phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm giác như măt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng và mỏng tang. Có lẽ cam xúc trong trái tim của Lí Bạch đang tràn ra như chính ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất như bây giờ.

Chỉ với hai câu thơ nhưng phần nào đã vẽ lên được một đêm trăng nhẹ nhàng, trong không gian tĩnh lặng và sự lãng mạn, huyền ảo như bao trùm lấy. Cảm xúc của tác giả cũng vì thế là tự bung ra, da diết, bâng khuâng về những điều thân quen đã qua.

Ánh trăng giống như một người bạn lâu ngày không gặp, cảm xúc vừa vui mừng, vừa buồn vu vơ, vừa có một nỗi nhớ nào đó đã bắt đầu nhen nhóm lên.  Và dòng cảm xúc bỗng nhiên tràn ra ở hai câu thơ cuối:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

(Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương)

Câu thơ thứ nhất là một phép đối lập đầy dụng ý nghệ thuật và mang ý nghĩa sâu sắc. Hai từ “ngẩng” và “cúi” đối lập nhau nhưng lại có ý nghĩa bổ trợ cho nhau.

Cử chỉ “ngẩng đầu” nhìn trăng sáng thì “cúi đầu” lại nhớ về cố hương.  DƯờng như ánh trăng chính là chất xúc tác để cho nỗi nhớ cứ thế tuôn trào ra mãnh liệt. “Cố hương” trong câu thơ này khiến cho người đọc nghẹn ngào ở trong lòng, vì nó gợi nhắc đến những điều xưa cũ, những con người xưa cũ ở mảnh đất cũ. CỐ hương thực ra là quê cũ, là quê hương bao nhiêu năm rồi thi sĩ chưa kịp trở lại. Bây giờ bỗng nhiên những hình ảnh về “cố hương” cứ hiển hiện khiến trái tim của Lí Bạch thấy chua xót và nghẹn ngào không nguôi.

Một nỗi nhớ quê nhẹ nhàng, miên man nhưng da diết và day dứt biết nhường nào. CHỉ với 4 câu thơ theo  thể ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc nhưng tác giả vừa vẽ lên một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp vừa khơi gợi nên nỗi nhớ đã giấu kín ở trong trái tim mình ở nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ ấy len lỏi sang tâm hồn người đọc khiến cho họ cũng cảm thấy có một nỗi nhớ nào vừa ngang qua đây.

Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “TĨnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.

Bài văn chỉ để tam khảo thi hok kì 1 ko phải câu hỏi

 

0