Chỉ ra và phân tích biện pháp tu tù nhân hóa trong đoạn thơ sau:
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên thu báo về
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài thơ ra đã thấy trăng! Cũng lạ, mở đầu cho một bài thơ nói về “tin thắng trận” mà không có việc chiến trận, chuyện binh đao, lại chỉ có chuyện trăng thơ. Ấy vậy mà chuyện trăng thơ lại liên quan đến tin thắng trận, lại chuyển hóa thành tin thắng trận trong sự vận động độc đáo mà lôgic của tứ thơ: Mộng đẹp thành Thực đẹp, khiến cho bài thơ vừa tươi rói chất sống hiện thực lại dạt dào cảm hứng lãng mạn. Và đó chính là sự hài hòa tuyệt đẹp giữa cổ điển và hiện đại, thi sĩ và chiến sĩ trong hồn thơ Hồ Chí Minh để tạo nên bài thơ trăng – báo tiệp bất hủ này.
Bài thơ mang phong vị Đường thi rất đậm, từ giấc mộng trăng thơ say người đến tiếng chuông lầu trên núi cổ kính; nhưng rõ nhất là ở cấu trúc bài tứ tuyệt bốn câu thành hai phần cân đối nối tiếp nhau: cảnh Mộng trong hai câu đầu và cảnh Thực trong hai câu cuối. Mộng và Thực ở đây đều đẹp làm cho bài thơ vừa lung linh kì ảo lại ngời sáng rực rỡ.
Dễ thường ít có giấc mộng nào đẹp như giấc mộng đêm thu của Bác Hồ trong bài tứ tuyệt này. Và cũng hiếm thấy câu thơ nào lại chứa chan thi vị, mở ra một cảnh sắc thơ mộng kì ảo, một trời đầy trăng thơ say người đến thế:
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Chỉ một câu thơ mà nói rõ phẩm chất thi sĩ tuyệt vời của Bác. Không là thi sĩ đích thực, không mang một hồn thơ dạt dào nhạy cảm, không thể viết được một câu thơ như thế – nhất là trong những ngày bề bộn, căng thẳng của chiến trận. Câu thơ dịch của Huy Cận cũng đã “rất thơ”, nhưng nếu đọc nguyên tác chữ Hán ta sẽ phát hiện ra những điều mới mẻ, độc đáo trong hồn thơ của Bác. Trong giấc Mộng Đẹp này trăng nhập hẳn vào thế giới con người (điều chưa từng có trong thơ trăng Bác Hồ), thân mật trong cử chỉ (thôi song – đẩy cửa sổ), tự nhiên trong cách ăn nói (thi thành vị? – thơ xong chưa?), rõ ra người bạn tri âm tri kỉ thường đến với nhà thơ vào những đêm trăng đẹp. Bác phải yêu trăng và yêu thơ đến mức nào thì trăng – thơ mới đi vào trong giấc mơ của Bác để thành giấc mộng đêm thu tuyệt diệu,của Người.
Nhưng cái đẹp nhất của giấc mộng này không phải ở trăng – thơ mả ở chính con người. Yêu trăng và yêu thơ như thế, nhưng trăng và thơ đã lùi xuống hàng thứ hai để nhường chỗ cho điều mà, Bác quan tâm, lo lắng nhất – cũng là “ham muốn tột bậc” của Bác:
Quân vụ nhưng mang vị tố thi (Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau)
Và kì diệu biết bao, điều quan tâm lo lắng vì nước, vì dân ấy lại đến ngay cả trong giấc mơ khi Bác vừa chợp mắt sau một ngày làm việc căng thẳng. Bác tỉnh ngay cả ở trong mộng như xưa kia trong tù, Bác nhớ nước cả trong mơ. “Có đại giác thì mới có đại mộng” (Mai đình mộng kí) – đây là “đại mộng” của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong giấc mơ trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh, là sự hài hòa tuyệt điệu giữa tinh thần chiến sĩ và cốt cách thi sĩ trong con người Bác. Trong cuộc đời và trong thơ ca, từ xưa đến nay, có giấc mộng nào đẹp hơn thế nữa?
