Bài 1 Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngátĐứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh môngThân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ dưới ngọn nắng hồng ban maia. Bài ca dao gợi cho em một bức tranh như thế nào? Hãy phác họa bức tranh đó bằng những câu văn có kết hợp miêu tả và biểu cảm.b. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu tìm và nêu giá trị của các từ láy được sử dụng trong bài ca...
Đọc tiếp
Bài 1
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
a. Bài ca dao gợi cho em một bức tranh như thế nào? Hãy phác họa bức tranh đó bằng những câu văn có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
b. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu tìm và nêu giá trị của các từ láy được sử dụng trong bài ca dao trên.
Bài 2: Tìm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em” hoặc “thương thay”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?
Phân tích bài thơ Sông núi nước Nam -để thấy rằng bài thơ này xứng đáng được coi là “ Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của nước ta.
Bài 3: Hãy giải thích vì sao cả Lý Thường Kiệt trong bài thơ Sông núi nước Nam và Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại cáo đều dùng chữ “ đế” mà không dùng chữ “vương” để nói về vua nước Nam.
- Nam quốc sơn hà Nam đế cư ( Sông núi nước Nam)
- Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. (Bình Ngô đại cáo)
ai giúp mình càng nhanh càng tốt nha
Qua bài ca dao trên cha thấy người con gái thùy mị, nết na không chỉ đẹp về bên ngoài mà còn đepx lẫn trong tâm hồn. Cô gái ở độ tuổi 15 đẹp như bông hoa của buổi sớm ban mai, ngây thơ trong trắng hồn nhiên đang bước vào cuộc đời với bao sự kì diệu mới lạ. Một cô gái xinh đẹp chứa vẻ đẹp của người VN. Là người con gái đẹp như những viên ngọc quý và sẽ rất hạnh phúc.
* Nguồn : Hoc 24 *
Bạn tham khảo nhé :
Trong hai dòng thơ đầu của bài ca dao trên có sự đặc biệt, hai dòng thơ đều có 12 tiếng, đây là sự biến thể của ca dao ( vì ca dao thường theo thể thơ lục bát ). Các điệp từ và đảo ngữ đc nhắc đi, nhắc lại (ni ; tê; bát ngát; mênh mông ). Việc sử dụng điệp từ kết hợp với đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh vào sự mênh mông, rộng lớn của cánh đồng lúa đã tạo ra vẻ đẹp của quê hương. Người đọc còn hình dung nhân vật trữ tình đứng bên này nhìn bên kia, rồi lại đứng bên kia nhìn bên này với sự yêu mến vẻ đẹp tràn đầy sức sống của cánh đồng lúa.Câu thơ " Thân em như chẽn lúa đòng đòng " sử dụng bpnt so sánh quen thuộc trong ca dao, dân ca. Tác giả dân gian dùng hình ảnh " thân em " mang giọng điệu tự hào, mãn nguyện để so sánh " chẽn lúa đòng đòng ", cách so sánh vừa cụ thể lại vừa gợi ra sự liên tưởng cao vì chẽn lúa đòng đòng, thể hiện sức sống căng tràn của cây lúa trong kỳ con gái. Tác giả đã so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp tràn đầy so sánh, đặc điểm của người thiếu nữ. Người thiếu nữ ấy hằng ngày cần cù, tần tảo hàng ngày lao động để tạo ra vẻ đẹp cho cánh đồng lúa bằng việc sử dụng bpnt so sánh, tác giả như bộc lộ sự trầm trồ, ca ngợi vẻ đẹp của người thiếu nữ lao động trên cánh đồng lúa của quê hương.