K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Nàng hết sức thuốc than lễ bế thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàng rằng:- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Nàng hết sức thuốc than lễ bế thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàng rằng:

- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song, làm tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi không biết sống chết thế nào không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.

Bà cụ nói xong thì mất. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.

 

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm đó.

2. Lời thoại của bà mẹ trong đoạn trích trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Tại sao?

3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn "...Nàng hết lời thương xót, phàm việc may chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình."

4. Kể tên một tác phẩm trong ngữ văn THCS cũng thể hiện hình ảnh người phụ nữ (ghi rõ tên tác giả)

 

1
25 tháng 8 2021

1. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ.

2. Phương châm lịch sử. Lời ăn tiếng nói của bà cụ rất điềm đạm.

3. Biện pháp nghệ thuật: so sánh. Tác dụng: làm cho câu văn hay hơn và đầy đủ hơn. Còn thể hiện nàng lo một người con dâu hiếu thảo, coi mẹ chồng như cha mẹ đẻ của mình. Giúp tôn lên những phẩm chất tốt đẹp của nàng. 

4. Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương.

Câu 1 (3.0 điểm)Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới :Tình cha ấm áp như vầng thái dương,Ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn.Suốt đời vì con gian nan,Ân tình đậm sâu bao nhiêu,Cha hỡi ! Cha già dấu yêu […]Còn nhớ những ngày ấy, những đêm trường giá lạnh.Và cha nằm ôm con, sưởi ấm những canh dài.Nhẹ nhàng ôm con và cha khẽ nói :“Này con yêu ơi ! Con hãy nhớ.Hãy nhớ lời cha, sống cho nên...
Đọc tiếp
Câu 1 (3.0 điểm)Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới :Tình cha ấm áp như vầng thái dương,Ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn.Suốt đời vì con gian nan,Ân tình đậm sâu bao nhiêu,Cha hỡi ! Cha già dấu yêu […]Còn nhớ những ngày ấy, những đêm trường giá lạnh.Và cha nằm ôm con, sưởi ấm những canh dài.Nhẹ nhàng ôm con và cha khẽ nói :“Này con yêu ơi ! Con hãy nhớ.Hãy nhớ lời cha, sống cho nên người và con ơi chớ bao giờ dối gian.Nghèo thì cho sạch, rách sao cho thơm.”Những lời của cha năm xưa.Con nguyện ghi sâu trong tim.Cha hỡi ! Cha già dấu yêu.              (Trích lời bài hát Tình cha – Ngọc Sơn)d. Ghi lại câu hát trong đoạn trích thể hiện tình cảm của người cha dành cho con mà em thấy xúc động nhất. Lí giải vì sao ?e. Đặt vị trí mình là người con trong bài hát, em thấy mình cần phải làm gì để đáp lại tình cảm của người cha 

Cảm ơn

0
   Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.      Quê hương là gì hở mẹ      Mà cô giáo dạy phải yêu       Quê hương là gì hở mẹ      Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt     Cho con trèo hái mỗi ngày     Quê hương là đường đi học     Con về rợp bướm vàng bay       …  Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi     Quê hương nếu ai không nhớ     Sẽ không lớn nổi thành người.         ...
Đọc tiếp

 

  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.     
 Quê hương là gì hở mẹ     
 Mà cô giáo dạy phải yêu       
Quê hương là gì hở mẹ     

 Ai đi xa cũng nhớ nhiều

 Quê hương là chùm khế ngọt     

Cho con trèo hái mỗi ngày     

Quê hương là đường đi học     

Con về rợp bướm vàng bay       

… 

 Quê hương mỗi người chỉ một 

Như là chỉ một mẹ thôi     

Quê hương nếu ai không nhớ     

Sẽ không lớn nổi thành người.

                   ( Đỗ Trung Quân – Quê Hương )

1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì ? (1 điểm)

2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. ( 1 điểm)

3. Tìm một biện pháp tu từ có trong khổ cuối và cho biết tác dụng của nó ( 1 điểm)

4. Em thích câu thơ (khổ thơ) nào nhất trong đoạn trích trên ? Vì sao ? ( 1 điểm )

5. Tình yêu quê hương của nhân dân ta đã được thể hiện như thế nào khi đất nước đối mặt với đại dịch covid 19? Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 dòng. (2 điểm )

0
8 tháng 3 2022

c) phương thức biểu đặt chính là tự sự 

b) tiêu đề cho đoạn văn là người mẹ và phái đẹp 

a) đoạn văn giải thích là tình cảm mà những đứa con của minh dành cho là nhuững  tình  cảm thiêng liêng không có gì để sánh nổi nhất là tình cảm con dành cho mẹ.Tình cảm đó đẹp về tâm hồn ,đẹp về tình yêu ,đẹp về cảm xúc .

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em làm thuốc chữa bệnh cho mẹ, Phật nói: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó, hoa cúc có rất nhiều cánh… Ngày nay hoa cúc vẫn được dùng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em làm thuốc chữa bệnh cho mẹ, Phật nói: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”.Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó, hoa cúc có rất nhiều cánh… Ngày nay hoa cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của hoa cúc là Liêu Chi. ( Theo “Người mẹ và phái đẹp”. NXB văn hóa, HN 1990)

1.Văn bản trên nhằm giải thích điều gì ? Đặt tựa đề cho văn bản ? ( 1.0đ) 2.Phương thức biểu đạt nào là chính ? 2 đoạn văn trên có câu chủ đề hay không ? Vì sao ?