Nhưng giấc mộng đêm thu ấy chỉ đẹp trọn vẹn với ý nghĩa sâu xa của nó chỉ tiếng chuông lầu báo tin thắng trận. Chuông lầu như cái bản lề nối liền Mộng và Thực, và bài thơ đã được phát triển theo cái tứ độc đáo: từ Mộng đẹp biến thành Thực đẹp:
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
Nếu Mộng đẹp tràn ngập ánh trăng lung linh huyền ảo thì Thực đẹp lại rộn vang tiếng chuông giòn giã báo tin thắng trận. “Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” – tiếng chuông lầu trên núi cổ kính như từ một thời xa xưa vọng về, lại mở ra một hiện thực sống động của cuộc sông đánh giặc ngày hôm nay, làm cho hiện thực ấy càng ngời sáng rực rỡ. Mộng đẹp và Thực đẹp ấy thống nhất với nhau trong cấu tứ thơ Đường: không trực tiếp mô tả sự việc mà chủ yếu là thống nhất hóa sự vật giữa hai mặt đối lập hay hai mặt tương ứng. Thơ trong tù của Bác thường thống nhất giữa hai mặt đối lập, còn thơ kháng chiến của Bác lại thường thống nhất giữa hai mặt tương ứng. Ở bài thơ này là sự thống nhất giữa Mộng đẹp và Thực đẹp, cũng là sự thống nhất giữa Tĩnh và Động, giữa Lãng mạn và Hiện thực. Từ Mộng đẹp mà có Thực đẹp; Thực đẹp là sự phát triển tự nhiên, lôgic, tất yếu của Mộng đẹp, là kết quả của Mộng đẹp đồng thời là sự minh chứng hùng hồn cho Mộng đẹp. Có Mộng đẹp thì mới có Thực đẹp, có “việc quân đang bận” trong giấc mơ trăng thì mới có ”tin thắng trận liên khu báo về” trong cảnh thực. Mộng và Thực hô ứng, xoắn xuýt, cộng hưởng với nhau hoàn chỉnh tứ thơ toàn bài. Và ta hiểu cái “tin thắng trận” này có nguồn gốc sâu xa từ con người mà trong giấc mơ trăng vẫn nhớ đến nhiệm vụ đánh giặc. Con người đẹp ấy có một giấc mơ đẹp và chính cái “đại mộng” này đã làm nên một bài thơ trăng vào loại đẹp nhất trong chuỗi ngọc thơ trăng của Bác: một bài thơ trăng đe báo tin thắng trận, một bài thơ đậm đà phong vị Đường thi nhưng lại ngời sáng tinh thần thời đại.
THAM KHẢO
a.Phép tu từ
- Phép tu từ nhân hóa: « Trăng nhòm”, điệp từ “ ngắm”
b. Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:
- Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...
- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời
biện pháp tu từ : điệp ngữ và nhân hóa
BP nhân hóa : Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu
BP điệp từ : ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người
giá trị : Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu
Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta bên cạnh đó người còn là một nhà thơ nổi tiếng." Tin Thắng Trận " là 1 trong những tác phẩm nổi tiếng của người. Trong bài thơ em ấn tượng nhất với câu thơ" Trăng vào cửa sổ đòi thơ/Việc quân đang bận xin chờ hôm sau'. Nhà thơ đã rất khéo lé sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu thơ này. Trăng vốn là một vật vô tri vô giác mà giờ lại" vào cửa sổ đòi thơ". Ở đây bằng cách sử dụng biện pháp nhân hóa , ta thấy trăng trở nên gần gũi hơn.Hình tượng của trăng bấy giờ nó là một người bạn, người đồng chí của nhà thơ chứ không phải là trăng bình thường nữa. Tiếp đến là nói trăng" xin chờ hôm sau". Bác không thể viết thơ được vì vốn đang " Bận việc quân". Dẫu yêu trăng lắm nhưng biết sao được.Ta thấy được bác và trăng như đang trò chuyện giao hòa cùng nhau như đôi bạn thân tri ân tri kỉ. Tác giả đã rất thành công trong việc bộc lộ tình cảm của mình. Một nhà thơ yêu trăng rất đỗi nhạy cảm nhưng luôn đặt việc nước lên đầu
P/S: Tự làm
Viết đoạn văn:
- Đoạn thơ trên miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng nơi thôn quê bình dị và sự gắn kết của bạn nhỏ với ánh trăng. (0.5đ)
- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: “Những hôm nào trăng khuyết/Trông giống con thuyền trôi”, ánh trăng hiện lên thật cụ thể, sinh động, giàu sức gợi hình, kích thích liên tưởng của người đọc, người nghe. (1.5đ)
- Hai câu thơ sau, Nhược Thủy sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa : “Em đi trăng theo bước/Như muốn cùng đi chơi”, ánh trăng hiện lên mang những đặc điểm tâm lý người (theo bước, muốn cùng đi chơi...). Trăng như người bạn tri kỉ cùng bạn nhỏ đi khắp mọi nẻo đường. Đó chính là sự gắn bó, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. (1.5đ)
- Viết theo cấu trúc đoạn văn, có mở đoạn, đầu dòng viết hoa, lùi dòng, kết thúc có dấu câu. (0.5đ)
-Tác dụng là::Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...
