Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong bài thơ QUÊ HƯƠNG của Lỗ Tấn .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở đoạn
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
- Giới thiệu chung về nhân vật Nhuận Thổ
2. Thân đoạn
- Hình ảnh Nhuận Thổ lúc còn nhỏ: thông minh, tháo vát, lanh lợi, nhanh nhẹn...
- Hình ảnh Nhuận Thổ lúc trưởng thành: còm cõi, đần độn, mụ mẫm, chậm chạp...
- Tình cảm của nhân vật “Tôi” với Nhuận Thổ.
3. Kết đoạn
- Nhận xét chung về nhân vật.
- Suy nghĩ của bản thân về nhân vật Nhuận Thổ.
Tham khảo:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào.(Câu ghép) Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Có lẽ, bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù (Câu thành phần biệt lập). Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
Em tham khảo:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương.
Câu ghép + TPBL: In đậm nghiêng
1. Mở bài:
- Giới thiệu tình yêu quê hương, nêu ý kiến khái quát của mình về tình yêu quê hương trong bài thơ.
2. Thân bài:
- Khái quát chung về bài thơ: một tình yêu tha thiết trong sáng, đậm chất lí tưởng lãng mạn.
- Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt Trường Giang.
- Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên.
- Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại, vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương.
3. Kết bài:
Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào, nó là sản phẩm của một tâm hồn trẻ trung, thiết tha đầy thơ mộng.
I. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Lỗ Tấn: Một nhà văn tài năng với mong muốn dùng văn chương làm vũ khí tinh thần chống lại sự ngu dốt lạc hậu
- Vài nét cơ bản về tác phẩm Cố hương: Một tác phẩm chứa đựng những trăn trở của nhà văn thông qua hành trình trở về quê của nhân vật “tôi”
II. Thân bài
1. Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi”
a. Trên đường về quê
- Hoàn cảnh: Trời giá lạnh, đang độ giữa đông, nhân vật “tôi” về quê sau hơn 20 năm xa cách
- Mục đích: Ý định là để từ giã lần cuối cùng, đem gia đình đến đất khách tôi đang làm ăn sinh sống.
- Không gian làng quê: Trời u ám, thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới trời vàng úa… ⇒ Lòng tôi se lại vì “trong ký ức làng cũ đẹp hơn kia”, thất vọng, hụt hẫng vì làng xóm tiêu điều, hoang vắng quá khác xưa.
⇒ Bức tranh làng quê ảm đạm, héo hon, làm rõ tình cảnh sa sút của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX
b. Những ngày “tôi” ở quê
Nhân vật “tôi” cảm nhận mọi thứ trên quê hương mình:
- Khung cảnh:
+ Sáng tinh mơ, trên mái ngói, mấy cọng rơm khô phất phơ
+ Các gia đình đã dọn đi nhiều, càng hiu quạnh.
⇒ không gian hoang vắng, hiu quạnh, gợi cảm giác buồn
- Con người
+ Mẹ: “mừng rỡ, nét mặt ẩn một nỗi buồn”: nỗi buồn của người sắp phải từ giã nơi mình sinh ra và lớn lên mà chưa hẹn ngày gặp lại.
⇒ Tâm trạng lưu luyến, buồn của một người sắp xa quê.
+ Cháu Hoằng: nhìn “tôi” chòng chọc vì nó chưa gặp “tôi” lần nào, thấy tôi khác xa những người ở quê mà hằng ngày nó được gần gũi tiếp xúc.
⇒ nhấn mạnh sự đổi thay của quê hương, của bên trong con người, khiến Hoàng lạ lẫm với tôi so với những người, nếp sống, suy nghĩ quen thuộc ở quê.
+ Chị Hai Dương: 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến, sau 20 năm trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình.
+ Nhuận Thổ: Lúc nhỏ còn là cậu bé nông dân khoẻ mạnh, lanh lợi tháo vát, hiểu biết nhiều, hiện tại là người nông dân già nua, nghèo khổ đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận.
⇒ Nguyên nhân: sự thay đổi này do cách sống lạc hậu của người nông dân từ hiện thực đen tối, xã hội phong kiến đang suy tàn .
+ Nhân vật Thủy Sinh: Giống hệt bố ở tính nhút nhát, chỉ núp sau lưng bố, so với Nhuận Thổ 20 năm về trước “gầy còm, vàng vọt cổ không đeo vòng bạc”.
⇒ Nghèo khổ, lam lũ hơn, không đẹp đẽ như tuổi thơ Nhuận Thổ xưa. Tác giả cũng ngầm lo lắng về tương lai thế sau như Thủy Sinh liệu có như Nhuận Thổ bây giờ.
⇒ Nhà văn đang nhìn thẳng vào hiện thực xã hội tha hóa con người và dùng văn chương, phơi bày hiện thực để thức tỉnh con người “chữa bệnh tinh thần cho dân tộc”
c. Trên đường rời xa quê
- Hoàn cảnh: Chiều hoàng hôn ⇒ dụng ý nghệ thuật bố cục đầu cuối tương ứng, mặt khác thời gian hoàng hôn còn gợi buồn, suy tư.
- Tâm trạng: lòng không chút lưu luyến, cảm thấy vô cùng lẻ loi, ngột ngạt.
- Mơ về một cuộc sống khác: tươi đẹp, hạnh phúc hơn lúc này.
+ Mong ước: Chúng nó (bọn trẻ) không giống chúng tôi không bao giờ phải áp bức nhau ...
+ “Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới” sống giữa làng quê tươi đẹp, con người tử tế thân thiện.
2. Hình ảnh con đường
- Con đường sông, đường thủy (nghĩa đen): đi mãi cũng thành đường thôi. Đó là con đường mà tôi và cả gia đình đang đi.
- Con đường cho cả dân tộc Trung Hoa xây dựng, đổi mới, đó là niềm hy vọng của các nhà văn về một ngày mai tươi sáng đối với cả dân tộc (nghĩa bóng).
⇒ Vấn đề đặt ra: Xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới tốt đẹp hơn cho tương lai. Hi vọng vào thế hệ trẻ làm thay đổi quê hương, đem đến tự do hạnh phúc cho con người.
III. Kết bài
- Khái quát lại những giá trị nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công của tác phẩm.
- Liên hệ tới con đường đất nước, con đường bản thân.
Sự biểu hiện tình quê hương qua 2 bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" và "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê":
- Hoàn cảnh và tình huống:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Nhà thơ sống xa quê hương, trông trăng sáng và nhớ về quê cũ.
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Nhà thơ trở về quê sau một khoảng thời gian dài (khoảng 15 năm) và có những cảm nhận về quê hương.
- Tâm trạng được thể hiện:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Nỗi nhớ, thao thức không ngủ được vì nhớ về quê hương.
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: nỗi buồn, sự ngạc nhiên ngỡ ngàng về sự đổi khác của quê hương (mặc dù giọng quê không đổi nhưng trẻ con sống ở đó không còn nhận ra tác giả nữa, hỏi: khách ở nơi nào tới chơi)
- Nghệ thuật biểu hiện:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Nghệ thuật đối.
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Nghệ thuật tiểu đối, bình đối, câu hỏi tu từ
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Dẫu kỉ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.
Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỉ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:
Cúi đầu nhớ cố hương
Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.
Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi
Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.
Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỉ niệm khác nhau.
Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.
Cùng một chủ đề là tình yêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bảo tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.
2.Quê hương em là một vùng đất thanh bình và tuyệt đẹp. Ở đó có những ngọn núi to lớn, có những dòng kênh xanh, có những bụi tre xanh rì rào trong gió. Đặc biệt, người dân ở quê em ai cũng hiền lành, chân chất. Mọi người yêu quý, đỡ đần, đùm bọc lẫn nhau. Phải sống ở đó rồi, thì mới thấm được cái tình làng nghĩa xóm quý báu ấy. Em thích nhất, là những tối mùa hè, được cùng các anh chị nằm trên cái chõng tre nghe ông kể chuyện. Rồi tíu tít đưa những bàn tay nhỏ bé chỉ lên những ngôi sao trên cao, vẽ ra đủ hình dáng kì lạ. Những kí ức, khoảnh khắc tuyệt vời về quê hương ấy, em sẽ khắc ghi mãi trong tim mình.
Trong các tác phẩm của trung quốc, chúng ta không thể không nhắc tới những cây bút lớn như Đỗ phủ, Lí Bạch, Bạch cư Dị, và có lẽ sẽ là một sai sót lớn nếu chúng ta quên mất cái tên Lỗ Tấn. ông là một nhà văn lớn, cí những tư tưởng mới, vượt thời đại và thể hiện một cái nhìn hết sức văn mình trong thời kì đất nước Trung Quốc đang bước vào chiến tranh. Trong những truyện ngắn của ông, em thích nhất là truyện “ cố hương”. Câu chuyện kể lại cuộc quay trở về quê hương của tác giả sau hơn hai mươi năm xa cách. Hiện nay những con người và cảnh vật đã thay đổi nhiều. nét tàn tạ thể hiện một cách rất rõ nét qua những động tác, ngôn ngữ và diện mạo của những người đã từng gắn bó một cách sâu sắc với tuổi thơ của ông. Trong đó có Nhuận Thổ- một người bạn thiếu thời của ông. Đây chính là một trong những điều khiến cho ông cảm thấy đau khổ nhất bởi sự thay đổi trong cách suy nghĩ và trong tính cách của một người bạn cũ.
Nhuận Thổ được miêu tả trong kí ức của tác giả chính là một cậu bé thông minh, khỏe mạnh và đẹp trai. Tuy Nhuận Thổ là cậ bé nhà nghèo nhưng do là con trai lại là người được bố mẹ chiều chuộng cho nen cậu bé lại có gương mặt hết sức bầu bĩnh, đáng yêu. Những chi tiết miêu tả những đặc điểm về ngoại hình của cậu bé là chiếc mũ lông đội đầu với chiếc vòng bạc lấp lánh ở cổ cho cậu bé dễ nuôi lớn. Ngày ấ, nhìn ngoại hình và những hành động của cậu bé, ai cũng nhận xét rằng, đó sẽ là một người có tương lại tốt đẹp.
Thế nhưng nhiều năm sau gặp lại, Nhuận thổ đã thay đổi, không còn là cậu bé ngày nào nữa. thay vào đó, cậu đã cao gấp hai, gấp ba lần hồi trước, đôi mắt không còn là đôi mắt đen láy, thông mình mà là một đôi mắt lờ đờ đỏ sọng. làn da vốn bầu bĩnh nay trở nên vàng vọt và có nhiều những nếp nhăn. Hình ảnh cậu bé thông minh và nhanh nhen ngày nào không còn nữa, thay vào đó là hình ảnh của một người trưởng thánh ít nói, chậm chạp và có phần hèn kém. Điều đó khiến cho tác giả hết sức bất ngờ. giờ đây, Nhuận Thổ chỉ là con người như bao người khác, bị số phận đưa đấy, luôn cúi đầu trước mọi giông bão của cuộc đời. có lẽ do chàng đã bị ăn sâu vào những tư tưởng phân chia giai cấp mà khi gặp tác giả, lời đầu tiên mà tác giả được nghe chính là hai chữ” thưa ông”. Có thẻ nói là đâu đơn, xót xa nhường nào cho sự thay đổi to lơn ấy. rõ ràng những năm nào Nhuận thổ vẫn còn là một cậu bé vô lo vô nghĩ với những dự định, ước mơ trong tương lai, ấy vậy mà giờ đây, cậu không còn giữ lại được bất cứ điều gì từ những sự nhanh nhẹn hay thông minh khi còn nhỏ nữa. tác giả vô cùng bất ngờ và đã hỏi chuyện thì mới biết Nhuận Thổ cũng chỉ là một trọng những nạn nhân của chế độ, của hiện thực mà thôi. Hàng loạt những khó khăn đã tới với gia đình của Nhuận Thổ: sưu thuế cao, lũ lụt nên hoa màu mất trắng, … một thời gian dài sống trong lo âu, dần dần chúng đã hình thành nên tính cách cùng cách nhìn nhận của Nhuận Thổ về cuộc sống. Nhuận Thổ đã biết đầu hàng số phận. Chàng đã không còn giống như cậu bé đầy nhiệt huyết ngày nào còn khóc thét lên khi phải xa người bạn thân thiết tuổi thơ ấu nữa mà chàng luôn phải sống cúi đầu, luôn lo sợ cho cuộc sống của mình và vợ con. Từ đó, tính cách phóng khoáng tự tin vốn có của chàng cũng không còn nữa.
Qua tác phẩm, chúng ta đã nhận ra rằng, trong cuộc sống không chỉ có một mà có rất nhiều người gặp phải hoàn cảnh như Nhuận Thổ. Chàng chính là điển hình cho những nạn nhân của xã hội. Hoàn cảnh khiến cho chàng không còn làm được những điều mà mình mong muốn, không còn giữ được những tính cách đáng quý vốn có của chàng nữa. tất cả mọi thứ chàng đều đã bị phai nhạt để giờ đây, ngay cả với việc nói chuyện cùng người bạn thời thơ ấu của mình mà chàng cũng phải có sự suy nghĩ và cân nhắc vấn đề vai vế trong xã hội trước tiên, cũng không còn nhận là mình đã từng sống một cách tự do, phóng khoáng như trước nữa. có thể nói, tác phẩm cũng đã phê phán chế độ thời bây giờ đã làm thay đổi bản chất của một con người- đó là điều đáng sợ tới nhường nào.
Nhà văn Lỗ Tấn sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập tương phản để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ. Khi còn nhỏ Nhuận Thổ là một cậu bé khỏe mạnh lanh lợi, nước da bánh mật, đầu đội một chiếc mũ lông chiên bé tẹo, cổ đeo vòng bạc, biết nhiều trò vui bẫy chim, nhặt vỏ sò, đâm tra, canh dưa. Nhưng sau 20 năm Nhuận Thổ là một cố nông già nua, nghèo khó, đông con, nước da bánh mật trước đây đổi thành vàng sạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm, đội một chiếc mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người thì có ro cúm rúm, bàn tay nứt nẻ nặng nề như vỏ thông. Sự thay đổi của Nhuận Thổ cũng như các nhân vật khác nhằm phê phán xã hội phong kiến, mục nát của xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