3.Chỉ ra thông điệp (nội dung chủ yếu) mà nhà văn muốn nhắn nhủ qua câu chuyện ?

4.Em rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản trên ?

1
1 tháng 3 2023

1. Nhằm giải thích sự ra đời của hoa cúc. 
Tựa đề: 'Sự tích bông hoa cúc''

2. PTBĐ chính: Tự sự

2 đoạn văn nào em?

3. Thông điệp: Sự hiếu thảo và tình yêu thương mẹ vô bờ bến của cô bé

4. Bài học: Chúng ta nên biết yêu thương, hiếu thuận với cha mẹ

ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Ngày xưa, có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. ​Một lần ngồi khóc lóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình,...
Đọc tiếp

ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Ngày xưa, có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. ​Một lần ngồi khóc lóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình, ông già nói vói cô bé: ​- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, hãy lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sóng được bằng ấy năm. ​Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. (Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB văn học) Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật nào là nhân vật chính? Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra một trạng ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ đó được dùng để làm gì? Ngày xưa, có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Câu 3 (1.0 điểm): Xét theo nguồn gốc, từ “hiếu thảo” thuộc từ loại gì? Em hiểu “hiếu thảo” nghĩa là gì? Câu 4 (1.0 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ? Những hành động đó ngoài là biểu hiện của tấm lòng hiếu thảo còn thể hiện những vẻ đẹp nào khác trong tâm hồn, tính cách cô bé? Câu 5 (2.0 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn (từ 3-5 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. Giúp với ạ

0
24 tháng 7 2021

1. PTBD: Biểu cảm

2. 

a, Đoạn trích nói về nỗi buồn và lo lắng, nhớ mẹ của em bé khi mẹ phải đi chống dịch

b, Thông điệp tâm đắc: Sự cảm thông và cảm phục trước sự cố gắng chống dịch của các y bác sĩ tuyến đầu, chị chọn thông điệp này vì rất biết ơn công sức của các y bác sĩ

Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Thôn Đoài ngồi nhở thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. Không sang là chẳng đường sang đã đành Bảo rằng cách trở đò giang, Nhưng...
Đọc tiếp

Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Thôn Đoài ngồi nhở thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. Không sang là chẳng đường sang đã đành Bảo rằng cách trở đò giang, Nhưng đây cách một đầu đình, Có xa xôi mấy mà tình xa xôi. (Trích Tương tư, Nguyễn Bính, Tuyền tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, 1986) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phép gieo vần được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu hiệu quả của phép tu từ nhân hỏa được sử dụng trong câu thơ: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Câu 4 (1,0 điểm). Nhận xét thái độ, tình cảm của chủ thể trữ tình thể hiện trong đoạn trích.

0
Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi        Quê hương là gì hở mẹ        Mà cô giáo dạy phải yêu        Quê hương là gì hở mẹ        Ai đi xa cũng nhớ nhiều         Quê hương là chùm khế ngọt        Cho con trèo hái mỗi ngày        Quê hương là đường đi học        Con về rợp bướm vàng bay         Quê hương là con diều biếc        Tuổi thơ con thả trên đồng        Quê hương là con đò nhỏ        Êm đềm khua nước...
Đọc tiếp

Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi

        Quê hương là gì hở mẹ

        Mà cô giáo dạy phải yêu

        Quê hương là gì hở mẹ

        Ai đi xa cũng nhớ nhiều

 

        Quê hương là chùm khế ngọt

        Cho con trèo hái mỗi ngày

        Quê hương là đường đi học

        Con về rợp bướm vàng bay

 

        Quê hương là con diều biếc

        Tuổi thơ con thả trên đồng

        Quê hương là con đò nhỏ

        Êm đềm khua nước ven sông

 

        Quê hương là cầu tre nhỏ

        Mẹ về nón lá nghiêng che

        Là hương hoa đồng cỏ nội

        Bay trong giấc ngủ đêm hè

 

        Quê hương là vòng tay ấm

        Con nằm ngủ giữa đêm mưa

        Quê hương là đêm trăng tỏ

        Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

        

        Quê hương là vàng hoa bí

        Là hồng tím dậu mồng tơi

        Là đỏ bờ môi dâm bụt

        Màu hoa sen trắng tinh khôi

        Quê hương mỗi người chỉ một

        Như là chỉ một mẹ thôi

        Quê hương nếu ai không nhớ…

                                        Quê hương – Đỗ Trung Quân

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

Câu 2.(0,5 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ?

Quê hương là chùm khế ngọt

        Cho con trèo hái mỗi ngày

        Quê hương là đường đi học

        Con về rợp bướm vàng bay

Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ nêu ra ở câu 2 ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4. (1điểm)Qua những dòng thơ:

Quê hương mỗi người chỉ một

        Như là chỉ một mẹ thôi

        Quê hương nếu ai không nhớ…

Tác giả gởi gắm bức thông điệp gì?

 

0