Biện pháp tu từ : nhân hóa (Trăng ngồi qua khe cửa ngắm nhà thơ)
-TD:Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. Nếu Mộng đẹp tràn ngập ánh trăng lung linh huyền ảo thì Thực đẹp lại rộn vang tiếng chuông giòn giã báo tin thắng trận. "Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” – tiếng chuông lầu trên núi cổ kính như từ một thời xa xưa vọng về, lại mở ra một hiện thực sống động của cuộc sông đánh giặc ngày hôm nay, làm cho hiện thực ấy càng ngời sáng rực rỡ. Mộng đẹp và Thực đẹp ấy thống nhất với nhau trong cấu tứ thơ Đường: không trực tiếp mô tả sự việc mà chủ yếu là thống nhất hóa sự vật giữa hai mặt đối lập hay hai mặt tương ứng. Thơ trong tù của Bác thường thống nhất giữa hai mặt đối lập, còn thơ kháng chiến của Bác lại thường thống nhất giữa hai mặt tương ứng. Ở bài thơ này là sự thống nhất giữa Mộng đẹp và Thực đẹp, cũng là sự thống nhất giữa Tĩnh và Động, giữa Lãng mạn và Hiện thực. Từ Mộng đẹp mà có Thực đẹp; Thực đẹp là sự phát triển tự nhiên, lôgic, tất yếu của Mộng đẹp, là kết quả của Mộng đẹp đồng thời là sự minh chứng hùng hồn cho Mộng đẹp. Có Mộng đẹp thì mới có Thực đẹp, có "việc quân đang bận" trong giấc mơ trăng thì mới có ”tin thắng trận liên khu báo về" trong cảnh thực. Mộng và Thực hô ứng, xoắn xuýt, cộng hưởng với nhau hoàn chỉnh tứ thơ toàn bài. Và ta hiểu cái "tin thắng trận" này có nguồn gốc sâu xa từ con người mà trong giấc mơ trăng vẫn nhớ đến nhiệm vụ đánh giặc. Con người đẹp ấy có một giấc mơ đẹp và chính cái "đại mộng" này đã làm nên một bài thơ trăng vào loại đẹp nhất trong chuỗi ngọc thơ trăng của Bác: một bài thơ trăng đe báo tin thắng trận, một bài thơ đậm đà phong vị Đường thi nhưng lại ngời sáng tinh thần thời đại.
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên thu báo về
=>Nhân hóa
=>Đây là một trong nét đặc sắc thi pháp thơ Hồ Chí Minh. Và đặc biệt cách cấu tứ này giúp ngươi đọc cảm nhận được một điều hết sức tinh tế nhưng vô cùng sâu sắc của Bác đối với trăng. Bác yêu trăng, tình yêu đó gắn chặt với tình yêu Tổ quốc. Đây chính là bài học sâu sắc người đọc thu nhận được khi đọc lại những vần thơ trăng của Bác.