Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và nơtron. B.proton và nơtron.
C. nơtron và electron. D. electron, proton và nơtron
Câu 2. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. electron và nơtron. B. proton và nơtron.
C. nơtron và electron. D. electron, proton và nơtron.
Câu 3. Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron. B. electron và nơtron.
C. proton và nơton. D. proton vàelectron.
Câu 4. Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là
A. electron. B. proton. C. nơtron. D. nơtron vàelectron.
Câu 5. Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là
A. proton. B. nơtron. C. electron. D. nơtron vàelectron.
Câu 6. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên
A. số hạt proton = số hạt nơtron B. số hạt electron = số hạt nơtron
C. số hạt electron = số hạt proton D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt nơtron
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
Câu 8. Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:
(1) X có 26 nơtron trong hạt nhân
(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
(3)X có điện tích hạt nhân là 26+.
(4) Khối lượng nguyên tử X là 26u.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và nơtron.
(2) Lớp vỏ của tất cả các nguyên tử đều chứa electron.
(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.
(4) Trong nguyên tử, hạt mang điện là nơtron và electron.
(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Nhà hóa học phát hiện ra electron là
A. Mendeleep B. Chatwick C. Rutherfor D.J.J. Thomson
Nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt proton ,nơtron ,electron. Nhưng do khối lượng của hạt eletron rất bé so với hạt proton và hạt nơtron. Nên khối lượng nguyên tử chính là bằng tổng khối lượng hạt prôton hạt nơtron, hay chính bằng khối lượng của hạt nhân. Khối lượng của hạt proton và hạt nơtron đều xấp xỉ bằng 1 đvC (thường coi bằng 1 đvC). Vì số hạt proton và nơtron đều là số nguyên. Suy ra nguyên tử khối cũng là số nguyên. Vậy tại sao khi tính toán chúng ta thường dùng nguyên tử khối của Clo là 35,5
Bởi vì :
Các nguyên tố hóa học đều có tỉ lệ % số nguyên tử xắc định cũng giống như là trong một nguyên tử có tỉ lệ % số hạt xác định . Mà nguyên tố Cl lại có 2 tỉ lệ % luôn đúng là :
+ Cl 35 chiếm 75,77% và Cl 37 chiếm 24,23%
=> Nguyên tử khối trung bình là: \(NTK_{tb}=\dfrac{35.75,77}{100}+\dfrac{37.24,23}{100}=35,4846\approx35,5\)
Vậy nên khi tính toán ta thường dùng NTK của Clo là 35,5 (đvc)
Theo em nghĩ ''
Hầu hết các nguyên tố hóa học có nguyên tử khối của chúng là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị .
Bởi vị Clo có hai đồng vị bền ( khác với các nguyên tử còn lại nên khi tính toán mới ra số khối lẻ ) là :
+ Cl ( NTK = 35 ) chiếm 75,77% .
+ Cl ( NTK= 37 ) chiếm 24,23%
Bởi vậy người ta lấy nguyên tử khối trung bình của hai đồng vị này làm nguyên tử khối cho nguyên tử khối của Cl .
\(=>NTK_{Cl}=\dfrac{75,77.35}{100}+\dfrac{24,23.37}{100}\approx35,5\left(ĐvC\right)\)