K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1 : Trong truyện dân gian thường sử dụng các từ : ngàu ấy , hôm nọ , từ đó , làng kia , nhà nọ ... . Em hãy lý giải vì sao người ta không xác định thời gian , không gian cụ thể Bài 2 : Truyện cổ tích thường có 2 tuyến nhân vật : chính diện và phản diện . Em hãy liệt kê các nhân vật chính diện và phản diện trong các truyện cổ tích đã học và chỉ ra sự tương phản của 2 tuyến nhân vật này Bài 3 : Bài học em...
Đọc tiếp

Bài 1 : Trong truyện dân gian thường sử dụng các từ : ngàu ấy , hôm nọ , từ đó , làng kia , nhà nọ ... . Em hãy lý giải vì sao người ta không xác định thời gian , không gian cụ thể Bài 2 : Truyện cổ tích thường có 2 tuyến nhân vật : chính diện và phản diện . Em hãy liệt kê các nhân vật chính diện và phản diện trong các truyện cổ tích đã học và chỉ ra sự tương phản của 2 tuyến nhân vật này Bài 3 : Bài học em nhận đc giúp ích cho cuộc sống bản thân từ những truyện ngụ ngôn đã học Bài 4 : Người mẹ trong truyện : " Mẹ hiền dạy con " đã dạy con theo triết lý dân gian " gần mực thì đen , gần đèn thì sáng " . Chẳng hạn , em là đứa con trong truyện , em sẽ suy nghĩ thế nào , hành động ra sao nếu nhà ở gần nghĩa địa , gần chợ mà không thể chuyển đi nơi khác ? Giả sử em rơi vào tình huống thứ 5 như cậu học trò trong truyện , em sẽ làm gì ? Có ai bít giúp mình với . Giúp đc bài nào thì giúp . Mình đag cần gấp lắm , mai mk phải nộp rùi nên GIÚP MÌNH VỚI eoeo

2
31 tháng 8 2017

Bài 1: Theo mình thì truyện dân gian không được xác định vào thời gian cụ thể rõ ràng hay nói cách khác có thể truyện dân gian được nhân dân ta hư cấu nên. Chính vì thế nếu truyện dân gian không có thời gian và không gian địa điểm cụ thể vì sẽ không mang được tính khách quan và xác đáng cho nội dung truyện.

Bài 2 :

Nhân vật chính diện: Sọ Dừa, cô em út ( Sọ Dừa); anh Chăm ( Cây tre trăm đốt); Lọ Lem ( Cô bé Lọ Lem); Thạch Sanh ( Thạch Sanh); ...

Nhân vật phản diện: Phú ông ( Cây tre trăm đốt); mụ dì ghẻ ( Cô bé Lọ Lem); Phú ông ( Con ngỗng đẻ trứng vàng) ; Lí Thông ( Thạch Sanh); ...

Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ, mang tính tích cực. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lý tưởng trong cuộc sống... có thể được coi là nhân vật lý tưởng.
Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, nhân vật tiêu cực, cần bị lên án. Thường là những con người giàu có ; tham lam luôn có tham vọng thâu tóm của cải của người khác. Mình gửi cho bạn xem đã để mình làm nốt mấy câu kia nhé !

31 tháng 8 2017

Bài 3 : Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội.Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.

Chính vì thế truyện ngụ ngôn giúp ta hiểu về xã hội :

  • Đả kích giai cấp (thống trị): đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế (Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...)
  • Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam, thói đoán mò (Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi...)
  • Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế (Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo...)
31 tháng 8 2017

Bởi vì các câu chuyện dân gian ấy có từ rất xưa rồi và thời gian ấy ko ai biết chính xác nên phải dùng các cụm từ ngày xưa, ngày ấy, hôm nọ, từ đó, làng kia, nhà nọ,...

31 tháng 8 2017

thanks! haha

22 tháng 12 2023

- Từ ngữ chỉ không gian – thời gian trong truyện cổ tích “Cây khế”: 

+ Thời gian: ngày xửa ngày xưa. 

+ Không gian: ở một nhà kia. 

- Ý nghĩa: có ý phiếm chỉ không gian, thời gian xảy ra câu chuyện, nhằm đưa người đọc vào thế giới hư cấu thuận lợi hơn. 

18 tháng 1 2023

- Những cụm từ chỉ thời gian trong quá khứ và không gian không xác định trong truyện này là:

+ Thời gian: "Ngày xửa ngày xưa"

+ Không gian "Ở một nhà kia"

Với cách dùng các cụm từ phiếm định này nhằm đưa người đọc vào gần hơi với thế giới hư ảo, cũng như tạo nên mô tuýp của truyện cổ tích, truyền thuyết.

#POPPOP

29 tháng 11 2019

- Truyện cười “Chào hỏi” liên quan đến phương châm lịch sự

- Anh chàng rể đã không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể.

    + Câu hỏi thăm của anh hoàn toàn lịch sự nhưng lại bị coi là thiếu lịch sự, tế nhị khi làm phiền tới người khác

→ Cần chú ý tới tình huống giao tiếp cho phù hợp

6 tháng 11 2017

link đây http://www.soanbai.com/2013/09/soan-bai-chi-tu.html

 chúc bn học tốt

6 tháng 11 2017

cậu lên mạng soạn bài này nó còn nhanh hơn hỏi trên này ý (lên loigiaihay mà tìm)

26 tháng 12 2023

1. Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.
2. Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:

- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.

- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.

- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.

- Do quá tham lam, bắt chim chở nặng nên người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.
3. Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:

- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.

- Người em hiền lành cho chim ăn khế.

- Con chim biết lấy vàng trả ơn.

- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản:

- Trình bày tên truyện và lí do kể truyện.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày các sự việc chính của truyện.

- Trình bày kết thúc truyện.

- Suy nghĩ của bản thân về kết thúc truyện.

 
26 tháng 10

0987028379

                                                                      Đề kiểm tra 1 T Ngữ Văn khối 6                                                                                 Thời gian:45 phútI).Lý thuyết: (4đ)Truyền thuyết là gì?(1,5đ)Cổ tích là gì?(1,5đ)Nêu một số truyện về truyền thuyết/cổ tích.(1đ)II). Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:(6đ)"...Càng lạ hơn nữa,từ hôm sau gặp sứ giả,chú bé lớn nhanh như...
Đọc tiếp

                                                                      Đề kiểm tra 1 T Ngữ Văn khối 6

                                                                                 Thời gian:45 phút

I).Lý thuyết: (4đ)

Truyền thuyết là gì?(1,5đ)

Cổ tích là gì?(1,5đ)

Nêu một số truyện về truyền thuyết/cổ tích.(1đ)

II). Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:(6đ)

"...Càng lạ hơn nữa,từ hôm sau gặp sứ giả,chú bé lớn nhanh như thổi.cơm ăn mấy cũng không no,áo vừa mắc xong đã căng đứt chỉ.Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con,đành phải chạy nhờ bà con,làng xóm.bà con gom góp gạo nuôi chú bé vì ai cũng mong chú giết giặc,cứu nước."

a).Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?Thuộc loại truyện dân gian nào?Nêu khái niệm về loại truyện dân gian đó.(2đ)

b).Hãy kể thêm một số bài văn cũng thuộc loại truyện dân gian đó.(1đ)

c).Xác định phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn văn trên.(1đ)

d).Tìm hai từ ghép trong đoạn văn trên .Đặt câu với hai từ ghép đó(1đ)

e).Giải thích nghĩa của từ:nao núng,học tập.(1đ)

              Ai trả lời nhanh và đúng nhất(tức là 10 điểm) thì mk sẽ tk cho.

0