1. Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên, người ta dựa vào vật mốc. Vật mốc:
A. phải là Trái Đất
B. phải là một vật nào đó đứng yên so với mặt đất.
C. phải là một vật nào đó chuyển động so với mặt đất
D. là Trái Đất hoặc một vật nào đó đứng yên hay chuyển động so với mặt đất
2. Phát biểu nào sau đây về chuyển động và quỹ đạo là đúng?
A. Vật đứng yên với vật mốc này thì cũng đứng yên với vật mốc khác
B. Vật chuyển động với vật mốc này thì cũng chuyển động với vật mốc khác
C. Vật có thể có quỹ đạo cong với vật mốc này nhưng lại đứng yên với vật mốc khác
D. Vật có quỹ đạo tròn với vật mốc này thì cũng có quỹ đạo tròn với vật mốc khác
3. Theo em, câu phát biểu: "Khi khoảng cách từ vật đến vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc." có luôn đúng không, vì sao? (không nêu ví dụ, chỉ giải thích thôi á)
Mong mọi người giúp em với, em đang cần rất gấp ạ ❤️
Bài tập sách tài liệu dạy học Vật lý 8 chủ đề 1: Chuyển động cơ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn D
Trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối, nghĩa là vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại có thể chuyển động so với vật khác. Do vậy, vật được chọn làm mốc có thể là bất kì vật nào.
a, Người đó đứng yên so với dòng sông
- đứng yên so với con thuyền
b, chiếc thuyền sẽ chuyển động so với người bên bờ sông
Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi
A. vật đó không chuyển động.
B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian.
C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi
Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai.
a.Trong chiếc quạt máy đang quay, cánh quạt đứng yên so với thân quạt
b.Trong chiếc ô tô đang chuyển động người lái xe đứng yên so với ô tô.
c.Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.
d.Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền.
1 : D
Cau 2
Đáp án đúng: C
Giải thích:
a) Vật đứng yên so với vật mốc này thì có thể chuyển động so với vật mốc khác.
VD: Lấy người đi xe làm mốc thì cây cối ven đường chuyển động, còn lấy đường làm mốc thì cây lại đứng yên.
b) Vật chuyển động so với vật mốc này thì CÓ THỂ chuyển động so với vật mốc khác.
(VD giống câu a)
d) Vật có quỹ đạo tròn với vật mốc này thì CÓ THỂ có quỹ đạo tròn với vật mốc khác.
VD: Đối với những vật ở tâm đường tròn thì vật chuyển động theo quỹ đạo tròn so với vật mốc, nhưng vật mốc ở vị trí khác thì chưa chắc vật đã chuyển động tròn so với vật mốc đó.
3: Sai trong trường hợp chuyển động tròn
1. D
2. C
3. Không, vì một vật có thể đứng yên vs vật mốc này nhưng lại chuyển động vs vật mốc khác.