1. Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuric và nhánh còn lại đổ thêm nước, khi cột nước trong nhánh thứ hai là 65cm thì thấy mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau. Tìm độ cao của cột axit sunfuric. Biết rằng trọng lượng riêng của axit sunfuric và của nước lần lượt là 18000N/m^3 và 10000N/m^3. Kết quả có thay đổi không nếu tiết diện ngang của hai nhánh không giống nhau
2. Cho một cái bình hẹp có độ cao đủ lớn:
a. Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách đáy ống 0,46cm, tính áp suất do thủy ngân tác dụng lên đáy ống và lên điểm A cách đáy ống 0,14cm
b. Để tạo ra một áp suất của đáy ống như câu a, phải đổ nước vào ống đến mức nào. Cho trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m^3, của nước là 10000N/m^3
3. Một cái đập nước của nhà máy thủy điện có chiều cao từ đáy hồ chứa nước đến mặt đập là 150m. Khoảng cách từ mặt đập đến mặt nước là 20m cửa van dẫn nước vào tua bi của máy phát điện cách đáy hồ 30m. Tính áp suất của nước tác dụng lên cửa van, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/^3
4. Một cái cốc hình trụ, chứa một lượng nước, lượng thủy ngân và lượng dầu. Độ cao của cột thủy ngân là 4cm, độ cao của cột nước là 2cm và tổng cộng độ cao của chất lỏng chứa trong cốc là 40cm. Tính áp suất của chất lỏng lên đáy cốc. Cho khối lượng riêng của nước là 1g/cm^3, của thủy ngân là 3,6g/cm^3 và của dầu là 1,2g/cm^3
5. Một cái cốc hình trụ chứa một lượng nước và một lượng thủy ngân có cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của nước và thủy ngân trong cốc là 20cm. Tính áp suất của các chất lỏng lên đáy cốc. Cho khối lượng riêng của nước là 1g/cm^3, của thủy ngân là 3,6g/cm^3
6. Người ta dựng một ống thủy tinh vuông góc với mặt thoáng của nước trong bình, hai đầu ống đều hở, phần ống nhô trên mặt nước có chiều cao 7cm, sau đó rót dầu vào ống phải có chiều dài bằng bao nhiêu để nó có thể hoàn toàn chứa dầu? Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m^3
7. Một cốc hình năng trụ, đáy hình vuông có cạnh 20cm chứa một chất lỏng. Tính độ cao h của cột chất lỏng để áp lực F tác dụng lên thành cốc có giá trị bằng áp lực của chất lỏng lên đáy cốc
8. Bình A hình trụ có tiết diện 6cm^2 chứa nước đến độ cao 25cm. Bình hình trụ B có tiết diện 12cm^2 chứa nước đến độ cao 60cm. Người ta nối chúng thông nhau ở đáy bằng một ống dẫn nhỏ. Tìm độ cao ở cột nước ở mỗi bình. Coi đáy của hai bình ngang nhau và lượng nước chứa trong ống dẫn là không đáng kể
Bài 2:
Đổi:
\(0,46cm=0,0046m;0,14cm=0,0014m.\)
Áp suất do thuỷ ngân tác dụng lên đáy ống là:
\(p=d.h=136000.0,0046=625,6\left(Pa\right)\)
Áp suất do thuỷ ngân tác dụng lên điểm A là:
\(p'=136000.\left(0,0046-0,0014\right)=435,2\left(Pa\right)\)
Để tạo ra một áp suất của đáy ống như câu a, phải đổ nước vào ống đến mức:
\(h'=\dfrac{p}{d_{nuoc}}=\dfrac{625,6}{10000}=0,06256\left(m\right)\)
Vậy: .....
Bài 3:
Áp suất của nước tác dụng lên cửa van là:
\(p=d.h=10000.\left(150-20-30\right)=1000000\left(Pa\right)\)
Vậy: ....