TRĂNG ƠI...TỪ ĐÂU ĐẾN
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân
Trăng ơi… từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…
Chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 8 và ghi vào bài làm :
Câu 1 : Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
A. tự do B. lục bát C. bốn chữ D. năm chữ
câu 2 : hình ảnh xuất hiện xuyên suốt bài thơ là gì ?
A. biển xanh B. vầng trăng C. quả bóng D. chú bộ đội
Câu 3 : biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ "trăng tròn như mắt cá" ?
A. nhân hóa B. ấn dụ C. hoán dụ D. so sánh
câu 4 : từ "lửng lơ" trong câu thơ "lửng lơ trên trước nhà." có nghĩa là gì ?
A. Ở trạng thái nửa vời, không xác định rõ.
B. Nửa chừng, không tới, không lui.
C. Chuyển động nhẹ lưng chừng, không bám vào đâu.
D. Chần chừ, không dứt khoát, không dám hành động.
câu 5 : ý nào nói đúng nhất về nội dung hai câu thơ "trăng soi chú bộ đội/ và soi góc sân." ?
A. trăng soi sáng sân nhà và con đường hành quân của chú bộ đội
B. dưới vầng trăng sáng, con đường trở nên huyền ảo diệu kì
C. ánh trăng tỏa sáng rực rỡ khiến cả góc sân nhà em lung linh
D. ánh trăng tỏa sáng giúp bước chân chú bộ đội nhanh hơn
Câu 6 : vì sao tác giả gắn vầng trăng với các hình ảnh rừng xa, biển xanh, mắt cá, sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, góc sân ?
A. đó là những hìn hảnh rất đặc biệt không giống ở nói khác
B. đó là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc của quê hương
C. những hình ảnh ấy đều có sức cuốn hút với tất cả mọi người
D. những hình ảnh ấy là trí tưởng tượng phong phú của các bạn nhỏ
câu 7 : bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả ?
A. yêu trăng, tự hào về quê hướng, đất nước
B. yêu góc sân nhà trong đêm sáng
C. yêu mến, tự hào, cảm phục các chú bộ đội
D. yêu trăng, thương chú Cuội, nhớ chị Hằng
câu 8 : tác giả đã cảm nhận về vầng trăng trong bài thơ bằng :
A. những hình ảnh ngộ nghĩnh, mới lạ
B. tình yêu trăng của một người nghệ sĩ tài hoa
C. tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng
D. những vần thơ kì diệu tạo nên hình ảnh mới lạ trong mắt trẻ thơ
thực hiện các yêu cầu sau :
câu 9 : hình ảnh trong bài thơ trên gợi cho em những cảm xúc gì ?
câu 10 : qua bài thơ trên, hãy ghi lại ngắn gọn suy nghĩ của em về tình yêu quê hương.
Trần Đăng Khoa được coi là thần đồng trong làng thơ Việt. Khi mới chỉ học tiểu học, thơ của Trần Đăng Khoa đã đến vs độc giả và đc độc giả đón nhận. Những bài thơ nhẹ nhàng, gần gũi, dễ nghe, đễ hiểu đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người. Mọi người chúng ta ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi TĐKhoa cũng như vậy. Ông đã sáng tác bài thơ '' Trăng ơi..từ đâu đến ?'' để thể hiện niềm yêu trăng của mình ,Trong đó có khổ thơ :
…Trăng ơi …Từ đâu đến ?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :
Hay từ một sân chơi
Câu hỏi tu từ như nổi bật lên sự hồn nhiên và tài trí nhanh nhạy của cậu bé ...
''Trăng tròn như quả bóng / Đứa nào đá lên trời ''
Ở đây ,nghệ thuật so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, đặc sắc như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí”mười tuổi của một sân chơi thực thụ . Với ngôn ngữ thơ trong sáng ,ngắn gọn... ông đã làm cho bài thơ thêm hấp dẫn. Qua bài thơ trên ,ta càng thêm yêu trăng và khâm phục tài năng sáng tạo của nhà thơ TĐK
~ Chúc bn học tốt!~
Trần Đăng Khoa đc coi là thần đồng trong làng thơ Việt. Khi ms chỉ học tiểu học, thơ của TĐK đã đến vs độc giả và đc độc giả đón nhận. Những bài thơ nhẹ nhàng, gần gũi, dễ nghe, đễ hiểu đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người. Trong đó không thể kể đến Trăng ơi...từ đâu đến. Bài thơ...khổ với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc để lại ấn tượng lớn trong lòng người đọc. Trong đó, có đoạn
(Trích thơ)
Được trích trong bài thơ "Trăng ơi...từ đâu đến" của Trần Đăng Khoa.
"Trăng ơi từ đâu đến" - câu hỏi ngộ nghĩnh và rất ngây thơ của 1 đứa trẻ, cách hỏi thân mật như 1 người bạn hỏi 1 người bạn => nhân hóa làm nổ bật cái ngộ nghĩnh của trẻ thơ và sự gần gũi của ánh trăng.
Rồi lại chính mình trả lừoi cho câu hỏi đó "Hay từ một sân chơi". Và làm tiền đề cho câu tiếp theo "Trăng tròn như quả bóng" . HÌnh ảnh so sánh quả bóng là hình ảnh rất gần gũi đối với trẻ thơ. Tuổi thơ hầu như ai mà chẳng chơi bóng đá. Quả bóng nghiễm nhiên trở thành người bạn, vật bất li thân của trẻ thơ. Trăng được so sánh với quả bóng như ngầm ý về sự yêu mến, thân thuộc mà tác giả dành cho trăng. Rồi "Bạn nào đá lên trời" - câu nói rất đúng chất của một đứa trẻ. Bởi ông veiét bài này lúc còn nhỏ - tâm hồn trẻ thơ luôn hiện hữu càng làm cho bài thơ thêm hay và gần gũi với trẻ thơ.(mik viết vậy thôi bạn tự phân tích tiếp cho đúng bài làm của mik)