Soạn hộ mk bài '' Thạch Sanh '' lớp 6 tập 1
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Soạn bài tìm hiểu chung về văn miêu tả I. Thế nào là văn miêu tả? 1. Các tình huống - Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà. - Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại. - Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó. - Nhận xét về văn bản miêu tả: Ghi nhớ trang 16. 2. - Đoạn văn miêu tả Dế Mèn: từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi”. - Đoạn văn miêu tả Dế Choắt: Từ “Cái chàng Dế Choắt” đến “nhiều ngách như hang tôi”. a. Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất tương phản. - Dế Mèn là chàng thanh niên cường tráng. - Dế Choắt là người yếu đuối bẩm sinh. b. Những hình ảnh và chi tiết. - Dế Mèn: đôi càng mẫn móng, những cái vuốt cứng đầu và nhọn hoắt: đôi cánh chấm đuôi; cả người phủ màu nâu bóng mỡ; ngứa chân đá anh Gọng Vó… - Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn hở cả lưng, sường; càng bè bè; mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ, chỉ đào được cái hang nông… II. Luyện tập 1. Đoạn 1: - Tái hiện lại hình ảnh chàng Dế Mèn cường tráng. - Xem lại các chi tiết ở phần trên. Đoạn 2: - Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc. - Chi tiết: + Tổng thể: nhỏ loắt choắt. + Mang cái xắc xinh xinh. + Rất nhanh nhẹn và ngộ nghĩnh : chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh ; mũ ca lô đội lệch ; mồn huýt sáo vang lửng. + So sánh với : con chim chích nhảy trên đường vàng. Đoạn 3 : - Tái hiện quanh cảnh ao hồ. - Chi tiết : + Nước dâng trắng mênh mông ; nước đầy ; nước mới. + Cua cá tấp nập. + Nhiều loài chim kiếm mồi. + Tranh mồi cãi nhau om sòm. + Anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào. 2. Đề luyện tập a. Những đặc điểm nổi bật của mùa đông. - Bầu trời xám xịt, nặng nề. - Cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ. - Gió lạnh buốt xương. - Đường lầy, ướt lép nhép. - Hoạt động đơn điệu của con người. - Người mặc đồ rét nên xù xì, chậm chạp. - …. b. Khuôn mặt mẹ cần chú ý : - Đẹp dịu hiền, thân quen, gần gũi. - Các chi tiết như tóc, mắt, miệng, má cần được miêu tả có nét đặc trưng không thể giông mẹ của bạn mìn được. Ví dụ : Tóc luôn búi cao để tiện việc gia đình ; mắt có quầng thâm bởi luôn thức khuya bận bịu, đặc biệt lúc em bị ốm đau ; miệng nhỏ luôn nở nụ cười ấm áp.
Tải APP Vietjack để vào soạn nha
Nếu bạn sài máy tính thì vào Vietjack.com
OK
Câu 1. Bố cục. 1. Từ đầu đến « Mùa nóng ở đây » : Toàn cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão. 2. Tiếp đó đến « nhịp cánh » : Miêu tả cảnh mặt trời lên trên biển. 3. Phần còn lại : Sinh hoạt của những ngư dân quanh các giếng nước ngọt. Câu 2. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão. - Không gian : trong trẻo, sáng sủa. - Thời gian: sau một trận going bão. - Bầu trời trong sáng. - Cây trên đảo thêm xanh mượt, nước bể lại lam biếc đậm đà. - Cát lại vàng ròn. - Lưới càng thêm nặng nề. - > Những từ ngữ rất gợi tả cho thấy màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô. Mở đầu bài ký ta bắt gặp sự sống trong dạng thể vừa rất quen vừa mới sinh nở, rất lạ. Câu 3. Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô. - Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. - Đoạn miêu tả kiểu mẫu mà người đọc không thể bỏ qua được một câu chính là hình tượng mặt trời: “Tròn trĩnh, phúc hậu […] là là nhịp cánh”. - > Bức tranh bình minh trên biển thật đẹp, thật rực rỡ, thật tráng lễ và dào dạt chất thơ. - Tác giả đã sử dụng rất nhiều những hình ảnh so sánh bất ngờ. Ví dụ: (Mặt trời) tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Người ta có thể nói “mặt trời đỏ bầm như mặt người say rượu” “Chiều, mặt trời xa trông như giọt phẩm”. Phải có lòng yêu thiên nhiên như chàng thi sĩ say giai nhân mới thấy khuôn mặt Thúy Vân của mặt trời “tròn trĩnh, phúc hậu” rất dịu dàng, nữ tính và căng tràn sức sống. “Mặt trời như khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu” đã là một so sánh. Nguyễn Tuân lại dùng cái hình tượng gợi cảm ấy để so sánh tiếp với “lòng đỏ một quả trứng” thật nhỏ bé gần gũi trong thực đơn một bữa ăn sáng giàu chất dinh dưỡng. Người đọc bất ngờ bởi đây là quả trứng khổng lồ “quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Mặt trời vừa giống người, vừa là một sản phẩm của thiên nhiên kì diệu. Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu thật hợp với lẽ quả trứng thiên nhiên đầy đặng. Khi nhìn ngoại giới với “cái nhìn ẩm thực” như vậy thì lẽ tất nhiên lòng đỏ quả trứng ấy phải đặt trên cái mâm bạc. Và so sánh tiếp theo “y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên biển Đông”. Thiên nhiên đã ban tặng cho người lao động bình dị món ăn tinh thần, món ăn cổ tích. Câu 4. Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo. - Cái giếng nước ngọt… cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát mẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. - > So sánh ngang bằng và không ngang bằng đã tạo nên một cảm nhận kỳ lạ. Giếng mà lại quan hệ tới bến và chợ ở đất liền! - Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. - Từng đoàn thuyền, lũ con lành. - > Hàng loạt các so sánh đã cho ta thấy cuộc sống thật bình yên, giản dị và hạnh phúc. Đáng lưu ý là hình ảnh người anh hùng lao động Châu Hòa Mãn đi quảy nước cùng mọi người, hòa lẫn vào không khí náo nức khẩn trương của một chuyến ra khơi. Hình ảnh đầy chất thơ về người mẹ trẻ địu con đã truyền cho độc giả hơi ấm nóng của sự sống, của tình yên với con người.
Có 4 bước :
Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý
Bước 2 : Lập dàn bài
Bước 3 : Viết bài
Bước 4 : Đọc va sửa chữa
bạn vào phần lựa chọn môn học ở phía trên sau đó nhấn vô Sinh học rồi chọn sinh học 6. Bạn muốn soạn thì chọn soạn sinh học 6 bài mở đầu.
Chúc bạn học tốt.
I. THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?
1. Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:
Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường nên em không thể đưa người khách đó về nhà được, em làm thế nào để người đó có thể nhận ra nhà em để tự tìm đến.
Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu, nhiều kiểu dáng, lại treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo mà em định mua?
Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là nguời thế nào? Em phải làm gì để em học sinh ấy hình dung ra được một cách cụ thể hình ảnh của người lực sĩ?
Trả lời:
- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.
- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.
- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.
- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.
2. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:
a) Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không?
b) Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó.
Trả lời:
a) Hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất dễ dàng.
b) Những chi tiết giúp em hình dung được điều đó:
- Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi
- Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.
Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.
II. LUYỆN TẬP
1. Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dẫn và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua …
(Tô Hoài)
Đoạn 2:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
(Tố Hữu)
Đoạn 3:
Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.
(Tô Hoài)
Mỗi đoạn văn miêu tả tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.
Trả lời:
- Đoạn văn 1: Tái hiện chân dung dế Mèn bằng nghệ thuật nhân hoá: khoẻ, đẹp, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt ...
- Đoạn văn 2: Tái hiện hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tính, hoạt bát, nhí nhảnh, như con chim chích ...
- Đoạn văn 3: Tái hiện cảnh ao, hồ, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
2. - Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?
- Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt cùa mẹ thì em chú ý đến đặc điểm nổi bật nào?
Trả lời:
* Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của mùa đông:
- Lạnh lẽo và ẩm ướt: gió bấc và mưa phùn;
- Đêm dài, ngày ngắn;
- Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù;
- Cây cối trơ trọi và khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều;
- Mùa của hoa đào, mai, mận, mơ...
* Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ:
- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…
- Miêu tả nụ cười của mẹ
- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...
I. THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?
1. Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:
Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường nên em không thể đưa người khách đó về nhà được, em làm thế nào để người đó có thể nhận ra nhà em để tự tìm đến.
Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu, nhiều kiểu dáng, lại treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo mà em định mua?
Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là nguời thế nào? Em phải làm gì để em học sinh ấy hình dung ra được một cách cụ thể hình ảnh của người lực sĩ?
Trả lời:
- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.
- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.
- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.
- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.
2. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:
a) Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không?
b) Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó.
Trả lời:
a) Hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất dễ dàng.
b) Những chi tiết giúp em hình dung được điều đó:
- Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi
- Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.
Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.
II. LUYỆN TẬP
1. Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dẫn và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua …
(Tô Hoài)
Đoạn 2:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
(Tố Hữu)
Đoạn 3:
Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.
(Tô Hoài)
Mỗi đoạn văn miêu tả tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.
Trả lời:
- Đoạn văn 1: Tái hiện chân dung dế Mèn bằng nghệ thuật nhân hoá: khoẻ, đẹp, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt ...
- Đoạn văn 2: Tái hiện hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tính, hoạt bát, nhí nhảnh, như con chim chích ...
- Đoạn văn 3: Tái hiện cảnh ao, hồ, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
2. - Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?
- Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt cùa mẹ thì em chú ý đến đặc điểm nổi bật nào?
Trả lời:
* Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của mùa đông:
- Lạnh lẽo và ẩm ướt: gió bấc và mưa phùn;
- Đêm dài, ngày ngắn;
- Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù;
- Cây cối trơ trọi và khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều;
- Mùa của hoa đào, mai, mận, mơ...
* Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ:
- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…
- Miêu tả nụ cười của mẹ
- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...
Đề bài: Một nhà văn có nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
A. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đề yêu cầu giải thích vấn đề: Sách mãi mãi là nơi lưu giữ trí tuệ con người.
- Các từ then chốt cần giải thích:
- Sách là gì?
+ Hình thức của nó.
+ Nội dung của nó.
- Ngọn đèn sáng bất diệt: Soi ánh sáng mãi mãi cho trí tuệ con người.
- Trí tuệ là gì?
B. Lập dàn bài:
I. Mở bài:
- Loài người phát triển gắn với những thành tựu trí tuệ.
- Sách là nơi lưu giữ những thành tựu đó.
- Vì thế có nhà văn nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
II. Thân bài:
(1) Hình ảnh ngọn đèn sáng bất diệt là ánh sáng soi rọi mãi mãi. Vì thế sách mãi mãi làm cho trí tuệ con người được soi rọi sáng sủa.
(2) Nói tới sách là nói tới trí tuệ con người.
- Đây là hình thức lưu giữ tri thức từ xưa tới nay.
- Nội dung của nó là tri thức phong phú và sâu sắc của con người.
(3) Những dẫn chứng cho thấy sách là trí tuệ bất diệt:
- Những tác phẩm ghi lại truyện ở dân gian, ca dao dân ca của nhân dân ta.
- Những tác phẩm khoa học vô giá của các nhà khoa học, những tác phẩm căn chương của các nhà văn.
- Sách giáo khoa là sự kết tinh những cuốn sách mang trì tuệ con người.
(4) Hiểu sâu thêm câu nói thông qua những câu nói khác về sách.
Chẳng hạn:"Sách mở ra những chân trời mới cho mọi người".
III. Kết bài:- Khẳng định lại tác dụng to lớn của việc đọc sách
- Nếu phương hướng hành động cá nhân.
Cho đề văn : Một nhà văn có nói : “Sách là ngọn đénáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích cau nói đó.
Chuẩn bị ở nhà1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Vấn đề cần giải thích : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
- Tìm ý :
+ Ngọn đèn sáng bất diệt ?
+ Vì sao nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người ?
+ Câu nói tôn vinh, ca ngợi giá trị của sách.
2. Lập dàn bài
a. Mở bài : Giới thiệu câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
b. Thân bài :
- Giải thích ý nghĩa câu nói :
+ Sách chứa đựng trí tuệ con người.
+ Sách là ngọn đèn sáng : khai sáng tri thức cho con người.
+ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt : mãi mãi.
- Tóm lại ý nghĩa của cả câu nói.
- Tính đúng đắn của câu nói : Sách là sản phẩm trí tuệ, ghi lại, lưu giữ những gì tinh túy nhất từ xưa cho đến nay.
- Dẫn chứng :
+ Các câu danh ngôn : “Sách mở rộng ra trước mát tôi những chân trời mới”, “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú tiến gần tới con người” (Macxim Gorki)
+ Trong thực tế : sự vận dụng kiến thức sách vở trong thực tế.
- Phương pháp : Chăm đọc sách, biết chọn sách phù hợp để đọc.
c. Kết bài : Khẳng định lại nội dung câu nói và liên hệ.
3. Viết bài
Mở bài :
Chúng ta đều biết sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Sách ghi lại sự việc, lưu giữ, truyền tải tri thức các nền văn minh đến thế giới con người. Một nhà văn cũng từng nói : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Kết bài :
Câu nói của nhà văn quả thực không sai. Sách vốn dĩ đã là kho tàng tri thức vô hạn, lại là nguồn khơi gợi trí tuệ mãnh liệt. Mỗi người chúng ta, hãy hạn chế thời gian cho những trò chơi game thủ, thay vào đó hãy đọc sách để nâng cao hiểu biết.
Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.
- Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.
Tóm tắt:
Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại. Có hai đoạn chia như phần Bố cục.
Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là nhân hóa.
Nói về con hổ cũng là nói về con người. Con hổ là loài ăn thịt, là con thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.
Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Câu chuyện con hổ với bà đỡ Trần: hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, biếu bà một cục bạc, còn được hổ dẫn ra tận cửa rừng.
- Câu chuyện con hổ với bác tiều: bác tiều giúp lấy cái xương bị hóc trong miệng con hổ, được hổ đền đáp và nhớ ơn mãi về sau.
→ Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn trong lần được giúp đỡ còn con hổ thứ hai thì nhớ ơn mãi về sau, cả khi bác tiều đã mất.
Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.
Luyện tập
Câu chuyện về một con chó có nghĩa với chủ:
- Tính khôn, hiểu ý chủ, biết nghe lời của chú chó.
- Quấn quýt với mọi người, hay chơi đùa, vẫy đuôi chạy ra tận cổng khi chủ về,...
- Chú chó dũng cảm cứu chủ trong cơn hoạn nạn.
Tóm tắt
Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.
Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.
Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:
- Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.
- Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.
Câu 2:
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.
Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.
- Các hành động:
+ Gõ cửa cổng bà đỡ
+ Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.
+ Mừng rỡ, đùa giỡn với con.
+ Đào cục bạc tặng bà đỡ.
+ Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.
Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.
- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:
+ Mắc xương, lấy tay móc họng.
+ Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.
+ Tạ ơn một con nai.
+ Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.
Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.
Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.
Soạn bài:
Câu 1:
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường. Chàng là thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Sau đó, Thạch Sanh lại được các vị thần xuống truyền cho võ nghệ và các phép thần thông.
Sự ra đời và lớn lên như vậy của Thạch Sanh đã cho thấy nhân dân rất thông cảm với hoàn cảnh nghèo khổ và mồ côi của chàng. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.
Câu 2:
Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách: đi canh miếu và giết chết chằn tinh, xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa rồi lại bị Lí Thông lừa nhốt trong hang, hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ khiến Thạch Sanh bị bắt nhốt trong ngục.
Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người.
Câu 3:
Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.
Câu 4: Chi tiết thần kỳ :
(1): Tiếng đàn
+ Giải oan cho mình và nên duyên với công chúa.
+ Khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh.
- Ý nghĩa :
+ Giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cứu được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lý.
+ Khát vọng hòa bình. Muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
(2): Niêu cơm đất
+ Đãi hàng binh.
+ Ăn mãi không hết.
- Ý nghĩa:
+ Sự chân tình một mạc của lòng người.
+ Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
Câu 5:
Truyện kết thúc: Lý Thông chết, Thạch Sanh hạnh phúc là cái kết có hậu trong hầu hết các truyện cổ tích. Qua cách kết thúc câu chuyện, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
link: Soạn bài Thạch Sanh
Hoặc Soạn bài: Thạch Sanh