K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 6 2017

1.

* Chính sách kinh tế:

-Trong nông nghiệp:

+ Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

+ Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.

- Trong công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại .

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư một số ngành như xi măng, điện, chế biến gỗ…

- GTVT:

+ Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường bộ , đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường V.Nam.

+ Hàng hóa của Pháp nhập vào V.Nam đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế.

+ Đánh thuế cao hàng hóa nước khác.

- Thuế:

+ Pháp đề ra các thư thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ .

+ Nặng nhất là thuế muối , rượu, thuốc phiện…

* Mục đích: Vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta làm giàu cho Pháp.

* Chính sách văn hóa, giáo dục:

- Đến năm 1919 , Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến .

- Về sau, Pháp mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ công cuộc cai trị. Cùng với đó , Pháp mở một số cơ sở văn hóa , y tế.

* Mục đích:

+ Thông qua giáo dục nô dịch Pháp muốn đào tạo lớp người chỉ biết phục tùng.

+ Dùng người Việt trị người Việt.

+ Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt, để dễ bề cai trị.
2.

Năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động đánh Pháp, khôi phục độc lập.

Năm 1905, Phan Bội Châu sanh Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học.

Năm 1905-1908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 Việt Nam sanh Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp.

Tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết với chính phủ Nhật Bản, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật.

Tháng 3/1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân cũng ngừng hoạt động.

* Ý nghĩa: cách mạng Việt nam bắt đầu hứng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.

(chế tham khảo thử đê)

11 tháng 6 2017

Sen Phùng, phynit, Tran Tho dat, Evil Yasuda, Lê Quỳnh Trang, Monster Demon, . . . .

4 tháng 5 2022

tham khảo--2-Dưới đây là sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế: Mục đích: Phong trào Cần Vương: Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến. Khởi nghĩa Yên Thế: Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng  bảo vệ bản thân.

4 tháng 5 2022

tách câu ra đi bạn nhìn lóa mắt quá

20 tháng 5 2022

tham khảo

1

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp tập trung vào. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp tập trung vào cướp ruộng đất, lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế.

........

4 tháng 5 2021
 

I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp(1897-1914)

1.Tổ chức bộ máy nhà nước

 

2. Chính sách kinh tế

-Nông nghiệp

+ Cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

+ Phát canh thu tô.

- Công nghiệp

Khai thác mỏ than, kim loại, các ngành sản xuất: xi măng, điện, chế biến gỗ.

-Giao thông vận tải

Tăng cường xây dựng hệ thống đường bộ, sắt, thủy để bóc lột kinh tế, đ áp phong trào đấutranh của nhân dân

- Thương nghiệp

+ Độc chiếm thị trường.

+ Đánh thuế nặng nhất là muối, rượu , thuốc phiện.

Mục đích: khai thác thuộc địa, vơ vét sức người, sức của làm giàu tư

bản Pháp. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân  phục vụ cho

mục đích quân sự.

3. Chính sách văn hoá, giáo dục 

- Duy trì văn hóa, giáo dục PK,tiếng Pháp.

- Hệ thống giáo dục chia làm 3 cấp: Ấu học, Tiểu học, Trung

học.

- Mục đích của chính sách này là nô dịch và ngu dân.

 

22 tháng 11 2023

Câu 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam và những chuyển biến mới về kinh tế:

  • Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai từ năm 1919 đến 1929. Trong giai đoạn này, Pháp đã tập trung đầu tư vào nông nghiệp và công nghiệp khai mỏ để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc.
  • Chính sách này đã tạo ra sự chuyển biến lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, nó đã thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp khai mỏ, tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp Pháp.

Câu 2: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đối với xã hội Việt Nam:

  • Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai, xã hội Việt Nam đã trải qua nhiều chuyển biến. Cụ thể, sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp khai mỏ đã tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và góp phần thay đổi cấu trúc xã hội.

Câu 3: Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân Việt Nam và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1925:

  • Trong giai đoạn này, tư sản và tiểu tư sản Việt Nam đã tham gia vào các hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Công nhân Việt Nam cũng đã tham gia vào quá trình sản xuất, đóng góp vào sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp khai mỏ.
  • Nguyễn Ái Quốc, trong giai đoạn từ 1919 đến 1925, đã tham gia vào nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam. Cụ thể, ông đã tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn này.
23 tháng 10 2023

Câu 1: Phong trào yêu nước ở Việt Nam vào thế kỉ XX có những nét mới như:

- Sự xuất hiện của các nhóm cách mạng, những người đấu tranh cho độc lập, tự do và dân chủ cho Việt Nam.
- Sự phát triển của các tổ chức cách mạng như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên Hội,v.v.
- Sự phát triển của báo chí cách mạng, như báo Thanh niên, báo Tiền phong, v.v.
- Sự phát triển của văn học, nghệ thuật cách mạng, như văn học cách mạng, nhạc cách mạng, v.v.

23 tháng 10 2023

Câu 2: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 1 của thực dân Pháp đã tác động đến sự xuất hiện của các giai cấp tầng lớp mới ở Việt Nam, bao gồm:

- Giai cấp tư sản: Những người sở hữu tài sản và vốn, thường là người Pháp hoặc người Việt hợp tác với thực dân Pháp.
- Giai cấp công nhân: Những người làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, thường là người Việt, bị bần cùng hoá.
- Giai cấp nông dân: Những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, bị bốc lột nặng nề.