Bảng 9.1. Diện tích rừng nước ta, năm 2000 (nghìn ha)
Rừng sản xuất | Rừng phòng hộ | Rừng đặc dụng | Tổng cộng |
4733,0 | 5397,5 | 1442,5 | 11573,0 |
Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong cơ cấu tổng diện tích rừng nước ta (Năm 2002). Rừng phòng hộ chiếm khoảng 46,6% , tiếp theo là rừng sản xuất (40,9%) sau đó là rừng đặc dụng (12,5%).
- Rừng có vai trò lớn đối với sản xuất và đời sống con người, cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu; bảo vệ đất, chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy sông ngòi, hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt, chống khô hạn; bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tỉ trọng diện tích các loại rừng nước ta, năm 2000 (%)
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta, năm 2000
b) Nhận xét
Trong cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta năm 2000, chiếm tỉ trọng cao nhất là rừng phòng hộ (46,6%), tiếp đến là rừng sản xuất (40,9%) và thấp nhất là rừng đặc dụng (chỉ chiếm 12,5% ).
a)
- Tổng diện tích rừng năm 2000: 4733,0 + 5397,5 + 1442,5 = 11573,0 nghìn ha
- Tổng diện tích rừng năm 2014: 6751,9 + 4564,5 + 2085,1 = 13401,5 nghìn ha
Cơ cấu cấu diện tích các loại rừng nước ta năm 2000 và 2014
- Năm 2000:
- Rừng sản xuất: (4733,0 / 11573,0) x 100% ≈ 40,88%
- Rừng phòng hộ: (5397,5 / 11573,0) x 100% ≈ 46,57%
- Rừng đặc dụng: (1442,5 / 11573,0) x 100% ≈ 12,55%
- Năm 2014:
- Rừng sản xuất: (6751,9 / 13401,5) x 100% ≈ 50,38%
- Rừng phòng hộ: (4564,5 / 13401,5) x 100% ≈ 34,05%
- Rừng đặc dụng: (2085,1 / 13401,5) x 100% ≈ 15,57%
b) Tham khảo
- Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
- Vẽ biểu đồ tròn, thay số % theo đúng đề của mình.
Dựa vào bảng số liệu diện tích rừng nước ta sau đây, em hãy điền tiếp nội dung vào chỗ trống (..)
Năm | 1980 | 1995 | 2004 | 2009 |
Tổng diện tích rừng (triệu ha) | 10,6 | 9,3 | 12,1 | 13,2 |
- Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng …giảm…… do …khai thác bừa bãi……
- Từ năm 1995 đến năm 2009, diện tích rừng …tăng…… do …rừng được trồng lại và được mọi người bảo vệ tốt……
Chọn đáp án C
Trong giai đoạn từ năm 1976 đến năm 2004 là 28 năm, diện tích rừng tự nhiên của nước ta giảm đi 1,723 triệu ha rừng, vậy trung bình mỗi năm chúng ta mất đi khoảng 4,1 vạn ha rừng.
Nhận xét
Từ năm 1943 đến năm 2011, diện tích rừng nước ta giảm (dẫn chứng).
Hướng thay đổi khác nhau giữa các giai đoạn:
+ Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng Việt Nam giảm, từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha, giảm 7,1 triệu ha do chiến tranh tàn phá và do khai thác bừa bãi.
+ Từ năm 1983 đến năm 2011, diện tích rừng Việt Nam ngày càng tăng, từ 7,2 triệu ha (năm 1983) lên 13,5 triệu ha (năm 2011), tăng 6,3 triệu ha do đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mưới rừng.
Hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng
Làm cho hệ sinh thái rừng bị phá hoại, thiên tai ngày càng khắc nghiệt (lũ lụt, hạn hán,…).
Làm suy giảm các nguồn lợi kinh tế (tài nguyên sinh vật, đất đai, các cảnh quan thiên nhiên có giá trị du lịch,…).
Biện pháp bảo vệ rừng: khai thác, sử dụng đất hợp lí đi đôi với bảo vệ và phát triển vốn rừng,…
Giải thích : Cơ cấu diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo các loại rừng: sản xuất, phòng hộ, đặc dụng ở nước ta năm 2013 lần lượt là 93,3%, 6,2% và 0,5%
Rừng của nước ta gồm:
+ Rừng sản xuất: chiếm hơn 40% diện tích
+ Rừng phòng hộ: chiếm hơn 46% diện tích, gồm rừng đầu nguồn các sông và rừng ven biển.
+ Rừng đặc dụng: Chiếm hơn 12%, gomm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển…
Rừng của nước ta gồm:
+ Rừng sản xuất: chiếm hơn 40% diện tích
+ Rừng phòng hộ: chiếm hơn 46% diện tích, gồm rừng đầu nguồn các sông và rừng ven biển.
+ Rừng đặc dụng: Chiếm hơn 12%, gomm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển…