Viết về cảnh đất trời mùa xuân ở đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp lục bát thứ hai có sự biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã thể hiện tài tình nghệ thuật "thi trung hữu họa".
Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên?
Gợi ý nhé!
- Nhận xét trên là đúng. Vì
+ Cách biến đổi cảu mạch thơ: Với 2 câu đầu gợi dòng chảy về thời gian, nhịp thơ nhẹ nhàng, êm xuôi " ngày xuân con én....sáu mươi". Hình ảnh " chim én đưa thoi " gợi về không gian và ngụ ý mùa xuân trôi qua nhanh.
+ Với 2 câu thơ kế mạch thơ dừng lại mở ra 1 không gian mênh mông, không có ranh giới giữa đất và trời. " Cỏ non...bông hoa ".
- Nghệ thuật " Thi trung hữu họa " ở cặp thơ thứ 2: Trời đất một màu xanh non tươi tốt của cỏ mùa xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của hoa lê. Hai màu: xanh, trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn.
+ Cách dung từ " trắng điểm " giúp ta cảm nhận được tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm sống động của tạ vật vốn vô chi vô giác.Ngoài ra ta có thể liên tưởng tới câu
thơ cổ của Trung Quốc: " Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa".
+ Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân.